Công bố 10 vi phạm của Công ty Vedan

Thông tin liên quan về vụ Vedan
  • Mức phạt dự kiến hơn 90 tỷ đồng

Tại trụ sở Công ty Vedan VN, huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai, chiều 19-9, Đoàn kiểm tra liên ngành Bộ TN- MT chính thức công bố kết quả phân tích những thông số về ô nhiễm môi trường từ các mẫu nước thải của công ty này. Theo đó, Vedan đã có 10 vi phạm. Nhiều vi phạm của Vedan rơi vào khung xử lý hành chính ở mức cao nhất. Riêng mức phí và lệ phí môi trường từ cuối năm 2003 đến nay mà Vedan trốn tránh, theo tính toán sơ bộ đã hơn 90 tỷ đồng. Công ty Vedan đã ký nhận 10 nội dung vi phạm và chịu đối mặt với mức phạt dự kiến hơn 90 tỷ đồng.

Trao đổi với báo chí, ông Lê Văn Hợp, Vụ trưởng Vụ Thi đua và Tuyên truyền (Bộ TN-MT), cho biết, bộ đưa ra 3 hình thức xử lý Vedan gồm: Tước giấy phép xả nước thải xuống sông Thị Vải; Kiến nghị tạm đình chỉ hoạt động của nhà máy; Chuyển hồ sơ cho cơ quan chức năng điều tra. Trước mắt, bộ tạm thời đình chỉ giấy phép xả thải vào nguồn nước của Vedan. Theo ông Hợp, phải đầu tuần tới cơ quan có thẩm quyền mới có thể ra quyết định đình chỉ, đóng cửa sản xuất.

Lãnh đạo công ty cũng đã thừa nhận việc xả chất thải qua 2 miệng cống ngầm trực tiếp ra sông Thị Vải và gửi lời xin lỗi vì những hành vi gây ra với môi trường Việt Nam trong 14 năm qua.

C.Th. (theo TTXVN, VnExpress)

1- Xả thải vượt quá tiêu chuẩn cho phép từ 10 lần trở lên trong trường hợp thải lượng nước thải từ 50m³/ngày đến dưới 5.000m³/ngày đối với nhà máy sản xuất tinh bột biến tinh của công ty.

2- Xả thải vượt quá tiêu chuẩn cho phép từ 10 lần trở lên trong trường hợp thải lượng nước thải từ 50m³/ngày đến dưới 5.000m³/ngày đối với nhà máy sản xuất bột ngọt và lysin của công ty.

3- Xả thải vượt quá tiêu chuẩn cho phép từ 10 lần trở lên trong trường hợp thải lượng nước thải từ 50m³/ngày đến dưới 5.000m³/ngày đối với các nhà máy khác của công ty.

4- Nộp không đầy đủ các số liệu điều tra, khảo sát, quan trắc và các tài liệu liên quan khác cho cơ quan lưu trữ dữ liệu, thông tin về môi trường theo quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

5- Không đăng ký cam kết bảo vệ môi trường với cơ quan quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường đối với trại chăn nuôi heo.

6- Không lập báo cáo đánh giá tác động môi trường mà đã xây dựng và đưa công trình vào hoạt động Dự án đầu tư nâng công suất đối với phân xưởng sản xuất xút - axít từ 3.116 tấn/tháng lên 6.600 tấn/tháng.

7- Không lập báo cáo đánh giá tác động môi trường mà đã xây dựng và đưa công trình vào hoạt động Dự án đầu tư nâng cao công suất đối với các nhà máy: bột ngọt từ 5.000 tấn/tháng lên 15.000 tấn/tháng; tinh bột biến tinh từ 2.000 tấn/tháng lên 4.000 tấn/tháng; lysin từ 1.200 tấn/tháng lên 1.400 tấn/tháng; bột gia vị cao cấp 20 tấn/tháng PGA 700 tấn/năm; phân Vedagro 70.000 tấn/năm (rắn); 280.000 tấn/năm (lỏng) về cảng 12.000 tấn.

8- Thải mùi hôi thối, mùi khó chịu trực tiếp vào môi trường không qua thiết bị hạn chế ô nhiễm môi trường.

9- Quản lý chất thải nguy hại không đúng quy định về bảo vệ môi trường.

10- Công ty xả nước thải vào nguồn nước không đúng vị trí quy định trong giấy phép.

 

Thông tin liên quan về vụ Vedan

- Trả lời báo chí về vụ Vedan, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai Ao Văn Thinh: Cơ quan chức năng tỉnh yếu kém về năng lực

- Phó Cục trưởng Cục Cảnh sát môi trường Lương Minh Thảo: Nhiều vụ vi phạm tương tự Vedan sắp được đưa ra ánh sáng

- Công ty Vedan bị đình chỉ hoạt động

- Vụ Công ty Vedan: 23 triệu đồng tiền phạt cho hơn 10 năm xả thải “vô tư” 

- Có đủ hành lang pháp lý xử lý vụ Vedan

- Bắt quả tang Công ty Vedan xả chất thải ra sông Thị Vải

Tin cùng chuyên mục