Bức tranh khởi sắc cho kiểm soát và điều trị bệnh đái tháo đường tại Việt Nam

Tại Việt Nam, tỷ lệ người mắc bệnh đái tháo đường có xu hướng gia tăng và ngày càng trẻ hóa. Việc nâng cao ý thức cho người bệnh đồng thời cải thiện hoạt động chẩn đoán cũng như điều trị là một trong những mối quan tâm hàng đầu hiện nay.

Tỷ lệ người mắc bệnh đái tháo đường đang gia tăng nhanh tại Việt Nam

Theo báo cáo của Hiệp hội Đái tháo đường Quốc tế (IDF), năm 2021, thế giới có 537 triệu người trưởng thành sống chung với bệnh đái tháo đường. Dự báo con số này sẽ tăng lên 643 triệu người vào năm 2030 và 783 triệu người vào năm 2045. Đái tháo đường là nguyên nhân dẫn đến 6,7 triệu ca tử vong trong năm 2021, khiến đây trở thành vấn đề sức khỏe toàn cầu nghiêm trọng. Tại Việt Nam, Bộ Y tế nhận định bệnh đái tháo đường là căn bệnh mãn tính đang gia tăng nhanh. Được biết, số liệu thống kê chỉ ra rằng có đến khoảng 7 triệu người đang mắc bệnh đái tháo đường.

image001-312.png
Tỷ lệ người mắc đái tháo đường tại Việt Nam tăng nhanh và ngày càng trẻ hóa

Thời gian qua, với sự quyết tâm và nỗ lực tuyên truyền của toàn hệ thống y tế, ý thức của của người dân ngày càng được nâng cao trong việc phòng bệnh, tham gia sàng lọc để phát hiện sớm bệnh đái tháo đường, điều trị kịp thời tại các cơ sở y tế. Khả quan hơn là Việt Nam đã thành công trong việc kiểm soát bệnh đái tháo đường, đó là tỷ lệ đái tháo đường dưới 10% (hiện ở mức 7,3%), tỷ lệ tiền đái tháo đường dưới 20% (hiện ở mức hơn 17%).

Tuy nhiên, khả năng tiếp cận điều trị và nâng cao nhận thức của người bệnh vẫn là rào cản lớn tại nhiều khu vực khó khăn, không chỉ riêng tại Việt Nam mà còn trên thế giới. Chính vì thế, sự xuất hiện của các tập đoàn nước ngoài đầu tư vào lĩnh vực chăm sóc sức khỏe tại Việt Nam là cơ hội để người dân dễ dàng tiếp cận hơn với các phương pháp phòng ngừa và điều trị tiên tiến, cụ thể đối với bệnh đái tháo đường.

Đầu tư thiết bị, cải thiện khả năng điều trị tại các cơ sở y tế

Việt Nam được Tập đoàn công nghệ IBM (Mỹ) đánh giá là một trong các thị trường y dược có tiềm năng phát triển lớn nhất trong khu vực Đông Nam Á, xấp xỉ 16,1 tỷ USD vào năm 2026, với triển vọng đầu tư và tín hiệu phát triển tích cực. Riêng đối với thị trường thiết bị y tế, Việt Nam là thị trường lớn thứ 8 trong khu vực các châu Á - Thái Bình Dương với quy mô thị trường 1.677,4 triệu USD, chiếm 0,4% thị phần toàn thế giới. Với tốc độ tăng trưởng kép hàng năm CAGR đạt 10,2%, Việt Nam được đánh giá là một trong những thị trường phát triển nhanh nhất trong khu vực. Tuy nhiên sản xuất thiết bị y tế trong nước chỉ giới hạn ở các mặt hàng cơ bản, các sản phẩm nhập khẩu chiếm khoảng 90% thị trường.

Trong lĩnh vực chẩn đoán và điều trị bệnh đái tháo đường, trước sự gia tăng mạnh mẽ của số lượng người mắc bệnh, các cơ sở y tế, bệnh viện tập trung nâng cao chuyên môn khám chữa bệnh cho đội ngũ y bác sĩ. Hơn nữa, các cơ sở y tế tại Việt Nam còn có xu hướng quan tâm hơn đến việc đầu tư các thiết bị chẩn đoán và điều trị có công nghệ tiên tiến và dược phẩm từ các tập đoàn lớn trên thế giới nhằm gia tăng chất lượng chẩn đoán và điều trị cho bệnh nhân. Nổi bật là các thương hiệu toàn cầu như TOSOH, Lifescan, Onetouch, hay Eli Lilly. Tại thị trường Việt Nam, sự mở rộng của các thương hiệu trên được thực hiện bởi sự hỗ trợ của nhà cung cấp cấp Dịch vụ Phát triển Thị trường hàng đầu thế giới DKSH.

