Biển Đông tiếp tục vào đề thi

Đề Sử: Gián tiếp đề cập đến căng thẳng trên biển Đông
Biển Đông tiếp tục vào đề thi

Ngày đầu tiên kỳ thi ĐH đợt 2 năm 2014

* Gợi ý bài giải môn Anh văn (khối D)
* Gợi ý bài giải môn Địa lý (khối C)
* Gợi ý bài giải môn Toán (khối D)
* Gợi ý bài giải môn Toán (khối B)
* Gợi ý bài giải môn Sinh (khối B)
* Gợi ý bài giải môn Sử (khối C)

(SGGPO).- Báo cáo tổng hợp do Bộ Giáo dục-Đào tạo phát ra cuối ngày 9-7 cho biết, ngày 9-7 cả nước có 594.683 thí sinh dự thi đại học đợt 2, đạt tỷ lệ cao với 78,07%.  Đề thi các môn được bảo mật tuyệt đối, an toàn trong tất cả các khâu; không có sai sót.  Các Hội đồng tuyển sinh thực hiện nghiêm túc quy định của Quy chế thi tuyển sinh; việc tổ chức thi diễn ra bình thường.

Đến hết ngày thi đầu tiên của đợt II, trên phạm vi cả nước, có 98 thí sinh vi phạm bị xử lý kỷ luật (khiển trách: 27; cảnh cáo: 2; đình chỉ: 69); có 5 thí sinh đến muộn không được dự thi.
Ngày thi thứ nhất diễn ra trong thời tiết nắng nóng; không xảy ra hiện tượng ùn tắc giao thông tại các thành phố lớn, giúp thí sinh đến các địa điểm thi thuận lợi. “Ngày thi đại học đầu tiên của đợt II, kỳ thi tuyển sinh ĐH, CĐ năm 2014 đã diễn ra trật tự, an toàn, nghiêm túc”, Bộ GD-ĐT đánh giá.

Buổi sáng, gần 740.000 thí sinh thi đại học đợt 2 bước vào môn thi đầu tiên trong thời gian 180 phút. Thí sinh khối B và khối D thi Toán; khối C thi Địa lý. Theo Bộ GD-ĐT, có 141 trường ĐH tổ chức thi. Trong ngày 8-7, số thí sinh đến làm thủ tục dự thi là 575.188. Số cán bộ tham gia công tác tuyển sinh đợt này là 65.659. Có 21.816 sinh viên tình nguyện tham gia hỗ trợ thí sinh đến dự thi; các tổ chức xã hội đã hỗ trợ được 32.261 các suất ăn miễn phí; hỗ trợ 45.550 chỗ ở miễn phí.

Buổi chiều, thí sinh thi môn Sinh (khối B), Sử (khối C) và Ngoại ngữ (khối D). Môn Sử thi với hình thức tự luận, 2 môn còn lại thi trắc nghiệm.

Đề thi Ngoại ngữ nhiều câu khó

Chiều 9-7, kết thúc 90 phút thi trắc nghiệm môn Ngoại ngữ, nhiều thí sinh ra khỏi trường thi với tâm trạng rất hứng khởi. Tại Hội đồng thi Trường ĐH Hà Nội, nhiều thí sinh cho biết đề thi năm nay không quá khó, yêu cầu thí sinh ở nhiều kỹ năng; tuy nhiên khá nhiều nội dung ngữ pháp và bài điền từ khá khó. Thí sinh Nguyễn Thị Hòa, Trường THPT Hà Đông, Hà Nội làm chắc chắn với 85% bài làm, em cho biết thích nhất câu về tìm lỗi sai vì cách ra đề khá lạ. Thí Sinh Trần Văn Tuấn (Hải Dương) cho rằng đề thi tiếng Anh khối D tuy khó hơn khối A1 vừa rồi nhưng vẫn nằm trong chương trình ôn tập. Trong đề chỉ có 5-6 câu hỏi làm khó thí sinh. Điểm khác biệt của đề thi năm nay đó là trong câu hỏi giao tiếp đã xây dựng thêm phần văn cảnh. Thí sinh này cho rằng, hai bài đọc hiểu sẽ giúp phân loại điểm số của các sĩ tử. Một số thí sinh thi vào Đại học Sư phạm Hà Nội 2 cho biết, đề tiếng Anh không dễ kiếm điểm. Thí sinh Nguyễn Thị Hoàng, THPT Xuân Trường, Nam Định cho biết khoanh hết các câu nhưng không chắc chắn đúng.

