Hiện nay, lợi ích của dinh dưỡng chuyên biệt bổ sung qua đường uống rất cần được đề cao. Vì bổ sung dinh dưỡng chuyên biệt qua đường uống đều đặn mỗi ngày mang đến cho cơ thể đầy đủ vi chất như Canxi, Phospho, Maggie…, cùng các Vitamin A, Vitamin B1, B2, B3, B6, B12, Vitamin D… theo tỷ lệ cân đối để tăng cường sức đề kháng là cách hiệu quả để tăng cường sức khỏe và giảm nỗi lo mắc bệnh khi chi phí khám chữa bệnh ở Việt Nam đang tăng.
Những hỗn hợp chất béo giàu PUFA, MUFA tốt cho tim mạch, các acid béo thiết yếu (linoleic và linolenic) và cholesterol thấp trong những sản phẩm dinh dưỡng chuyên biệt bổ sung qua đường uống cũng được các nghiên cứu uy tín trên thế giới công nhận giúp cơ thể tránh được nhiều nguy cơ bệnh tật và khi mắc bệnh cũng chóng hồi phục, rút ngắn thời gian nằm viện so với bệnh nhân ít hoặc không sử dụng.
Nghiên cứu NOURISH và câu chuyện về nỗi lo viện phí
Viện phí vốn là áp lực với rất nhiều gia đình trên thế giới, chứ không chỉ riêng ở Việt Nam. Không chỉ thế, hệ thống y tế của mỗi quốc gia cũng “đau đầu” với số ngày nằm viện kéo dài do thời gian hồi phục chậm và vấn đề viện phí ngày càng tăng đi kèm với yêu cầu của bệnh nhân về việc nâng cao chất lượng điều trị. Tại Việt Nam, từ ngày 1/3/2016, giá của 1.887 dịch vụ thanh toán từ quỹ bảo hiểm y tế được điều chỉnh theo hướng tăng do tính thêm chi phí trực tiếp, phụ cấp đặc thù vào cơ cấu giá. Viện phí mới hiện đã tăng khoảng 30% và dự kiến từ 1/7 sẽ tăng khoảng 50% so với mức cũ.
Trước áp lực này, bên cạnh những giải pháp mang tính xã hội, các bác sĩ và chuyên gia dinh dưỡng từ lâu đã chú trọng đến một giải pháp thực tiễn, dễ thực hiện cho mỗi cá nhân, mỗi gia đình. Đó chính là việc chú trọng đến chế độ dinh dưỡng hàng ngày, tăng cường sức đề kháng và sức khỏe tổng quát, phòng bệnh hơn chữa bệnh. Một số nghiên cứu uy tín gần đây đã công bố kết quả: Chú trọng bổ sung dinh dưỡng chuyên biệt qua đường uống giúp rút ngắn thời gian hồi phục, giảm đáng kể số ngày nằm viện và giảm cả tỉ lệ tái nhập viện sau điều trị khi chẳng may phải nhập viện điều trị.
Cụ thể, nghiên cứu NOURISH (về Tác dụng của dinh dưỡng lên các trường hợp tái nhập viện không dự tính và tỉ lệ sống sót của các bệnh nhân nhập viện) công bố kết quả vào tháng 1/2016 cho biết: nhóm bệnh nhân tim hoặc phổi chú trọng tăng cường dinh dưỡng đường uống có tỉ lệ tử vong giảm đáng kể (lên đến 50%). Bệnh nhân được cải thiện ở các vấn đề sức khỏe khác, như cân nặng, tình trạng dinh dưỡng và lượng Vitamin D sau khi xuất viện 30 ngày và cải thiện về cân nặng - dinh dưỡng tiếp tục sau 90 ngày.
Trước đó, nghiên cứu Phillipson - một nghiên cứu chứng minh Hiệu quả bổ sung dinh dưỡng đường uống trong việc giảm thiểu đáng kể thời gian và chi phí điều trị tại bệnh viện - công bố kết quả trong tạp chí y khoa American Journal of Managed Care vào tháng 2/2013 cũng ghi nhận: Bệnh nhân sử dụng giải pháp bổ sung dinh dưỡng đường uống trong thời gian điều trị tại bệnh viện giảm 21%, tương ứng với 2,3 ngày thời gian nằm viện; giảm 21,6%, tương ứng với 4.734 USD trong chi phí điều trị. Ngoài ra, tỉ lệ tái nhập viện trong vòng 30 ngày với những bệnh nhân đã từng sử dụng giải pháp bổ sung dinh dưỡng đường uống trong đợt điều trị trước cũng giảm 6,7%.
