Viện kiểm sát nhân dân các cấp đã thực hiện quyền công tố, kiểm sát điều tra hơn 50.000 vụ với trên 70.000 bị can. Tòa án nhân dân các cấp và tòa án quân sự đã thụ lý trên 40.000 vụ với gần 70.000 bị cáo; đã giải quyết, xét xử trên 25.000 vụ với gần 42.000 bị cáo, tổ chức nhiều phiên tòa xét xử lưu động tại địa bàn trọng điểm. Trong đó, tội phạm hình sự còn diễn biến hết sức phức tạp, nổi lên là hoạt động của các băng nhóm tội phạm có tổ chức, manh động, liều lĩnh có sự gắn kết, đan xen giữa tội phạm hình sự với tội phạm kinh tế, ma túy và núp bóng doanh nghiệp đe dọa lực lượng thực thi pháp luật, thi hành công vụ. Một số nơi còn để tội phạm lộng hành, công khai.
Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình, Trưởng Ban chỉ đạo 138/CP của Chính phủ cũng bày tỏ sự lo ngại khi tình hình tội phạm vẫn diễn biến phức tạp như tội phạm giết người tăng 3,98%, với 95% do nguyên nhân xã hội. Tội phạm xâm hại trẻ em xảy ra nhiều nơi, đang thách thức các chuẩn mực đạo đức và gây bức xúc trong nhân dân. Tội phạm kinh tế, tham nhũng xảy ra ở nhiều ngành, nhiều cấp, nhiều lĩnh vực gây thiệt hại lớn về tài sản của Nhà nước. Tội phạm công nghệ cao lừa đảo chiếm đoạt tài sản diễn ra phức tạp. Hoạt động bán hàng đa cấp vi phạm pháp luật diễn ra với nhiều thủ đoạn tinh vi. Tội phạm về môi trường tăng 9,8%. Tội phạm về ma túy diễn biến phức tạp trên các tuyến, địa bàn trọng điểm.
Đánh giá về công tác phòng chống tội phạm (PCTP) thời gian qua, Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình cho rằng, hiệu quả trong đấu tranh tội phạm có tổ chức, băng nhóm xã hội đen, ổ nhóm buôn lậu chưa cao, nhất là việc phát hiện phòng ngừa, điều tra, truy tố, xét xử cho được người cầm đầu đường dây, tổ chức tội phạm đó. Quan điểm “chúng ta có thể nghèo một chút nhưng cuộc sống của nhân dân phải bình yên” đã từng được tranh luận. Nhưng tựu trung, đa số ý kiến nghiêng về quan điểm này, bởi khát khao của mỗi người về một cuộc sống bình yên là thường trực. Cuộc sống người dân sẽ vô cùng bất an khi hàng ngày luôn đối diện bởi các loại tội phạm, đe dọa sự an toàn tính mạng, tài sản của mình. Người dân luôn mong lực lượng chức năng mạnh tay hơn trong tấn công trấn áp tội phạm, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội. Đặc biệt, nhân dân rất mong Chính phủ mạnh tay trong xử lý tội phạm về kinh tế và tham nhũng, kịp thời truy tố và xét xử các vụ án nghiêm trọng mà dư luận xã hội quan tâm, nhất là những vụ án lớn mà Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng đã chỉ đạo, để mang lại niềm tin cho xã hội.
Từ cuối năm 2015, hệ thống mặt trận các cấp ra sức thực hiện cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”. Để phòng chống tội phạm thành công, không chỉ là trách nhiệm của lực lượng công an, mà còn là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, phát huy hết sức mạnh tổng hợp của toàn dân. Nhưng để phát huy sức mạnh của nhân dân trong PCTP, bảo đảm an ninh trật tự xã hội, rất cần loại bỏ bệnh thành tích, tư tưởng cả nể, thái độ dĩ hòa vi quý. Ông Nguyễn Túc, Chủ nhiệm Hội đồng thành viên Văn hóa - Xã hội của Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam đề xuất, trong bối cảnh hiện nay, nên nghiên cứu có những loại huân, huy chương và những hình thức động viên khen thưởng mới cho phù hợp như trước đây Nhà nước và Bác Hồ đã từng làm như “Dũng sĩ chống tội phạm”, “Dũng sĩ chống đói nghèo”, “Dũng sĩ chống ma túy”…
Đảng, Nhà nước đang thực hiện nhiều hành động mạnh mẽ nhằm xử lý nghiêm những cán bộ có sai phạm. Nhiều vụ án lớn cũng được đẩy nhanh tiến độ điều tra xử lý. Bất cứ cán bộ nào có sai phạm, từ cấp phường, tỉnh, bộ, ngành trung ương, kể cả khi đã nghỉ hưu, đều bị xử lý; không có vùng cấm. Điều đó thực sự mang lại sự quan tâm đặc biệt của người dân, mang lại niềm tin cho xã hội. Đảng, Quốc hội, Chính phủ đã có nhiều nghị quyết về PCTP, đặc biệt là Kết luận số 05 của Ban Bí thư về tiếp tục đẩy mạnh việc thực hiện Chỉ thị 48 của Bộ Chính trị, các nghị quyết của Quốc hội về công tác PCTP, các chương trình của Chính phủ trong vấn đề này. Hơn bao giờ hết, lúc này chúng ta cần xây dựng chính quyền cơ sở và hệ thống chính trị vững mạnh, nhất là lực lượng nòng cốt ở cơ sở để phát động hiệu quả phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc gắn với phong trào đoàn kết xây dựng nếp sống văn hóa mới, nông thôn mới, đô thị văn minh, nhân rộng các mô hình tự quản. Có như vậy mới đạt tới mục tiêu bảo đảm cuộc sống bình yên cho người dân.
Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình, Trưởng Ban chỉ đạo 138/CP của Chính phủ cũng bày tỏ sự lo ngại khi tình hình tội phạm vẫn diễn biến phức tạp như tội phạm giết người tăng 3,98%, với 95% do nguyên nhân xã hội. Tội phạm xâm hại trẻ em xảy ra nhiều nơi, đang thách thức các chuẩn mực đạo đức và gây bức xúc trong nhân dân. Tội phạm kinh tế, tham nhũng xảy ra ở nhiều ngành, nhiều cấp, nhiều lĩnh vực gây thiệt hại lớn về tài sản của Nhà nước. Tội phạm công nghệ cao lừa đảo chiếm đoạt tài sản diễn ra phức tạp. Hoạt động bán hàng đa cấp vi phạm pháp luật diễn ra với nhiều thủ đoạn tinh vi. Tội phạm về môi trường tăng 9,8%. Tội phạm về ma túy diễn biến phức tạp trên các tuyến, địa bàn trọng điểm.
Đánh giá về công tác phòng chống tội phạm (PCTP) thời gian qua, Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình cho rằng, hiệu quả trong đấu tranh tội phạm có tổ chức, băng nhóm xã hội đen, ổ nhóm buôn lậu chưa cao, nhất là việc phát hiện phòng ngừa, điều tra, truy tố, xét xử cho được người cầm đầu đường dây, tổ chức tội phạm đó. Quan điểm “chúng ta có thể nghèo một chút nhưng cuộc sống của nhân dân phải bình yên” đã từng được tranh luận. Nhưng tựu trung, đa số ý kiến nghiêng về quan điểm này, bởi khát khao của mỗi người về một cuộc sống bình yên là thường trực. Cuộc sống người dân sẽ vô cùng bất an khi hàng ngày luôn đối diện bởi các loại tội phạm, đe dọa sự an toàn tính mạng, tài sản của mình. Người dân luôn mong lực lượng chức năng mạnh tay hơn trong tấn công trấn áp tội phạm, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội. Đặc biệt, nhân dân rất mong Chính phủ mạnh tay trong xử lý tội phạm về kinh tế và tham nhũng, kịp thời truy tố và xét xử các vụ án nghiêm trọng mà dư luận xã hội quan tâm, nhất là những vụ án lớn mà Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng đã chỉ đạo, để mang lại niềm tin cho xã hội.
Từ cuối năm 2015, hệ thống mặt trận các cấp ra sức thực hiện cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”. Để phòng chống tội phạm thành công, không chỉ là trách nhiệm của lực lượng công an, mà còn là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, phát huy hết sức mạnh tổng hợp của toàn dân. Nhưng để phát huy sức mạnh của nhân dân trong PCTP, bảo đảm an ninh trật tự xã hội, rất cần loại bỏ bệnh thành tích, tư tưởng cả nể, thái độ dĩ hòa vi quý. Ông Nguyễn Túc, Chủ nhiệm Hội đồng thành viên Văn hóa - Xã hội của Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam đề xuất, trong bối cảnh hiện nay, nên nghiên cứu có những loại huân, huy chương và những hình thức động viên khen thưởng mới cho phù hợp như trước đây Nhà nước và Bác Hồ đã từng làm như “Dũng sĩ chống tội phạm”, “Dũng sĩ chống đói nghèo”, “Dũng sĩ chống ma túy”…
Đảng, Nhà nước đang thực hiện nhiều hành động mạnh mẽ nhằm xử lý nghiêm những cán bộ có sai phạm. Nhiều vụ án lớn cũng được đẩy nhanh tiến độ điều tra xử lý. Bất cứ cán bộ nào có sai phạm, từ cấp phường, tỉnh, bộ, ngành trung ương, kể cả khi đã nghỉ hưu, đều bị xử lý; không có vùng cấm. Điều đó thực sự mang lại sự quan tâm đặc biệt của người dân, mang lại niềm tin cho xã hội. Đảng, Quốc hội, Chính phủ đã có nhiều nghị quyết về PCTP, đặc biệt là Kết luận số 05 của Ban Bí thư về tiếp tục đẩy mạnh việc thực hiện Chỉ thị 48 của Bộ Chính trị, các nghị quyết của Quốc hội về công tác PCTP, các chương trình của Chính phủ trong vấn đề này. Hơn bao giờ hết, lúc này chúng ta cần xây dựng chính quyền cơ sở và hệ thống chính trị vững mạnh, nhất là lực lượng nòng cốt ở cơ sở để phát động hiệu quả phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc gắn với phong trào đoàn kết xây dựng nếp sống văn hóa mới, nông thôn mới, đô thị văn minh, nhân rộng các mô hình tự quản. Có như vậy mới đạt tới mục tiêu bảo đảm cuộc sống bình yên cho người dân.