NHẬN XÉT ĐỀ THI ANH VĂN KHỐI D 2014

Nhìn chung đề thi khá hay. Tuy các câu hỏi không có tính chất đánh đố nhiều nhưng thí sinh cần phải có căn bản thật sự vững thì mới hoàn thành bài thi tốt.

- Phần từ vựng, đồng nghĩa và phản nghĩa đa số dùng thành ngữ. Đây là phần mà thí sinh trung bình gặp nhiều khó khăn.

- Phần ngữ pháp tương đối dễ, do các vấn đề nêu ra đã được phổ biến ở các năm thi trước. Ví dụ đảo ngữ với trạng từ phủ định, thể bị động với “have”, các câu rút gọn có thể là vấn đề của thí sinh ví dụ như câu 52, 54 mã đề 852.

- Trong phần ngữ âm đa số các câu hỏi là tương đối dễ trừ câu số 18 của mà đề 852 có các lự chọn hiến các thí sinh dễ nhầm lẫn.

- Các câu diễn ý khá rõ ràng nên thí sinh khá có thể dễ dàng đưa ra lựa chọn đúng trọn vẹn, trừ câu 14 có chứa một thành ngữ khá khó hiểu.

- Các lựa chọn trong bài đọc hiểu, điền từ khá minh bạch nên không phải là vấn đề khó đối với học sinh khá. Các bài đọc hiểu tuy có nhiều từ vựng mới lạ, nhưng thông tin trong bài cũng đủ cung cấp cho thí sinh cơ sở để chọn được câu trả lời đúng. Các câu hỏi có thể gây khó khăn phần lớn nằm ở bài đọc thứ hai  ví dụ như câu 74, 77, 78, 79. 
 
Tóm lại, đề thi năm nay là đề thi hay, đạt được mục đích phân loại thí sinh không đánh đố nhưng cũng không dễ cho thí sinh hoàn thành 100%.

Lê Việt Ánh (Trường THPT Vĩnh Viễn – TP.HCM)

Đề Sử: Gián tiếp đề cập đến căng thẳng trên biển Đông

Chiều nay, sau 180 phút làm bài thi tự luận môn sử, thí sinh khối C đã hoàn thành xong môn thi thứ 2. Đề sử có 4 câu, theo đánh giá của một số thí là  kiến thức khá trải dài. Câu 1 yêu cầu nêu những cuộc khởi nghĩa và kháng chiến in đậm dấu ấn của Việt Nam trong thế kỷ XX, qua đó nêu  vai trò của nhân dân trong sự nghiệp giải phóng dân tộc. Câu 2 yêu cầu làm sáng tỏ biện pháp hóa bình của Việt Nam trong quan hệ với Pháp  từ ngày 6-3-1946 đến trước ngày 19-12-1946 và nêu tác dụng của biện pháp ấy. Câu 3 yêu cầu thí sinh trình bày hoàn cảnh lịch sử của việc hoàn thành thống nhất đất nước về mặt nhà nước ở Việt Nam (1975-1976). Đáng chú ý nhất là câu 4 đưa ra những dữ liệu của các quốc gia trong khu  vực Đông Nam Á cũng như của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á từ năm 1945 đến năm 2007 để yêu cầu thí sinh xác định những biển đổi to lớn ở Đông Nam Á sau chiến tranh thế giới thứ 2. “Hiện nay, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á cần làm gì để bảo đảm hòa bình, an ninh và ổn định ở khu vực”, đề thi nêu.
    
 Nhận xét về đề sử, thí sinh Nguyễn Khắc Hải đến từ huyện Yên Định, Thanh Hóa là thí sinh ra sớm nhất của trường Đại học Luật Hà Nội cho biết, đề lịch sử không phải là khó. Tuy nhiên, lý do ra sớm vì đã làm xong hết nhưng chưa chắc chắn với câu số 2 về quan hệ giữa Việt Nam và Pháp năm 1946. Đây cũng là câu hỏi mà một số thí sinh khác lo lắng.  Thí sinh Nguyễn Thị Nhật Linh đến từ Sơn Dương, Tuyên Quang dự thi Đại học Luật cho rằng, đề không khó nếu tìm hiểu sâu. “Các câu hỏi đều nằm trong lĩnh vực được học. Riêng câu hỏi cuối hỏi về vai trò của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (tổ chức ASEAN) mặc dù chưa được ôn kỹ nhưng em đã đọc qua nhiều tài liệu nên làm được. Đây là câu hỏi mở, thí sinh có thể vận dụng tình hình thực tế hiện nay, trong đó có cả vấn đề biển Đông để kiếm điểm ở câu này”, Linh cho biết.
    
