Biến thách thức thành cơ hội

Indonesia cũng như các quốc gia mới nổi ở khu vực châu Á đang phải chịu áp lực sau khi dòng vốn đầu tư nước ngoài giảm mạnh khiến thị trường chứng khoán nước này đảo lộn và đồng rupiah mất giá, xuất phát từ việc Mỹ giảm dần nới lỏng định lượng (QE). Theo Financial Times, các nhà đầu tư nước ngoài hiện không chỉ quan ngại về sự sụt giảm của đồng rupiah so với USD mà còn là vấn đề tăng trưởng kinh tế giảm tốc, lạm phát gia tăng và cuộc bầu cử tổng thống năm 2014, mà ở đó sẽ có sự chuyển giao quyền lực lần đầu tiên trong một thập kỷ qua của xứ vạn đảo. Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) mới đây đã hạ mức tăng trưởng GDP của Indonesia trong năm 2013 từ 6,3% xuống còn 5,25%.

Indonesia cũng như các quốc gia mới nổi ở khu vực châu Á đang phải chịu áp lực sau khi dòng vốn đầu tư nước ngoài giảm mạnh khiến thị trường chứng khoán nước này đảo lộn và đồng rupiah mất giá, xuất phát từ việc Mỹ giảm dần nới lỏng định lượng (QE). Theo Financial Times, các nhà đầu tư nước ngoài hiện không chỉ quan ngại về sự sụt giảm của đồng rupiah so với USD mà còn là vấn đề tăng trưởng kinh tế giảm tốc, lạm phát gia tăng và cuộc bầu cử tổng thống năm 2014, mà ở đó sẽ có sự chuyển giao quyền lực lần đầu tiên trong một thập kỷ qua của xứ vạn đảo. Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) mới đây đã hạ mức tăng trưởng GDP của Indonesia trong năm 2013 từ 6,3% xuống còn 5,25%.

Tuy nhiên, trong một bài phát biểu mới đây, Bộ trưởng Tài chính Indonesia Chatib Basri không hề tỏ ra bi quan và cho biết Indonesia sẽ “biến thách thức thành cơ hội” và đây chính là thời điểm tốt nhất để cải cách kinh tế. Chính phủ xứ vạn đảo đang từng bước giải quyết những tác động tiêu cực của bất ổn kinh tế toàn cầu đối với nền kinh tế Indonesia. Cụ thể, để giảm thâm hụt tài khoản vãng lai (yếu tố cho thấy một quốc gia gặp hạn chế trong tìm nguồn tài chính để thực hiện nhập khẩu và đầu tư một cách bền vững), Chính phủ Indonesia sẽ tăng thuế nhập khẩu một số mặt hàng xa xỉ, giảm nhập khẩu dầu và khí đốt thông qua việc tăng cường sử dụng dầu diesel sinh học và thúc đẩy xuất khẩu bằng cách miễn giảm thuế với một số mặt hàng. Theo số liệu chính thức công bố tuần trước, thâm hụt tài khoản vãng lai của Indonesia trong quý 2-2013 tăng lên 9,8 tỷ USD, mức thâm hụt lớn nhất kể từ cuộc khủng hoảng tài chính châu Á cuối những năm 1990.

Indonesia đang chuẩn bị sẵn sàng trước khả năng Mỹ thực hiện giảm dần nới lỏng định lượng (QE). Chính phủ nước này đã chuẩn bị thực hiện thỏa thuận hoán đổi song phương với Nhật Bản và đang đàm phán thỏa thuận tương tự với 2 nước khác trong khu vực. Theo thỏa thuận với Nhật Bản, 2 nước sẽ hỗ trợ thanh khoản ngắn hạn cho nhau dưới hình thức trao đổi ngoại hối, nhằm tăng cường dự trữ ngoại tệ của nước gặp vấn đề về tài khoản vãng lai. Giá trị hoán đổi song phương là 12 tỷ USD. Biện pháp này từng được Chính phủ Indonesia áp dụng để vượt qua cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008 và đạt nhịp độ tăng trưởng kinh tế 4,5%. Bộ trưởng Tài chính Indonesia Basri cũng cho biết thêm rằng bên cạnh nguồn tài chính trên, Chính phủ cũng đã chuẩn bị gần 500 triệu USD để bảo vệ thị trường chứng khoán trước những rủi ro phát sinh từ việc giảm dần nới lỏng định lượng của Mỹ. Ông Basri lạc quan tin rằng kinh tế Indonesia sẽ vượt qua được các khó khăn như lạm phát tăng cao, đồng nội tệ xuống giá, tăng trưởng chậm lại, thâm hụt ngân sách, thương mại và tài khoản vãng lai gia tăng, bởi các điều kiện kinh tế-tài chính vĩ mô hiện nay của nước này tốt hơn so với hồi năm 2008.

Mặc dù rất nhiều giải pháp đã được đưa ra, nhiều chuyên gia kinh tế quốc tế vẫn khẳng định rằng đó chỉ là những biện pháp tạm thời. Việc các dòng vốn tháo chạy khỏi thị trường Indonesia cũng như các thị trường mới nổi khác đã chỉ ra một vấn đề mà các nước có nền kinh tế này đang phải đối mặt. Đó là phụ thuộc quá nhiều vào tiền nước ngoài để “giảm thâm hụt trong tài khoản” mà quên đi vấn đề quan trọng và thiết yếu nhất là cải cách, tái cơ cấu nền kinh tế trong nước để “sống khỏe” trước những biến động của kinh tế toàn cầu hiện nay.

ĐỖ CAO

Tin cùng chuyên mục