Việt Nam đặt mục tiêu sản xuất 14 vắc xin trong Chương trình Tiêm chủng mở rộng

Ở tuổi 78, GS Huỳnh Phương Liên, tác giả của vắc xin viêm não Nhật Bản B cách đây gần 30 năm đang đi những bước cuối cùng trong đề tài nghiên cứu cấp nhà nước, sản xuất vắc xin viêm não Nhật Bản trên tế bào vero.
Tiêm chủng mở rộng cho trẻ em
Tiêm chủng mở rộng cho trẻ em

Ở tuổi 78, GS Huỳnh Phương Liên, tác giả của vắc xin viêm não Nhật Bản B cách đây gần 30 năm đang đi những bước cuối cùng trong đề tài nghiên cứu cấp nhà nước, sản xuất vắc xin viêm não Nhật Bản trên tế bào vero. Dự kiến cuối 2018 này công trình sẽ được nghiệm thu và khi đi vào sản xuất, Việt Nam sẽ là quốc gia thứ 4 trên thế giới sản xuất sản phẩm này.

Sản phẩm quốc gia

Theo GS Liên, 12 năm trước, ở tuổi 66, bà bắt tay vào thực hiện nghiên cứu này. Ít ai nghĩ ở tuổi ấy, mà nghiên cứu vắc xin là con đường dài dằng dặc vất vả, GS Liên lại không e ngại, quyết tâm nghiên cứu một loại vắc xin mới. “Khoảng những năm 80 dịch viêm não Nhật Bản rất trầm trọng ở Việt Nam, nhiều vùng chúng tôi đến và thấy đau xót khi nhiều cha mẹ già phải vất vả chăm sóc con bị liệt cứng sau tai biến bởi viêm não Nhật Bản. Khi ấy có một GS người Nhật hay đi cùng chúng tôi và ông ấy đã thúc đẩy việc hỗ trợ Việt Nam được cấp học bổng sang Nhật nhận chuyển giao quy trình nghiên cứ sản xuất vắc xin”- GS Liên hồi tưởng. Khi đó là khoảng 1988, thật không may hai nghiên cứu viên đầu tiên được cử đi nhận chuyển giao bị tai nạn máy bay và tử vong. Một năm sau đó, Viện Vệ sinh dịch tễ T.Ư vẫn quyết định cử cán bộ đi nhận chuyển giao, và GS Liên được “giao việc” vì đã gấp lắm rồi.

Ở Nhật 1 tháng, GS Liên cùng đồng nghiệp đã chăm chỉ suốt ngày đêm theo học các bạn Nhật, ghi chép công thức một cách tỉ mỉ, nhiều hôm cả ba bữa ăn mì để dành thời gian cho nghiên cứu. Hết tháng đó, khi về lại Việt Nam, bà và đồng nghiệp đã bắt tay vào thực hiện một công việc quan trọng:Nghiên cứu sản xuất một vắc xin mới cho Việt Nam là viêm não Nhật Bản B.

“Đến nay đã có hơn 70 triệu liều vắc xin được sản xuất phục vụ tiêm chủng mở rộng, với chất lượng tốt, giá thành thấp, cũng đã có 5,3 triệu liều vắc xin viêm não Nhật Bản Việt Nam được xuất khẩu đi Ấn Độ. Tuy nhiên thế giới cũng bắt đầu chuyển sang sử dụng nhiều vắc xin sản xuất từ tế bào vero (vắc xin hiện nay sản xuất từ não chuột), nên năm 2006 chúng tôi lại bắt tay vào nghiên cứu. Đến nay qua thử nghiệm, hiệu giá kháng thể đạt 100% ở liều nhỏ nhất”- GS Liên vui mừng chia sẻ.

Việt Nam đặt mục tiêu sản xuất 14 vắc xin trong Chương trình Tiêm chủng mở rộng ảnh 1  GS Huỳnh Phương Liên, tác giả của vắc xin viêm não Nhật Bản B

Ở tuổi 78, thật tỵ với giáo sư khi bà vẫn có những niềm vui thành công trong nghiên cứu. Như gần 30 năm trước, khi lần đầu tiên nhận được kết quả vắc xin Việt Nam đạt tiêu chuẩn an toàn, hiệu quả sau kiểm tra ở Nhật Bản, bà đã reo ầm lên sung sướng. Sắp tới đây, dự án nghiên cứu, sản xuất vắc xin viêm não Nhật Bản mới lại được nghiệm thu, bà sẽ có thêm một đứa con tinh thần mới của Huỳnh Phương Liên.

Mục tiêu 14 vắc xin

Hiện ngoài vắc xin này, đang có nhiều loại vắc xin được nghiên cứu, phát triển tại Việt Nam, như vắc xin Hib cộng hợp, vắc xin bại liệt tiêm IPV, vắc xin 5 trong 1 ngừa bạch hầu, ho gà, uốn ván, viêm gan B và Hib có thành phần ho gà vô bào... Ông nguyễn Ngô Quang, Phó Cục trưởng Cục Khoa học, công nghệ và đào tạo, Bộ Y tế cho biết hiện Việt Nam đã sản xuất được 12/13 vắc xin trong Chương trình Tiêm chủng mở rộng, mục tiêu đến 2025, Việt Nam sẽ sản xuất và đưa vào chương trình 14 loại vắc xin made in Việt Nam năm 2025.

Việt Nam đặt mục tiêu sản xuất 14 vắc xin trong Chương trình Tiêm chủng mở rộng ảnh 2

Đặc biệt, nếu các vắc xin mới hoàn tất hồ sơ và nghiên cứu, Việt Nam hoàn toàn có thể đưa vắc xin mới xuất khẩu ra nước ngoài. Hiện đã có công trình nghiên cứu, sản xuất vắc xin ngừa cúm đại dịch được nghiệm thu, tới đây còn 3 loại vắc xin mới nữa hoàn tất công đoạn nghiên cứu, được nghiệm thu. Khi sản phẩm được cấp phép lưu hành, Việt Nam có thể bán rộng rãi các vắc xin này.

Tin cùng chuyên mục