Một số thí sinh khác cũng nhận xét, kiến thức môn sử khá rộng, tuy nhiên nếu biết tổng hợp kiến thức thì sẽ làm được  điểm cao. Với câu hỏi 4, thí sinh cần phải vận dụng hiểu biết của mình để làm tốt nội dung này, chắc chắn không thể không đề cập đến vai trò của tổ chức ASEAN để bảo đảm hòa bình, an ninh và ổn định ở khu vực trong tình hình biển Đông đang có nhiều căng thẳng hiện nay.

NHẬN XÉT ĐỀ THI MÔN LỊCH SỬ KHỐI C

Đề thi không còn câu hỏi tự chọn mà cấu trúc gồm bốn câu, mỗi câu 2-3 điểm là khá hợp lý để đánh giá kiến thức và trình độ của thí sinh.

Điểm đổi mới khác có thể thấy là ở câu 4, đề thi đã nêu ra đầy đủ các sự kiện biên niên để yêu cầu thí sinh xác định và trình bày những biến đổi của khu vực Đông Nam Á sau Chiến tranh thế giới thứ hai, trong đó chủ yếu là sự hình thành Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN). Cách ra đề này cho thấy xu thế đòi hỏi thí sinh phải tự mình tư duy, khắc phục những hạn chế của lối học vẹt nhàm chán môn học Lịch sử.

Cũng trong xu thế này, câu 1 cũng là một dạng đề mới, yêu cầu thí sinh ở cấp độ khái quát về mặt nhận thức và suy nghĩ. Thí sinh chỉ cần trả lời “những cuộc khởi nghĩa và kháng chiến nào in đậm dấu ấn Việt Nam trong thế kỷ XX” trong cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ của nhân dân ta. Câu hỏi phụ nhưng đòi hỏi thể hiện quan điểm suy nghĩ về vai trò của nhân dân trong sự nghiệp giải phóng dân tộc. Trong tình hình căng thẳng ở biển Đông hiện nay, việc đề cao vai trò của nhân dân là hoàn toàn xác đáng, khơi dậy tinh thần yêu nước của thanh niên học sinh, thí sinh sẽ có nơi thể hiện thái độ và suy nghĩ của mình, chỉ tiếc rằng câu này chỉ có ba-rem 2 điểm.

Câu 2 cũng rất hay khi đề cập về biện pháp hòa bình của Việt Nam trong quan hệ với Pháp thời kỳ năm 1946, chủ động hòa hoãn, nhân nhương ký kết bản Hiệp định Sơ bộ tháng 3/1946 và bản Tạm ước tháng 9/1946 với Pháp trước áp lực của 20 vạn quân của Trung Hoa Dân Quốc ở miền Bắc nước ta… Câu này hay vì phản ánh tình hình thời sự ở nước ta hiện nay khi chúng ta đang chủ trương hết sức đúng đắn đấu tranh bằng các biện pháp hòa bình mà không khoan nhượng trước sự kiện giàn khoan Hải Dương 981 của Trung Quốc.

Cuối cùng với câu 3 còn lại yêu cầu “trình bày hoàn cảnh lịch sử của việc hoàn thành thống nhất đất nước về mặt nhà nước ở Việt Nam (1975-1976), không hẳn là câu khó, có thể dùng để đánh giá, phân loại thí sinh. Nhưng so với chủ đề đặt ra của ba câu trên thì dường như câu này nằm ngoài mạch suy luận của thí sinh, hoặc như đã nêu trên nếu cấu trúc đề thi gọn lại chỉ còn ba câu, nâng ba-rem điểm có thể giúp thí sinh dễ dàng hơn trình bày kiến thức, suy nghĩ của mình tốt hơn và như vậy mới có thể đạt điểm cao hơn đối với môn học này.

