
Bayern vẫn là ứng cử viên vô địch với những tân binh xuất sắc như Ribery.
Tính cạnh tranh ở Bundesliga cao hơn hẳn thời kỳ nghiệp dư, và người ta cho rằng đấy là nguyên nhân khiến bóng đá Đức bỗng nhiên trở thành lực lượng đáng gờm trên đấu trường châu Âu. Chỉ 2 năm sau khi Bundesliga ra đời, bóng đá Đức đã có đại diện lọt vào chung kết 1 trong 3 Cúp châu Âu. Đó là Munich 1860 ở Cúp C2 năm 1965 (thua West Ham). Năm sau, đến lượt Dortmund dự trận chung kết và họ tiến đi xa hơn: thắng Liverpool để trở thành đội bóng Đức đầu tiên đăng quang ở đấu trường 3 cúp. Năm sau nữa, đến lượt Bayern Munich...
Ban đầu, giới quan sát e ngại rằng giải chuyên nghiệp Bundesliga sẽ làm cho bóng đá Đức phân hóa giàu - nghèo, và thành công sẽ chỉ thuộc về các đội nhà giàu. Nhìn vào sự phát triển của các giải chuyên nghiệp hàng đầu châu Âu, người ta càng thấy rõ điều này. Chỉ có 7 đội thay nhau vô địch Serie A trong khoảng thời gian 1929 - 1963. Tây Ban Nha có 8 đội vô địch trong khoảng thời gian ấy, Anh có 13 đội. Tuy nhiên, bóng đá Đức có đến 17 nhà vô địch khác nhau trong khoảng thời gian nêu trên. Từ sau Đệ nhị thế chiến, bóng đá Đức không có đội nào thống trị trong một khoảng thời gian dài, kiểu như Nuremberg trong thập niên 1920 hoặc Schalke trong những năm 1930.
Nỗi lo phân hóa giàu - nghèo tan biến trong những năm đầu của Bundesliga. Có vẻ như đây là giải vô địch mà không có đội nào muốn vô địch lần thứ hai. Danh hiệu vô địch trong 7 mùa bóng đầu tiên thuộc về 7 đội khác nhau: Cologne, Werder Bremen, Munich 1860, Eintracht Braunschweig, Nuremberg, Bayern Munich, Moenchengladbach. Chức vô địch Bundesliga năm 1966 chính là chức VĐQG đầu tiên trong lịch sử CLB Munich 1860. Khi ấy, Munich 1860 do HLV người Áo Max Merkel dẫn dắt. HLV này từng có câu nói bất hủ với chủ tịch CLB, vốn là một chính khách. Merkel nói: “Ông không biết gì về bóng đá, còn tôi thì chẳng biết gì về chính trị. Chúng ta hãy thỏa thuận: Ông đừng xía vô chuyện chơi bóng của Munich 1860, còn tôi sẽ không bao giờ bước vào nghị viện”.
Tính cạnh tranh ở Bundesliga cao hơn hẳn thời kỳ nghiệp dư, và người ta cho rằng đấy là nguyên nhân khiến bóng đá Đức bỗng nhiên trở thành lực lượng đáng gờm trên đấu trường châu Âu. Chỉ 2 năm sau khi Bundesliga ra đời, bóng đá Đức đã có đại diện lọt vào chung kết 1 trong 3 Cúp châu Âu. Đó là Munich 1860 ở Cúp C2 năm 1965 (thua West Ham). Năm sau, đến lượt Dortmund dự trận chung kết và họ tiến đi xa hơn: thắng Liverpool để trở thành đội bóng Đức đầu tiên đăng quang ở đấu trường 3 cúp. Năm sau nữa, đến lượt Bayern Munich đoạt cúp C2, rồi Hamburg lọt vào chung kết cúp này năm 1968. Hơi lạ ở chỗ: hóa ra giá trị của Bundesliga lại được khẳng định ở cúp C2, nơi các đội bóng Đức liên tiếp có mặt trong 4 trận chung kết liên tiếp.
Thập niên 1970 chứng kiến chu kỳ thống trị đầu tiên ở Bundesliga. M’gladbach với Gunter Netzer chạy cánh trong đội hình và Bayern Munich của Maier, Beckenbauer, Muller thay nhau giữ ngôi vô địch từ năm 1969 đến năm 1977. Moenchengladbach là đội đầu tiên trong lịch sử Bundesliga bảo vệ thành công ngôi vô địch, sau đó là Bayern. Ngược lại, Bayern là đội đầu tiên vô địch Bundesliga 3 lần liên tiếp, rồi ngay sau đó lại là Moenchengladbach. Đây cũng là giai đoạn huy hoàng nhất của bóng đá Đức. Đội tuyển Đức vô địch World Cup 1974, Euro 1972, Euro 1980 và lọt vào chung kết Euro 1976. Còn ở đấu trường CLB, Bayern đoạt Cúp C1 3 lần liên tiếp (1974-1976). Moenchengladbach 5 lần dự trận chung kết các Cúp C1 hoặc C3 trong khoảng thời gian 1973 - 1980. Hamburg đoạt Cúp C2 năm 1977, lọt vào chung kết Cúp C1 năm 1980 và Fortuna Dusseldorf lọt vào chung kết Cúp C2 năm 1979.
Tuy nhiên, thập kỷ 1970 cũng là giai đoạn ghi nhận scandal lớn đầu tiên kể từ khi bóng đá Đức được chuyên nghiệp hóa. Hơn 50 cầu thủ của 5 đội bóng có liên quan đến scandal dàn xếp tỷ số, chấn động Bundesliga năm 1971. Đấy là scandal do Horst Gregorio Canellas châm ngòi. Đội bóng Kickers Offenbach do Canellas làm chủ tịch đã rớt hạng khi ông tổ chức lễ sinh nhận thứ 50 trong khu vườn của mình. Khách khứa hầu hết là những gương mặt quen thuộc trong làng bóng Đức, từ HLV ĐTQG Helmut Schon đến TTK LĐBĐ Wilfried Straub. Có cả chủ tịch các CLB khác và giới báo chí. Khi đến dự tiệc, không ai ngờ được là Canellas sẽ tặng cho họ món quà độc đáo, chỉ bằng một động tác gọn ghẽ: bật nút “play”. Các cuộc mặc cả, ngã giá giữa cầu thủ và quan chức các đội cứ thế mà tuôn ra, cho đến khi người ta xác định hoàn toàn những vụ mua bán độ không thể chối cãi.
Bundesliga cứ thế phát triển, cho đến thập niên 1990 thì hơi chững lại. Hơn chục năm qua, ai cũng cho rằng bóng đá Đức không sản sinh được ngôi sao đáng kể nào. Bernd Schuster hồi đầu thập niên 1980 có vẻ đã là “người Mohican cuối cùng”. Bắt đầu từ mùa bóng 1991-1992, bóng đá Đức sáp nhập các đội thuộc Đông Đức cũ (2 đội gia nhập Bundesliga, 6 đội kế tiếp vào bảng hàng Nhì trong mùa đầu tiên). Có vài chuyện không bao giờ thay đổi ở Bundesliga. Đó là Bayern Munich thường xuyên thống trị đến mức áp đảo (nhưng mùa trước, Bayern chỉ xếp thứ tư và mất vé dự Champions League). Ngược lại, các đội Schalke và Leverkusen tuy luôn gây được sóng gió nhưng rút cuộc lại chưa bao giờ đăng quang. Mùa này, người ta sẽ lại dự báo: Bayern là ứng cử viên vô địch số 1, tiếp theo là...
TRI KỶ
Bài liên quan: