Dịch heo tai xanh có xu hướng lan rộng

Đó là nhận định của Ban chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch cúm gia cầm tại cuộc họp ngày 7-9. Theo báo cáo của Ban chỉ đạo, dịch tai xanh tại các tỉnh Nam bộ và Tây Nguyên đang diễn biến phức tạp, có chiều hướng lan rộng. Tại các tỉnh Tiền Giang, Sóc Trăng, Tây Ninh và Đắc Lắc, dịch đã xảy ra trên diện rộng và đang diễn biến xấu, số lượng heo bị mắc dịch và tiêu hủy nhiều.

(SGGP).- Đó là nhận định của Ban chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch cúm gia cầm tại cuộc họp ngày 7-9. Theo báo cáo của Ban chỉ đạo, dịch tai xanh tại các tỉnh Nam bộ và Tây Nguyên đang diễn biến phức tạp, có chiều hướng lan rộng. Tại các tỉnh Tiền Giang, Sóc Trăng, Tây Ninh và Đắc Lắc, dịch đã xảy ra trên diện rộng và đang diễn biến xấu, số lượng heo bị mắc dịch và tiêu hủy nhiều.

Đánh giá diễn biến dịch heo tai xanh, Cục Thú y cho biết: Do công tác giám sát, phát hiện dịch tại cơ sở chậm, nhiều hộ chăn nuôi đã không khai báo và bán chạy heo mắc bệnh, công tác chỉ đạo chống dịch của chính quyền địa phương chưa quyết liệt. Hơn nữa, do tính chất nguy hiểm của dịch, kết hợp với điều kiện thời tiết thuận lợi cho virus tồn tại và phát triển... nên nguy cơ dịch tiếp tục lây lan rộng trong các tỉnh có dịch và xuất hiện ở các tỉnh khác trong cùng khu vực là rất cao.

Để phòng ngăn chặn, khống chế dịch lây lan, Cục Thú y đề nghị các địa phương cần nghiêm túc thực hiện các biện pháp cấp bách phòng chống bệnh tai xanh.

Bên cạnh đó, Cục Thú y đã tăng cường chỉ đạo, đôn đốc các tỉnh có dịch triển khai đồng bộ, có hiệu quả các biện pháp khống chế dịch, tăng cường hoạt động của ban chỉ đạo phòng chống dịch các cấp, bố trí đầy đủ và kịp thời kinh phí, vật tư phục vụ công tác phòng chống dịch. Đồng thời chủ động quản lý, giám sát chặt ổ dịch, giao trách nhiệm giám sát và xử lý cho cấp ủy, chính quyền cơ sở và nhân viên thú y; lấy thôn làm đơn vị cơ sở để chỉ đạo phòng chống dịch.  

V.PHÚC

- Thông tin liên quan:

>> Dịch heo tai xanh lan ra 30 tỉnh thành

>> Bệnh nhân nhiễm liên cầu lợn gia tăng

Tin cùng chuyên mục