Đừng đợi đến khi nhập viện mới chú trọng bổ sung dinh dưỡng!
Các bác sĩ và chuyên gia dinh dưỡng cũng bắt đầu nhấn mạnh vai trò của dinh dưỡng như một phần không thể thiếu trong phác đồ điều trị. Nhưng phòng bệnh luôn có vai trò tích cực hơn chữa bệnh. Theo giáo sư Nicolaas E.Deutz, tại Trung Tâm nghiên cứu ứng dụng về lão hóa và tuổi thọ, tại Đại học A&M Texas, và cũng là người dẫn đầu nghiên cứu NOURISH cho biết. "Nghiên cứu cho thấy rõ ràng việc tăng cường dinh dưỡng sẽ cải thiện sức khỏe. Đối với những người tham gia bị bệnh và suy dinh dưỡng, thì dinh dưỡng là yếu tố sống còn, vì nó giúp cơ thể, đặc biệt là các cơ, hoạt động tốt. Đây là một bằng chứng nữa cho thấy chúng ta cần thay đổi tiêu chuẩn và xem dinh dưỡng là một phần của chăm sóc sức khỏe, tương tự như chủng ngừa cúm hay aspirin, nhằm hỗ trợ người cao tuổi vốn đã có hay đang đối mặt với nguy cơ suy dinh dưỡng và các bệnh mãn tính khác."
Dinh dưỡng đầy đủ và cân bằng sẽ góp phần tăng cường sức khỏe và giải tỏa nỗi lo viện phí cho rất nhiều gia đình, nhất là trong tình hình tuổi thọ bình quân của người Việt Nam tăng cao nhưng số năm sống khỏe mạnh lại khá thấp, trung bình hiện nay mỗi người dân có tới 12 năm ốm đau. Theo Tiến sĩ - Bác sĩ Nguyễn Hữu Toản (Nguyên Trưởng khoa Dinh dưỡng, Bệnh viện Chợ Rẫy), trung bình cứ 2 người cao tuổi là có 1 người bị suy dinh dưỡng khi nhập viện. Thiếu hụt dinh dưỡng ảnh hưởng đến khả năng hồi phục của bệnh nhân sau đau ốm, bị thương hay giải phẫu. Do đó, nếu chú trọng bổ sung dinh dưỡng mỗi ngày ngay từ đầu, chúng ta sẽ tránh được nhiều nguy cơ, trong đó có những nguy cơ làm suy giảm sức khỏe, mắc bệnh mạn tính, và bao gồm cả việc giúp giảm tỉ lệ biến chứng, tái nhập viện, thậm chí là tử vong cho các bệnh nhân.
Hiểu được những thực trạng trên và tầm quan trọng của dinh dưỡng, từ nhiều năm nay Abbott đã tiên phong thúc đẩy phát triển dinh dưỡng lâm sàng tại Việt Nam. Dự án Hỗ trợ dinh dưỡng lâm sàng AFINS (Abbott Fund Institute of Nutrition Science) được triển khai lần đầu tiên tại Việt Nam từ năm 2010, liên kết với trường ĐH Y Boston (Mỹ), Bệnh viện Bạch Mai, Viện Dinh dưỡng Quốc gia và trường ĐH Y Hà Nội. Dự án được thực hiện trong nhiều năm với mục đích nâng cao chất lượng dinh dưỡng lâm sàng tại bệnh viện Bạch Mai và các bệnh viện vệ tinh thông qua các hoạt động đào tạo trong và sau đại học, đào tạo liên tục, nghiên cứu về dinh dưỡng lâm sàng và chăm sóc dinh dưỡng chất lượng cao cho bệnh nhân. Từ năm 2010 đến nay, tỉ lệ bệnh nhân suy dinh dưỡng ở bệnh viện Bạch Mai đã giảm xuống khoảng 30% - đây là một con số có ý nghĩa với ngành y tế nước ta trong bối cảnh chi phí cho các dịch vụ điều trị bệnh và chăm sóc y tế tăng cao.
TĐ