Đồng hành với người bệnh đái tháo đường tại Việt Nam từ năm 2013, tập đoàn thiết bị y tế hàng đầu thế giới TOSOH cùng DKSH, đã không ngừng mở rộng hoạt động, cung cấp các thiết bị chẩn đoán có công nghệ cao cho các bệnh viện và cơ sở y tế trên khắp Việt Nam.

Vào giai đoạn đầu, DKSH đã hỗ trợ TOSOH giải quyết các thách thức từ các chỉ thị và quy định không ngừng thay đổi trong lĩnh vực phòng thí nghiệm y khoa Việt Nam để cho ra mắt thành công xét nghiệm hemoglobin A1c (HbA1c), áp dụng phương pháp sắc ký lỏng hiệu năng cao (HPLC), công nghệ tiên tiến cho kết quả chính xác bậc nhất trong việc chẩn đoán bệnh tiểu đường, giúp Ngành Chăm sóc sức khỏe của DKSH Việt Nam vượt qua bối cảnh kinh doanh đầy thách thức và được vinh danh Giải thưởng Kiên cường của TOSOH châu Á (TOSOH Asia Resilience Award).

Sau 10 năm thiết lập mối quan hệ, thiết bị xét nghiệm HbA1c của TOSOH đã xuất hiện tại hơn 200 bệnh viện cùng các cơ sở khám chữa bệnh trên toàn quốc. Đơn cử như Bệnh viện Trường Đại học Y Hà Nội, Bệnh viện Nội tiết Trung ương Hà Nội, Bệnh viện Chợ Rẫy, cùng nhiều đơn vị khác nhờ mối quan hệ sâu sắc giữa DKSH và TOSOH.

image003-9251.png
Hội thảo khoa học được đồng hành tổ chức bởi DKSH Việt Nam và TOSOH, Nhật Bản

Mối quan hệ đối tác lâu dài đã đem lại tiến bộ và đổi mới đáng kể trong lĩnh vực thiết bị y tế, cải tiến chẩn đoán và điều trị bệnh đái tháo đường, mang đến tác động tích cực, nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe của người dân Việt Nam.

Chia sẻ về cột mốc đáng nhớ này, ông Keisuke Ito, đại diện TOSOH châu Á chia sẻ: “Sứ mệnh của TOSOH là cải thiện việc chăm sóc sức khỏe và nâng cao chất lượng cuộc sống cho người Việt, tương đồng với cam kết của DKSH. 10 năm hợp tác giữa TOSOH và DKSH là hành trình mang nhiều ý nghĩa to lớn trong việc nâng cao khả năng điều trị bệnh tiểu đường cho người dân Việt Nam với các thiết bị y tế tiên tiến đến từ Nhật Bản”.

Bà Nguyễn Kim Phượng, Giám đốc cấp cao, Kinh doanh & Marketing, Ngành Chăm sóc sức khỏe DKSH Việt Nam, bổ sung: “DKSH không chỉ đóng vai trò như một cầu nối giúp các doanh nghiệp toàn cầu mở rộng thị trường ở Việt Nam, mà còn hiện thực hóa các mục tiêu chung của toàn ngành. Sự thành công trong quan hệ hợp tác giữa DKSH và TOSOH là minh chứng cho nỗ lực cải thiện sức khỏe bệnh nhân đái tháo đường nói riêng, và ngành chăm sóc sức khỏe nói chung tại Việt Nam”.

Mối quan hệ giữa DKSH và TOSOH không chỉ là câu chuyện hợp tác thành công trong kinh doanh, cũng như đóng góp tích cực cho việc kiểm soát và điều trị bệnh tại Việt Nam với các thiết bị y tế tiên tiến đến từ các tập đoàn lớn trên thế giới.

Tin cùng chuyên mục