Theo Ngân hàng Nhà nước chi nhánh TPHCM, các ngân hàng thương mại trên địa bàn TPHCM cho biết, dự kiến Chương trình Bình ổn thị trường (BOTT) năm 2022-2023, các ngân hàng cho vay lãi suất ngắn hạn 5,9%-6,4%/năm; trung và dài hạn 6,5%-10%/năm.
Trong nhiều tuần trở lại đây, giá cả các loại thực phẩm như thịt heo, cá, gia cầm… tại các tỉnh khu vực ĐBSCL như Cần Thơ, Vĩnh Long, Hậu Giang… vẫn giữ ổn định, chưa bị tác động nhiều từ giá xăng dầu.
Tốc độ tăng trưởng toàn ngành nông nghiệp trong 5 năm ước đạt 2,62%/năm; tổng kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản trên 190 tỷ USD, riêng năm 2020 đạt hơn 41 tỷ USD. Để trở thành cường quốc xuất khẩu nông nghiệp, thời gian tới, Bộ NN-PTNT tập trung tháo gỡ các điểm nghẽn, nút thắt nhằm thúc đẩy phát triển, cơ cấu lại ngành từ tổ chức lại sản xuất theo chuỗi và cơ cấu lại sản xuất, tập trung phát triển công nghiệp chế biến và mở rộng thị trường tiêu thụ nông sản.
Chương trình bình ổn thị trường (CTBOTT) các mặt hàng sữa năm 2021 và Tết Nhâm Dần 2022 đã được triển khai thực hiện từ ngày 1-4-2021, kết thúc ngày 31-3-2022. Đây là năm thứ 12 thực hiện CTBOTT các mặt hàng sữa.
Hiệp hội Thực phẩm minh bạch (AFT) vừa tiến hành đại hội nhiệm kỳ II (2021-2026). Đại hội đã bầu Tiến sĩ Nguyễn Thị Hồng Minh giữ chức Chủ tịch AFT và các Phó chủ tịch gồm Tiến sĩ Trần Thị Dung, ông Nguyễn Văn Thứ (CEO Công ty CP GC Food), ông Nguyễn Tuấn Khởi (Chủ tịch Công ty Doanh nghiệp xã hội Food Share).
Đề án Phát triển thị trường trong nước gắn với cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” giai đoạn 2021-2025 vừa được Chính phủ phê duyệt.
Bộ Công thương vừa ban hành kế hoạch tổ chức “Tháng khuyến mãi tập trung quốc gia 2021 - Vietnam Grand Sale 2021” nhằm kích cầu thị trường tiêu dùng trong nước, đẩy mạnh hoạt động sản xuất, kinh doanh, từng bước khôi phục nền kinh tế bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19. Đồng thời, nâng cao nhận thức của người tiêu dùng trong nước về hàng hóa và dịch vụ của Việt Nam.
Bình ổn thị trường các mặt hàng lương thực, thực phẩm (CTBOTT LTTP) thiết yếu là 1 trong 4 chương trình BOTT được TPHCM triển khai thực hiện song song trong năm 2021 - Tết Nhâm Dần 2022.
Tập đoàn Central Retail Corporation Public Company Limited (CRC) vừa công bố khoản đầu tư 35 tỷ baht (tương đương 1,1 tỷ USD) để thực hiện chiến lược mở rộng kinh doanh tại 55 tỉnh, thành trên toàn Việt Nam trong 5 năm 2021-2025.
Phó Chủ tịch UBND TPHCM Phan Thị Thắng vừa ký ban hành 2 quyết định số 1107 và 1108 về kế hoạch thực hiện Chương trình bình ổn thị trường (CT BOTT) năm 2021 và Tết Nhâm Dần 2022 trên địa bàn TPHCM; ứng phó khẩn cấp dịch Covid -19.
Thời gian qua, giá nguyên liệu nông nghiệp nhập khẩu tăng cao đã làm cho giá thị trường sản phẩm nông nghiệp tăng; nhiều sản phẩm thậm chí phải bù lỗ. Theo các chuyên gia, đây cũng là cơ hội để phát triển nguồn nguyên liệu Việt Nam, đáp ứng nhu cầu sản xuất trong nước.
Theo nhận định của Giám đốc Sở Công thương TPHCM Bùi Tá Hoàng Vũ, tăng cường hợp tác với các tỉnh thành là một trong những nhiệm vụ phải thực hiện thường xuyên, liên tục; là cơ sở để TPHCM đảm bảo nguồn hàng với giá cả ổn định, cung ứng đầy đủ nhu cầu tiêu dùng của người dân.
Hơn 3 năm qua, Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) đã giúp nông sản nhiều địa phương phát triển, xây dựng được thương hiệu, thậm chí xuất khẩu. Tuy nhiên thực tế, sản phẩm OCOP vẫn còn sản xuất manh mún. Do vậy, các cơ quan chức năng cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền để nông dân nhận thấy được lợi ích phát triển sản phẩm OCOP.
Làm sao để tránh bị lừa đảo khi ký kết hợp tác đầu tư với doanh nghiệp nước ngoài; có cách nào tận dụng triệt để ưu đãi từ các hiệp định thương mại tự do hay không…? Trăn trở này của một số DN cũng chính là thắc mắc chung trong quá trình DN Việt Nam hội nhập sân chơi toàn cầu.
Năm 2020, dù nền kinh tế gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng dịch Covid-19 nhưng hầu hết các doanh nghiệp tham gia chương trình bình ổn thị trường đã đảm bảo kế hoạch đưa hàng hóa ra thị trường với giá cả ổn định, tạo niềm tin vững chắc cho người tiêu dùng thành phố.
Triển khai các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp (DN) phục hồi sản xuất kinh doanh, mở rộng và phát triển thị trường là một trong những nhiệm vụ quan trọng của ngành công thương TPHCM trong năm 2021.
Theo kế hoạch của Bộ NN-PTNT, trong năm 2021, Việt Nam sẽ có thêm nhiều loại trái cây xuất khẩu sang những thị trường khó tính như Hoa Kỳ, Nhật Bản, New Zealand… Đến nay, Việt Nam đã mở cửa được 16 thị trường cho nhiều loại trái cây như thanh long, nhãn, vải, xoài, chôm chôm, vú sữa, dưa hấu, mít, chuối. Trong đó có 9 loại quả tươi được xuất khẩu chính ngạch sang Trung Quốc.
Các doanh nghiệp ngành chế biến lương thực - thực phẩm đang thực hiện nhiều giải pháp trong bối cảnh chi phí đầu vào tăng cao và sự cạnh tranh hàng ngoại nhập ngày càng gay gắt.
Với chiến lược đầu tư hạ tầng và chính sách hợp lý trong thời gian qua đã giúp tỉnh Long An trở thành điểm sáng, “địa chỉ đỏ” thu hút đầu tư, nhất là đầu tư nước ngoài. Đồng thời, Long An cũng biết cách khai thác các tiềm năng, lợi thế của địa phương mình để vươn lên phát triển trong tốp đầu của khu vực ĐBSCL.
Ngày 6-5, UBND TPHCM tổ chức buổi diễn tập chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ tại Bệnh viện Ung bướu TPHCM (cơ sở 2) ở đường 400, ấp Cây Dầu, phường Tân Phú, TP Thủ Đức.