TS Trần Ngọc Khánh (Trường THPT Vĩnh Viễn – TP HCM)


Đề Sinh: Nhiều câu rất dễ, nhiều câu lại quá khó

Tại Đại học Y Hà Nội, nhiều thí sinh cho rằng đề Sinh với 50 câu không khó kiếm điểm. “Khoảng 30 câu về lý thuyết đều khá dễ, phần bài tập với 20 câu khó hơn nhưng cũng có nhiều câu dễ ăn điểm. Nói chung cấu trúc ra đề thi môn Sinh cũng giống như các môn Toán, Lý, Hóa năm nay, đó là có nhiều câu quá dễ, học sinh nào cũng có thể làm được và có nhiều câu lại quá khó, học sinh khá phải bó tay, chỉ có những học sinh thực sự giỏi mới làm được”, thí sinh Nguyễn Văn Linh, trường THPT Ngô Sĩ Liên, Bắc Giang cho biết. Các thí sinh đều cho rằng nội dung đề thi khá bám sát chương trình.

Vì cấu trúc đề thi như vậy nên nhiều thí sinh cho biết, các em không thích cách ra đề thi  năm nay bằng các năm trước. “Các năm trước đề thi từ những câu dễ, đến khó dần rồi mới đến những câu rất khó. Vì vậy, điểm thi sẽ phân loại được học sinh trung bình, khá, giỏi. Còn năm nay, cách ra đề thi chỉ có 2 cực: cực dễ và cực khó thì không phân loại hết học sinh, học sinh trung bình và khá sẽ có số điểm tương tự nhau. Theo đó, điểm 8 trở lên sẽ không nhiều, còn điểm 5,6,7 thì sẽ đồng loạt”, thí sinh Hoàng Thanh Hà, trường THPT Đông Thụy Anh, Thái Bình dự thi vào Học viện Y học cổ truyền nhận xét.

NHẬN XÉT ĐỀ THI MÔN SINH

Phần giáo khoa :

- Các câu hỏi giáo khoa không quá khó, bám sát sách giáo khoa.

- Câu hỏi giáo khoa đặt vấn đề rất chi tiết về cơ chế sinh hóa và bản chất quy luật (câu 15, 16, 19, 20, 23, 28.. mã đề 426)

Phần câu hỏi bài tập:

- Các dạng bài tập xác suất không còn nhiều giống các đề năm 2012, 2013.

- Đề thi năm nay có các câu hỏi bài tập tuy không quá khó, không thiên về tính toán nhiều nên đòi hỏi thí sinh phải đi qua rất nhiều bước, mất khá nhiều thời gian để chọn lựa đáp án đúng (câu 10, 13, 15, 25, 33... mã đề 426)

* Nhìn chung, đề thi năm nay có cách đặt vấn đề khá mới: có bao nhiêu đáp án đúng? có bao nhiêu kết luận đúng? nên đòi hỏi thí sinh phải bình tĩnh, nhạy bén, tự tin mới hoàn thành tốt bài thi.

Nguyễn Thị Kim Quy (THPT Trưng Vương)

Đề Địa lý nóng về Biển Đông

 

* Số liệu từ nhiều trường đại học cho thấy tỷ lệ thí sinh đến dự thi đợt 2 đạt trên 80%. Trường ĐH Lâm nghiệp đạt 70%; trường Đại học sư phạm Hà Nội 2 đạt 75%...
      
Nhiều trường tiếp tục bố trí nhiều chỗ ở, suất ăn miễn phí cho thí sinh. Trường ĐH Lâm nghiệp dành 200 chỗ miễn phí ở ký túc xá cho thí sinh ở các khu vực ưu tiên, có hoàn cảnh khó khăn, phát 1.000 suất ăn trị giá 20.000 đồng/suất miễn phí cho thí sinh có nhu cầu.

Ông Nguyễn Quang Huy, trưởng phòng đạo tạo Trường đại học sư phạm Hà Nội 2 cho biết đợt thi này trường huy động gần 100 sinh viên tình nguyện, bố trí 160 số chỗ ở miễn phí. Ngoài ra, tổng số suất ăn miễn phí trong đợt thi thứ 2 là 1.200 suất;  2.500 chai nước lọc miễn phí; 1.500 hộp sữa tươi miễn phí; trường cũng giữ xe miễn phí cho thí sinh và người nhà thí sinh.

 

Tại Học viện an ninh nhân dân, thí sinh Cầm Bá Quyền, trường dân tộc nội trú tỉnh Sơn La cho biết, đề thi có đề cập vấn đề biển đảo, yêu cầu thí sinh phải thể hiện hiểu biết quan điểm về vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa là nội dung rất thời sự hiện nay, qua đó thí sinh hoàn toàn có thể viện dẫn đến vụ việc Trung Quốc hạ đặt giàn khoan Hải Dương 981 xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam mà cả dân tộc đang quan tâm.

