Nguy cơ bùng phát bệnh tai xanh tại Bạc Liêu

Chi cục trưởng Chi cục Thú y tỉnh Bạc Liêu Lâm Trí Thông cho biết trên địa bàn tỉnh đã xuất hiện một số ổ dịch heo tai xanh do virus tồn tại trong môi trường nhiều năm liền ở các ổ dịch. Nếu công tác phòng bệnh thiếu chặt chẽ, đồng bộ, nhiều khả năng dịch bệnh này sẽ bùng phát mạnh vào thời điểm cuối tháng 5 và đầu tháng 6.

Chi cục trưởng Chi cục Thú y tỉnh Bạc Liêu Lâm Trí Thông cho biết trên địa bàn tỉnh đã xuất hiện một số ổ dịch heo tai xanh do virus tồn tại trong môi trường nhiều năm liền ở các ổ dịch. Nếu công tác phòng bệnh thiếu chặt chẽ, đồng bộ, nhiều khả năng dịch bệnh này sẽ bùng phát mạnh vào thời điểm cuối tháng 5 và đầu tháng 6.

Cuối tháng 4-2012 tới nay, ngành chức năng Bạc Liêu kiểm tra, phát hiện và tiêu hủy gần 48 con heo mắc bệnh tai xanh. Người dân trong vùng cho biết, nguyên nhân làm bệnh heo tai xanh bùng phát là do giá vaccine tiêm phòng quá cao (34.000 đồng/liều), đẩy chi phí chăn nuôi tăng trong khi giá heo hơi liên tục giảm (chỉ còn 3,8 - 4 triệu đồng/100kg). Vì không có lãi, nên người chăn nuôi không thiết tha phòng chống dịch bệnh.

Hiện, ngành chức năng Bạc Liêu phối hợp với Cơ quan Thú y vùng VII tăng cường kiểm tra, giám sát các ổ dịch; thực hiện đồng bộ các biện pháp nhằm không chế dịch lây lan diện rộng. Chi cục Thú y tỉnh Bạc Liêu cũng đề xuất tỉnh này trích ngân sách hơn 992 triệu đồng mua 30.000 liều vaccine heo tai xanh để tiêm phòng cho đàn heo nhưng đến nay vẫn chưa được xem xét.

X.HẠ

  • Huyện đảo Lý Sơn lắp đặt thiết bị xử lý nước bẩn

(SGGP). – Tổng cục Môi trường (Bộ TN-MT) vừa lắp ráp và chạy thử nghiệm thành công thiết bị xử lý nước nhiễm bẩn bằng năng lượng mặt trời cho Trường Tiểu học số 1 An Vĩnh, xã An Vĩnh, huyện đảo Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi. Đây là thiết bị lọc nước thông qua tấm năng lượng mặt trời Carocell do Bộ TN-MT hỗ trợ. Trung bình mỗi tấm Carocell có công suất xử lý 13 lít nước/ngày.

Việc lắp đặt 4 tấm năng lượng Carocell, xử lý nước nhiễm bẩn giúp thầy và trò Trường Tiểu học số 1 An Vĩnh có điều kiện sử dụng nguồn nước an toàn và đảm bảo hợp vệ sinh. Hiện nay, đoàn tiến hành khảo soát thực địa tại 600 hộ dân trên địa bàn 2 xã An Vĩnh và An Hải để lắp đặt 1.200 tấm năng lượng Carocell trong thời gian sớm nhất. Tấm lọc có chi phí rẻ, lắp một lần, dùng 20 năm.

A.VINH

  • Bình Phước: Phát hiện bò tót chết trong rừng

Ông Bùi Xuân Ngọc, Phó Hạt trưởng Hạt kiểm lâm huyện Đồng Phú, tỉnh Bình Phước, vừa cho biết, kết quả giám định chủng loại cho thấy con bò chết tại khu 2, tiểu khu 377, Nông lâm trường Tân Lập là giống bò tót 1B. Đây loại bò tót cực kỳ quý hiếm nằm trong Sách đỏ Việt Nam cần được bảo vệ nghiêm.

9 giờ 30 ngày 20-5, Công an huyện Đồng Phú nhận được tin báo của Hạt kiểm lâm huyện Đồng Phú về việc phát hiện một con bò (nghi bò tót) nặng gần 100kg, bị chết tại K2, TK377, Nông lâm trường Tân Lập (thuộc ấp Thạch Màng, xã Tân Lợi, Đồng Phú). Kết quả khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm vết thương, con bò trên bị chết do dính bẫy của những kẻ săn trộm, chân trước bên trái có nhiều vết thương bị sưng tấy.

Hiện nay trên địa bàn huyện Đồng Phú, tỉnh Bình Phước có khoảng hơn 20 con bò tót chia làm 2 đàn sinh sống trong khu rừng rộng gần 2.500ha. Số bò tót này thường xuyên bị dân địa phương và những kẻ săn trộm tìm cách săn bắn, đặt bẫy khiến công tác bảo vệ hết sức khó khăn, phức tạp.

V. VIỆT

  • Hà Tĩnh: Hơn 1.000 cây cao su bị bẻ gãy

(SGGP). – Công ty TNHH MTV Cao su Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh vừa cho biết, đã phát hiện 1.362 cây cao su của đơn vị tại khoảnh 13, tiểu khu 152, thuộc địa bàn xã Phương Mỹ, huyện Hương Khê bị kẻ gian đột nhập bẻ gãy hàng loạt. Toàn bộ số cây cao su này được trồng từ năm 2011 có đường kính 0,2 - 0,4cm, cao 40cm.

D.QUANG

  • Bắp được mùa nhưng rớt giá 

(SGGP). – Nông dân các tỉnh Bắc miền Trung từ Nghệ An đến Thừa Thiên - Huế đang thu hoạch bắp (ngô) vụ xuân năm 2012 với diện tích hơn 10.000ha được xem là được mùa nhất từ trước đến nay. Thế nhưng, giá bắp bán tại vườn chỉ bằng 1/2 so với vụ trước khiến nông dân thiệt hại nhiều tỷ đồng.

Tại huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị, giá bắp rớt từ 5.000 đồng/kg (trước Tết Nguyên đán 2012) xuống còn 2.500 đồng/kg và ít người mua. Trong khi, càng kéo dài thời gian thu hoạch, hạt bắp khô cứng càng khó tiêu thụ. 

V. THẮNG – L.NGỌC

Tin cùng chuyên mục