Tọa đàm khoa học về thi sĩ Bùi Giáng

(SGGPO).- Ngày 14-9-2013, buổi Tọa đàm khoa học về thi sĩ Bùi Giáng diễn ra trang trọng và ấm cúng tại hội trường D, trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn TPHCM. Bên cạnh đó còn có cuộc triển lãm tranh ảnh, các tập thơ của ông. Đến tham dự và trao đổi tại buổi tọa đàm để kỉ niệm 15 năm ngày mất của thi sĩ Bùi Giáng có PGS TS.Võ Văn Sen, Hiệu trưởng trường ĐHKHXH&NV TPHCM; PGS TS. Lê Giang, trưởng khoa văn học và ngôn ngữ; NSND Kim Cương, các nhà thơ, nhà văn, giảng viên đại học, sinh viên cùng đông đảo độc giả quan tâm đến tác phẩm của Bùi Giáng.
Tọa đàm khoa học về thi sĩ Bùi Giáng

(SGGPO).- Ngày 14-9-2013, buổi Tọa đàm khoa học về thi sĩ Bùi Giáng diễn ra trang trọng và ấm cúng tại hội trường D, trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn TPHCM. Bên cạnh đó còn có cuộc triển lãm tranh ảnh, các tập thơ của ông. Đến tham dự và trao đổi tại buổi tọa đàm để kỉ niệm 15 năm ngày mất của thi sĩ Bùi Giáng có PGS TS.Võ Văn Sen, Hiệu trưởng trường ĐHKHXH&NV TPHCM; PGS TS. Lê Giang, trưởng khoa văn học và ngôn ngữ; NSND Kim Cương, các nhà thơ, nhà văn, giảng viên đại học, sinh viên cùng đông đảo độc giả quan tâm đến tác phẩm của Bùi Giáng.

Những hình ảnh về thi sĩ Bùi Giáng

Những hình ảnh về thi sĩ Bùi Giáng

Bùi Giáng sinh ra trong một vùng quê nghèo giàu truyền thống yêu nước ở Quảng Nam. Ông là một nhà thơ tài năng kì lạ, là nhà nghiên cứu triết học, nhà phê bình văn học, một dịch giả tài hoa cần mẫn. Năm 1945, ông đỗ bằng Thành trung và sau đó  vào Sài Gòn đi sâu nghiên cứu các vấn đề về văn học, tham gia giảng dạy tại Văn khoa Đại học đường Sài Gòn (tức ĐHKHXH&NV ngày nay). Cả cuộc đời ông gắn liền với đời sống văn chương Sài Gòn suốt cuối thập niên 50 đến 1975 và sau đó cho đến khi trút hơi thở cuối cùng 1998.

Nhắc đến ông, người ta thường nhớ đến ông Sáu Giáng điên làm thơ hay đến ngỡ ngàng, một hậu sinh tiếp nối truyền thống thơ lục bát của Nguyễn Du mà ít ai bì kịp. Người ta thường gọi ông là trí giả, hiền giả chứ chưa nghe ai gọi là học giả. Bởi ở thi sĩ, cái chất thơ trong hồn thơ đầy tính ma mị, siêu thực và nhiều lúc khó lí giải. Có người đã nhận xét: “Thi sĩ Bùi Giáng có thừa một con mắt” nên ông đã bao quát những tĩnh động xung quanh vào từng câu thơ trong những trang viết của mình. Cái triết lí, hồn nhiên quy chiếu vào nghệ thuật, nội dung thơ Bùi Giáng. Có người say thơ ông, có người bảo ông bị điên vì chả hiểu ông nói gì?
 
Nhà nghiên cứu, phê bình văn học Nhật Chiêu chia sẻ trong buổi toạ đàm: “ Buổi tọa đàm giúp chúng ta tránh khỏi sự ngộ nhận về Bùi Giáng hoàn toàn điên nhưng thật ra ông chỉ bị tâm thần phân lập – một dạng điên rất nhẹ, đó là dạng điên đẻ ra chữ nghĩa, đẻ ra thơ ca giống như Hondelin, Hàn Mặc Tử. Nó không phải là cái “điên” mà người ta vẫn dùng hàng ngày. Cái điên hàng ngày là phá phách, cái điên của Bùi Giáng là sáng tạo trong thơ ca, nổi bật nhất là tập thơ Mưa nguồn gây được tiếng vang lớn”. Nhà thơ Trần Từ Duy, bạn thơ của Bùi Giáng tâm sự: “Chúng tôi quen nhau từ lâu nhưng tôi chẳng biết gọi Bùi Giáng là gì. Chỉ biết ông đi đâu, làm gì cũng trở thành giai thoại. Có những người cả đời không có một giai thoại nào nhưng cũng có người như Bùi Giáng, giai thoại là cái gì đó truyền từ người này sang người kia và bay đi mãi”.

NSND Kim Cương xúc động nói: “Tôi chỉ là một Kim Cương bình thường, không dám nhận là bóng hồng trong giai thoại của Bùi Giáng nhưng tôi say mê thơ ca ông”.

Buổi tọa đàm kết thúc để lại nhiều dư vị trong lòng bạn đọc cũng như những người tâm huyết nghiên cứu về thơ Bùi Giáng.

Hoàng Bích Ngọc

Tin cùng chuyên mục