Câu hỏi về việc đánh bắt hải sản của ngư dân ở quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa với ý nghĩa về an ninh quốc phòng cũng là một câu hỏi để đánh thức hiểu biết, trách nhiệm của thí sinh. Ngoài câu này, thí sinh vẫn tiếp tục trở lại vấn đề đánh bắt xa bờ để góp phần bảo vệ chủ quyền biển đảo ở câu 3 khi trả lời câu hỏi về nghề cá và du lịch biển ở duyên hải Nam Trung Bộ.

Ngoài các nội dung về biển đảo, các nội dung khác về dân số, việc làm; thủy điện; sản xuất nông nghiệp- thủy sản.. yêu cầu thí sinh phải vận dụng nhiều kiến thức tổng hợp mới làm được điểm cao. Đề Địa lý năm nay không có phần tự chọn.

Tại Trường Đại học Luật Hà Nội, thí sinh Tống Văn Đức cho biết, đề Địa lý với dạng mở, khá phù hợp với kiến thức của học sinh hiện nay. Với câu hỏi trong đề: “Việc đánh bắt hải sản của ngư dân nước ta ở ngư trường quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa có ý nghĩa như thế nào về an ninh quốc phòng”, Đức cho biết, em làm câu này trong khoảng 15 phút với nội dung: “Việc ngư dân đánh bắt hải sản trên hai quần đảo này đã khẳng định chủ quyền của Việt Nam, với việc đánh bắt như vậy dân và quân ở hai quần đảo này sẽ vững tin để bảo vệ lãnh thổ”

Đề toán khối D: Thí sinh khá lo thiệt thòi

Sáng nay, cả thí sinh khối D và khối B đều thi môn Toán. Một số thí sinh nhận đinh, đề Toán không quá khó, có sự phân loại rõ rệt trình độ thí sinh.

Tại trường Đại học Hà Nội, thí sinh Phùng Thị Thu Thúy (trường THPT Sơn Tây, Hà Nội) nhận xét cấu trúc đề thi giống đề khối A, gồm 9 câu, không có phần tự chọn. Trong đó 2 câu cuối là câu 8, câu 9, đặc biệt lầ câu 9 về bất đẳng thức chỉ có học sinh xuất sắc mới làm được. Còn lại từ câu 1 đến câu 7, học sinh trung bình khá, khá hoàn toàn làm được trọn vẹn.

“Đề thi có sự phân loại cao, hoặc là những câu rất dễ, hoặc là những câu rất khó. Vì thế điểm thi Toán đạt 6-7 điểm chắc sẽ rất nhiều. Còn các bạn phải học toán giỏi thực sự mới đạt điểm 8-9, điểm 10 chắc sẽ ít vì câu 9 ít người làm được”, Thúy nhận xét.

Sinh viên tiếp sức mùa thi tại Hội đồng thi ĐH Nông Lâm, TPHCM che mưa cho thí sinh và người thân ra về sau giờ thi môn Toán. Ảnh: Mai Hải

Sinh viên tiếp sức mùa thi tại Hội đồng thi ĐH Nông Lâm, TPHCM che mưa cho thí sinh và người thân ra về sau giờ thi môn Toán. Ảnh: Mai Hải

Tuy nhiên, thí sinh Thúy phàn nàn, với cấu trúc đề kiểu này sẽ rất thiệt thòi cho những bạn học khá, chăm chỉ. “Vì những bạn chỉ cần học trung bình khá thì cũng làm được khoảng 6-7 điểm; những bạn học khá, khá cứng và rất chăm chỉ cũng chỉ làm đến được điểm đó. Còn lại phải là những bạn rất giỏi mới làm được phần còn lại. Vì vậy đề này chỉ phân loại rõ ràng 2 loại: trung bình và rất giỏi, còn diện học khá thì sẽ chịu thiệt thòi. Các bạn cháu em cũng kêu như vậy”, thí sinh Thúy nói.

Thí sinh Nguyễn Thị Huyền (THPT Giao Thủy, Nam Định) dự thi vào Đại học Sư phạm Hà Nội cũng cho biết, đề Toán có nhiều câu hỏi dễ để thí sinh nắm chắc kiến thức dễ dàng kiếm điểm, còn lại phải là học sinh giỏi thực sự mới làm được câu khó sau cùng.

