Trong đó, 61.866ha thoái hóa nặng, chiếm 54,54%; thoái hóa trung bình là 18.916ha, chiếm 16,68%; thoái hóa nhẹ 16.025ha, chiếm 14,13%.
Trong tổng số diện tích đất bị thoái hóa, đất sản xuất nông nghiệp có 49.341ha/64.236ha, chiếm 76,81%; trong đó thoái hóa ở mức nặng là 17.959ha, thoái hóa ở mức trung bình là 17.604ha và thoái hóa ở mức nhẹ là 13.778ha. Đất lâm nghiệp có 35.593ha/35.685ha bị thoái hóa, chiếm 99,74%; trong đó thoái hóa ở mức nặng 35.348ha, thoái hóa ở mức trung bình 40ha và ở mức nhẹ là 205 ha. Đất nuôi trồng thủy sản có 8.884ha/10.503ha bị thoái hóa, chiếm 84,58%; trong đó thoái hóa ở mức nặng 6.061ha, thoái hóa ở mức trung bình 825ha và thoái hóa ở mức nhẹ là 1.998ha.
Đất làm muối có 1.709ha bị thoái hóa, chiếm 100% diện tích đất làm muối của TP và toàn bộ là diện tích đất bị thoái hóa nặng. Đất nông nghiệp khác có 361ha/386ha bị thoái hóa, chiếm 93,52%; trong đó thoái hóa ở mức nặng 33ha, thoái hóa ở mức trung bình 284ha và thoái hóa ở mức nhẹ 44 ha. Đất bằng chưa sử dụng có 919ha bị thoái hóa, chiếm 100%; trong đó thoái hóa ở mức nặng 756ha và thoái hóa ở mức trung bình 163ha.
Từ kết quả này, UBND TPHCM giao Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với các sở ngành tổ chức công khai kết quả điều tra, đánh giá thoái hóa đất lần đầu của TPHCM trên cổng thông tin điện tử của UBND TPHCM, thực hiện báo cáo số liệu với Bộ Tài nguyên và Môi trường; đồng thời chủ trì, phối hợp với các sở ngành, UBND các quận - huyện và đơn vị có liên quan tổ chức quản lý, khai thác, sử dụng hiệu quả sản phẩm của dự án phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo đúng theo quy định.
Bên cạnh đó, UBND TPHCM cũng yêu cầu các sở ngành, UBND các quận huyện căn cứ kết quả số liệu thoái hóa đất để có biện pháp, phương án quản lý, khai thác, sử dụng đất đảm bảo hiệu quả, hợp lý và bền vững, giảm thiểu tối đa thoái hóa đất trên địa bàn.