Festival Huế 2012

Lễ hội “Thiên hạ thái bình” - Khát vọng ấm no của muôn dân

Sau thành công tại Festival Huế 2010 với chương trình nghệ thuật “Hành trình mở cõi” tái hiện lại diễn tiến công cuộc Nam Tiến của dân tộc ta trong gần 1000 năm lịch sử. Lễ hội “Thiên hạ thái bình” đã làm cho du khách bất ngờ với những hoạt cảnh hoành tráng và bắt mắt. Đây là một chương trình mới được xem là điểm nhấn của Festival Huế 2012.
Lễ hội “Thiên hạ thái bình” - Khát vọng ấm no của muôn dân

(SGGPO).- Sau thành công tại Festival Huế 2010 với chương trình nghệ thuật “Hành trình mở cõi” tái hiện lại diễn tiến công cuộc Nam Tiến của dân tộc ta trong gần 1000 năm lịch sử. Lễ hội “Thiên hạ thái bình” đã làm cho du khách bất ngờ với những hoạt cảnh hoành tráng và bắt mắt. Đây là một chương trình mới được xem là điểm nhấn của Festival Huế 2012.

Lễ hội "Thiên hạ thái bình" tại Festival Huế 2012. Ảnh: Phan Lê

Lễ hội "Thiên hạ thái bình" tại Festival Huế 2012. Ảnh: Phan Lê

Tối 12-4 đêm hội “Thiên hạ thái bình” diễn ra tại tại sân khấu nổi trên dòng sông Hương. Từ ý tưởng muốn làm bừng sáng khát vọng ngàn đời của dân tộc qua ngôn ngữ diễn xướng cung đình, một lễ hội "sân khấu hóa" độc đáo đã được dàn dựng hết sức công phu. Vở diễn dài ba chương gồm: “Nước ngàn năm văn hiến”; “Muôn dân hưởng thái bình” và kết bằng “Thịnh vượng một trời Nam”.

Ông Phan Thanh Hải, Giám đốc Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế, thành viên của ban biên soạn kịch bản, cho biết: "Bắt đầu đêm hội với phần một có tựa đề “Nước ngàn năm văn hiến” tại sân khấu nổi trên dòng sông Hương trữ tình có các đèn lồng được sắp đặt từ thấp đến cao theo những giai điệu thơ nhịp nhàng. Các ý tưởng này được minh họa, thể hiện rất cụ thể bằng những áng thơ tuyệt hay được khắc trên điện Thái Hòa…. Dựa trên ý tưởng đó chúng tôi đã xây dựng một sân khấu hóa…. Với chủ đề đất nước thống nhất, thiên hạ thái bình, nhân dân no ấm. Đó là khát vọng ngàn đời của dân tộc Việt Nam".

Ở phần hai của đêm hội có tựa đề “Muôn dân hưởng thái bình”. Tổng đạo diễn Lê Quý Dương muốn nhắc lại những truyền thuyết về đàn chim phụng hoàng và cây ngô đồng. Trên nền ánh sáng mờ ảo hình ảnh đàn chim phụng hoàng từ bốn phương bay về chao liệng trên bầu trời rồi kết lại từng đôi cùng khoe sắc nhảy múa, cùng với những cánh chim phụng hoàng là 30 lá ngô đồng lớn được kết thành từng cụm, lay nhẹ rồi bay ra như mời gọi đàn phụng về.

Tiếp tục dẫn dắt câu chuyện thái bình là những vần thơ của vua Minh Mạng bằng một âm sắc trữ tình: “Y ôn niệm chức tồn dư ý. Thực bão tư nông động ngã tâm. Giá sắc gian nan tùng cổ trọng. Vô thời bất dĩ cử vi ngâm” (Mặc ấm ghi ơn người dệt vải. Ăn no nhớ nghĩa kẻ đồng xa. Bao đời trọng nỗi gian nan ấy. Chẳng lúc nào ngơi tiếng ngợi ca).

Chương kết với chủ đề “Thịnh vượng cả trời Nam” đã đưa du khách bước vào một thế giới mà ở đó hội tụ ngàn năm văn vật, với sự yên vui của trăm họ. Mở đầu là hoạt cảnh khai hoang, dựng nhà, trồng cây.

Hoạt cảnh này được mô tả cách điệu, có sức gợi về một không khí trù phú, thịnh vượng. Sau hàng chục thế kỷ dựng nước và mở nước, Việt Nam đã kiến tạo nên một non sông gấm vóc trải dài từ ải Nam Quan đến mũi Cà Mau. Lớp lớp người Việt con cháu Bác Hồ đã tiếp tục truyền thống cha ông, không tiếc hy sinh xương máu để bảo vệ và giữ gìn tổ quốc. Câu chuyện thiên hạ thái bình ngân vọng trong lời dẫn kết tỏa sáng của các lớp pháo hoa nghệ thuật phủ kín dòng Hương Giang thơ mộng.

Phan Lê

>> Festival Huế 2012 - Hồn quê bừng sáng

Tin cùng chuyên mục