Che mưa cho thí sinh ra về sau giờ thi môn Toán tại Trường ĐH Nông Lâm. Ảnh Mai Hải
Che mưa cho thí sinh ra về sau giờ thi môn Toán tại Trường ĐH Nông Lâm. Ảnh Mai Hải

Đề Toán khối B: Phân loại học sinh tốt hơn

 

 * Báo cáo về buổi thi sáng 9-7 của Bộ GD-ĐT cho biết, trong buổi thi đầu tiên của đợt II, trên phạm vi cả nước, có 38 thí sinh vi phạm bị xử lý kỷ luật (khiển trách: 8; đình chỉ: 30), số bị đình chỉ thi chủ yếu mang điện thoại di động và tài liệu trái phép vào phòng thi; có 2 thí sinh đến muộn không được dự thi. Buổi thi đại học đầu tiên, đợt II, kỳ thi tuyển sinh ĐH- CĐ năm 2014 đã diễn ra trật tự, an toàn, nghiêm túc.

 

Tại Học viện Y học cổ truyền, thí sinh Trần Thị Thanh, THPT Quảng Oai, Hà Nội cho biết đề Toán khối B thích hơn đề Toán khối A của đợt 1 (Thanh đã thi đợt 1 vào Đại học Kinh tế quốc dân). “Đề Toán khối B có sự phân loại học sinh từ trung bình đến giỏi, tức là có nhứng câu từ rấ dễ, rồi khó dần và đến rất khó. Vì thế em thích đề Toán khối B hơn. Em tự tin đạt được 9 điểm”, thí sinh Thanh cho biết.

Thí sinh Nguyễn Văn Chung, THPT Quang Trung, Hà Đông, Hà Nội cũng cho rằng, đề Toán chỉ có 2 câu cuối thì các học sinh trung bình khá, khá phải bó tay, còn lại các câu đều có thể kiếm điểm nếu nắm chắc kiến thức, ôn luyện chăm chỉ.

Sáng nay, một thí sinh dự thi vào Trường ĐH Y Hà Nội đã không may gặp tại nạn trên đường đến trường thi. Đó là thí sinh Vũ Hải Yến, quê Đan Phượng (Hà Nội). Vì nhà gần nên sáng nay hai cha con mới từ nhà đến trường thi và gặp tai nạn. Người cha bị nặng nên được chuyển ngay vào viện gần đó. Rất may, Yến chỉ bị xây xước nhẹ, nhưng toàn bộ giấy tờ bị mất. Khoảng 6 giờ, thí sinh Yến đến trường thi với bộ dạng rất đáng thương, đặc biệt vì bị mất giấy báo dự thi nên thí sinh không biết mình thi phòng nào.

Sau khi biết được câu chuyện trên, Trường ĐH Y Hà Nội đã nhanh chóng làm giấy báo dự thi thứ 2, hỗ trợ cho Yến bữa sáng và động viên em an tâm làm bài thi.

Thí sinh dự thi vào ĐH Sài Gòn sau giờ thi môn Toán. Ảnh: Mai Hải

Thí sinh dự thi vào ĐH Sài Gòn sau giờ thi môn Toán. Ảnh: Mai Hải

Cụm TPHCM: 205.000 thí sinh dự thi

Tại cụm thi TPHCM hơn 205.000 thí sinh dự thi. Tại cụm thi này, có 2 đòan thanh tra và một đoàn của Ban chỉ đạo tuyển sinh ĐH-CĐ quốc gia năm 2014 thanh tra đột xuất  các điểm thi.

Thí sinh làm thủ tục trước giờ thi tại điểm thi Trường THPT Nguyễn Hữu Thọ quận 4

Thí sinh làm thủ tục trước giờ thi tại điểm thi Trường THPT Nguyễn Hữu Thọ quận 4

6 giờ 30 phút, đoàn của Ban chỉ đạo tuyển sinh thanh tra tại điểm thi Trường THPT Nguyễn Hữu Thọ (Hội đồng Thi Trường ĐH Luật TP.HCM). Điểm thi này có 43 phòng thi với hơn 1.200 thí sinh dự thi khối C. Theo quan sát của PV, dù phòng thi rộng, thoáng mát nhưng cán bộ coi thi bố trí một số thí sinh ngồi thi quá sát nhau, không đủ khoảng cách 1,2 mét. Cũng tại điểm thi này, thí sinh Nguyễn Thanh Trí đi trễ và sau khi làm thủ tục, thí sinh này vừa đến phòng thi là đến giờ bóc đề thi.

7 giờ 30 phút, Ban chỉ đạo tuyển sinh đến thanh tra tại điểm thi số 1 của Trường ĐH Công nghệ TPHCM. Điểm thi này có 1.000 thí sinh dự thi (khối B, C). Tại đây phòng thi được bố trí khá thóang, có phòng chỉ có 13 thí sinh. Tại điểm thi này, buổi sáng có một thí sinh đi nhầm điểm thi. Thí sinh này thi tại điểm thi số 3 của trường nhưng đến điểm thi số 1. Do gần đến giờ phát đề, trường đã lấy xe ô tô đưa thí sinh đến điểm thi số 3 cho kịp giờ.

Thí sinh đang làm bài thi môn Địa lý tại điểm thi Trường ĐH Công nghệ TPHCM

Thí sinh đang làm bài thi môn Địa lý tại điểm thi Trường ĐH Công nghệ TPHCM

Theo báo cáo nhanh của các hội đồng thi, tỉ lệ dự thi đợt 2 cũng khá cao. Trường ĐH Công nghiệp Thực phẩm TPHCM: 83%, Trường ĐH Tôn Đức Thắng: 82,38%, Trường ĐH Tài chính Marketing: 82,11%, Trường ĐH Nông Lâm TP.HCM: 82,9%.

Tại điểm thi Trường THCS Ngô Tất Tố (Hội đồng Thi Trường ĐH Tài chính Marketing), sau khi bóc đề thi giám thị phát hiện một thí sinh mang điện thoại đi động (vẫn mở nguồn) và đình chỉ thi thí sinh này. Cũng tại điểm thi này, một thí sinh đi trễ sau khi đã bóc đề thi nhưng vẫn được vào dự thi do trễ chưa quá 15 phút sau khi bóc đề thi.  

Thanh tra đột xuất tại một số Hội đồng thi

Sáng nay, 9-7, đoàn thanh tra của Ban chỉ đạo thi tuyển sinh ĐH-CĐ năm 2014 của Bộ Giáo dục-Đào tạo (GD-ĐT) đã đột xuất thanh tra một số Hội đồng thi. 
 

Tự ý thay ảnh, tô lại chữ trên CMND: Thí sinh bị nghi ngờ thi hộ

Sáng nay, 9-7, 1 thí sinh thi tại Học viện Ngân hàng đã khiến Hội đồng tuyển sinh của trường phải mời công an làm rõ nghi vấn có phải trường hợp thi hộ hay không. Lý do vì thẻ dự thi của thí sinh bị mất ảnh, chứng minh nhân dân cũng có vấn đề.

Theo ông Trần Mạnh Dũng - Ủy viên thường trực Hội đồng tuyển sinh Học viện Ngân hàng, khi đến dự thi, giám thị phát hiện thẻ dự thi của một thí sinh thi vào ngành ngôn ngữ Anh của Học viện bị mất ảnh. Học viện đã phối hợp với PA83 xác minh và phát hiện chứng minh nhân dân của thí sinh này, ảnh không có dấu giáp lai, chữ mờ. Tuy nhiên, để không ảnh hưởng đến quyền lợi của thí sinh, Học viện đã cho thí sinh đó tiếp tục làm bài; đợi đến hết giờ thi buổi sáng mới xác minh. Trưa nay sau khi có xác minh của công an, trường đã khẳng định đây không phải là trường hợp thi hộ. Lỗi là do thí sinh thiếu hiểu biết đã bóc lớp dán plastic để bóc ảnh cũ, gián ảnh mới vào và tự ý tô lại chữ đã mờ trên chứng minh thư. Được biết, thí sinh này quê gốc ở Bắc Giang nhưng lại học THPT tại Phủ Lý (Hà Nam).

Đây cũng là bài học cho các thí sinh trong việc xử lý các giấy tờ trước khi vào phòng thi. Có thể chỉ vì thiếu hiểu biết cũng khiến thí sinh gặp rắc rối, ảnh hưởng không nhỏ đến tâm lý làm bài.

 
Chánh Thanh tra Bộ GD-ĐT Nguyễn Huy Bằng đã kiểm tra đột xuất tại một số Hội đồng tuyển sinh (HĐTS) tại tỉnh Bắc Ninh là Trường Đại học Thể dục Thể thao Bắc Ninh, Đại học Công nghệ Đông Á.

Qua kiểm tra, các HĐTS đã có nhiều cố gắng trong công tác tuyển sinh, tuy nhiên đoàn đã chỉ ra nhiều sai sót trong công tác coi thi đồng thời đề nghị HĐTS có biện pháp khắc phục kịp thời, không để xảy ra những hậu quả tiếc làm ảnh hưởng chung đến kết quả của kỳ thi quốc gia. Tại HĐTS trường Đại học Công nghệ Đông Á, đoàn kiểm tra đã phát hiện có nhiều sai sót trong quy trình của công tác coi thi.

Cụ thể: một số giám thị chưa làm hết trách nhiệm của mình. HĐTS chưa kiểm soát điện thoại của cán bộ làm thi; chưa kiểm soát, niêm phong máy tính bên trong HĐTS... Vì vậy, đoàn đã đề nghị HĐTS trường Đại học Công nghệ Đông Á rà soát và có những biện pháp khắc phục, xử lý và thay thế một số giám thị chưa làm hết trách nhiệm, buông lỏng kỷ luật phòng thi; tăng cường thêm cán bộ làm công tác thanh tra, giám sát kỳ thi, kiểm soát theo đúng quy chế về đề thừa...

Chánh thanh tra Bộ GD-ĐT yêu cầu sau khi có biện pháp khắc phục những sai sót trên, HĐTS phải có báo cáo giải trình về Ban chỉ đạo thi tuyển sinh ĐH-CĐ để làm công tác rút kinh nghiệm tại các HĐTS khác trên cả nước. “Tuy chưa phát sinh hậu quả lớn, song các trường cần nhận thức đầy đủ, có giải pháp khắc phục ngay và thật nghiêm túc những sai sót trên. Các lực lượng thanh tra tuyển sinh cần tập trung cao độ trong thực thi nhiệm vụ, đồng thời quan tâm giám sát trách nhiệm giám thị và các lực lượng làm thi, loại bỏ tối đã các yếu tố có thể dẫn đến rủi ro, tiêu cực”, ông Bằng cho biết.  

Cũng trong sáng nay, đoàn thanh tra của bộ GD-ĐT do ông Ngô Mạnh Hải – Phó vụ trưởng Vụ Tổ chức Cán bộ và ông Đỗ Thanh Duy – Trưởng phòng quảng lý thi tuyển sinh và công nhận văn bằng (Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng)  cũng đã kiểm tra đột xuất công tác coi thi của Trường Đại học Lao động – Xã hội và Học viện Hành chính Quốc gia. Tại đây, đoàn thanh tra đánh giá cao công tác chuẩn bị của các trường, nhất là những hoạt động tiếp sức cho các thí sinh và người nhà.

Đoàn cũng đặc biệt lưu ý, trong những ngày thi có thể có những tình huống bất ngờ xảy ra, do vậy các trường cần chủ động xử lý một cách linh hoạt, đảm bảo quyền lợi chính đáng cho các thí sinh nhưng vẫn phải đúng nguyên tắc. Với những Hội đồng có phòng thi ghép, cần chỉ đạo cán bộ giám thị coi thi quan tâm chú trọng đến khâu thu bài, tuyệt đối không để nhầm lẫn hoặc là thất lạc bài thi của thí sinh.

 Chỉnh sửa ưu tiên cho thí sinh trước khi công bố điểm thi

 Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục  Bộ GD-ĐT vừa ra thông báo số 1133 gửi các đại học, học viện, các trường đại học, cao đẳng về việc rà sóat ưu tiên khu vực 1 trong tuyển sinh ĐH-CĐ năm 2014.

Theo Cục khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục, trên cơ sở báo cáo của các sở GD-ĐT, Bộ GD-ĐT tổng hợp dữ liệu và đã gửi đến các trường. Đề nghị các cơ sở giáo dục rà sóat, đối chiếu thí sinh được hưởng ưu tiên khu vực 1 theo quy định của Quy chế tuyển sinh hiện hành, việc rà sóat này sẽ kết thúc trước khi các trường công bố kết quả thi.

Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, đề nghị các trường liên hệ với Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục để được hướng dẫn.

         Đưa con đi thi bằng ô tô biển số xanh

Lúc 10 giờ 45 ngày 9-7, “phó nháy” Báo SGGP Online bất ngờ ghi lại hình ảnh một xe ô tô mang biển số xanh 50A-00231 (ảnh), ngoài tài xế trên xe còn có một phụ nữ, xe được đậu gần Hội đồng thi  trường THPTCS Ngô Quyền, đường Quỳnh Tấn Phát (phường Phú Mỹ, Quận 7, TPHCM) để đưa đón hai thí sinh.

Phan Thảo - Thanh Hùng -  Nguyễn Trung

Tin cùng chuyên mục