Ca sĩ Tùng Dương: Lo sợ mình sẽ trở thành một người “thợ hát”

Có thể Tùng Dương không phải là ca sĩ đắt show nhất, cũng không thuộc nhóm có cát-sê cao nhất song mỗi lần xuất hiện trên sân khấu anh luôn đem đến cho người nghe nhiều cảm xúc đặc biệt. Điều này cũng dễ hiểu khi anh tâm sự rằng một trong những nỗi lo thường trực của mình là trở thành thợ hát.* Phóng viên:
Ca sĩ Tùng Dương: Lo sợ mình sẽ trở thành một người “thợ hát”

Có thể Tùng Dương không phải là ca sĩ đắt show nhất, cũng không thuộc nhóm có cát-sê cao nhất song mỗi lần xuất hiện trên sân khấu anh luôn đem đến cho người nghe nhiều cảm xúc đặc biệt. Điều này cũng dễ hiểu khi anh tâm sự rằng một trong những nỗi lo thường trực của mình là trở thành thợ hát.

* Phóng viên:
Anh từng tâm sự rằng mình sợ nhất là sẽ thành “thợ hát”. Đó có phải lý do mà anh không thích hát “nhép” ?

Ca sĩ Tùng Dương: Lo sợ mình sẽ trở thành một người “thợ hát” ảnh 1

* TÙNG DƯƠNG: Mỗi bài hát khi Dương biểu diễn trực tiếp trên sân khấu thường được cộng hưởng chính khán giả ở bên dưới, khán giả đưa mình về với miền cảm xúc rất nhanh vì thế nhiều bài hát như Quê tôi, Bà tôi... chẳng hạn dù Dương đã diễn trên sân khấu nhiều năm nhưng Dương lại rất sợ khi phải hát trong phòng thu. Thậm chí có những bài hát được Dương xếp vào dạng “nguy hiểm” khi không hát được hát live - trực tiếp như Mẹ tôi, Nơi đảo xa... bởi lẽ Dương luôn lo sợ không có khán giả thì cảm xúc khó thăng hoa.

Thú thực tôi sợ nhất là mình sẽ thành “thợ hát”. Tôi cũng sợ, một ngày nào đấy mình bị như thế, nên phải chuẩn bị cho mình rất nhiều yếu tố để đón nhận. Và tìm mọi cách để chuyển hóa những điều không hay ho đó sang trạng thái tích cực hơn.

* Phối lại các bài hát đã đi cùng năm tháng đang là trào lưu trong âm nhạc, Tùng Dương nghĩ gì về việc phối lại, làm mới các ca khúc cũ?

* Tôi cho rằng các tác giả không phải luôn phản đối việc làm mới các ca khúc. Nhưng có nhiều các để làm mới ca khúc khác nhau. Người thì sáng tạo làm ca khúc cũ trở nên mới hoàn toàn và nó cũng khiến người nghe cảm thấy xa lạ song cũng có những cách làm mới thông qua sự cảm nhận.

Cần phải nghiêm túc, phải có những nghiên cứu sâu về trường phái, hoàn cảnh ra đời của mỗi ca khúc khi bắt tay vào sáng tạo, làm mới những ca khúc đã ăn sâu vào tâm thức của người nghe. Như vậy việc làm mới sẽ dễ chạm vào cảm xúc của người nghe hơn là việc làm mới ca khúc cũ một cách kỹ thuật, máy móc khiến bài hát không còn giữ được tinh thần của các bài hát.

Khi thể hiện những ca khúc cũ Dương cũng luôn làm việc với một tâm thế như vậy. Dương luôn cố gắng giữ được sự hào sảng trong mỗi bài hát. Đương nhiên, mỗi thời thì sự hào sảng đó được thể hiện ở những tâm thế khác nhau, nó không phải là sự sao chép sao cho thật giống như những người đi trước đã hát. Điều này cũng dễ hiểu bởi lẽ mỗi thời điểm khác nhau sự cảm nhận về bài hát của thế hệ trước cũng có nhiều khác biệt. Cụ thể như với Tiếng đàn bầu, Bài ca hy vọng... giờ đây không thể ai hát được như cô Lê Dung hay chú Quốc Hưng ngày xưa được. Đó là sự chuẩn mực song điều đó cũng không có nghĩa là ta không thể tạo ra được chuẩn mực mới trên những giá trị cũ...

* Trong album “Tùng Dương hát tình ca” Vol.2, mới ra của mình các bản tình ca bất hủ trong album lần này đều được anh làm mới lại. Như Dương tâm sự, không phải sự làm mới nào cũng được chấp nhận, thậm chí còn bị phản đối. Anh có lường trước điều đó không?

* Tôi tin mọi người nghe sẽ thấy Tùng Dương khoác “áo mới’ cho ca khúc, nhưng vẫn giữ đúng tinh thần bài hát chứ không phải làm cho nó khác xa bản gốc. Tôi biết không ít sự làm mới khiến chính nhạc sĩ không hài lòng nhưng chủ yếu là vì người nghệ sĩ mới chỉ làm mới phong cách âm nhạc, chăm chăm làm cho nó khác đi với bản thu của các nghệ sĩ khác. Tôi hy vọng sự làm mới của mình không đến nỗi khiến tác giả và cả người nghe khó chịu.

* Trong khi nhiều ca sĩ thường hát những bản tình ca não nề, thì Tùng Dương lại thể hiện những bài ca cách mạng. Có thể hiểu Tùng Dương không thích những ca khúc thị trường?

* Tôi luôn nghĩ ca sĩ, không có nghĩa mình chỉ hát, mà điều quan trọng hơn là gửi gắm thông điệp qua những bài hát ấy. Bài hát nào được cất lên với tâm thế trân trọng thì đều đáng quý cả, không cứ là thị trường hay không thị trường. Tôi vẫn luôn dành tình cảm trân trọng cho rất nhiều ca khúc của các nhạc sĩ trẻ đương đại. Thậm chí, sắp tới tôi còn muốn làm việc với các nhạc sĩ trẻ để được tiếp thêm hơi thở của tinh thần âm nhạc trẻ trung. Với Dương, điều rất quan trọng là tình yêu quê hương đất nước. Dù bạn sống ở nơi nào, bạn vẫn phải thể hiện tình yêu quê hương, đất nước thông qua các sản phẩm âm nhạc của mình.

* Là một trong những nghệ sĩ tràn đầy năng lượng, Tùng Dương thường tạo dấu ấn bởi sự bứt phá trong âm nhạc. Hiếm thấy một sự lặp lại ở anh, nhất là trong những dự án lớn. Vì thế, người yêu nhạc đang chờ đợi sáng tạo mới mẻ trong năm 2015?

* Trên một con đường đã định hình từ trước, Dương sẽ song song phát triển cân bằng giữa giải trí và nghệ thuật. Bên cạnh việc tham gia các liveshow Dương sẽ cố gắng để tiếp tục hoàn thiện những đĩa “Độc đạo” và “Hát tình ca 2” dưới dạng DVD. Du biết rằng với tình trạng băng đĩa lậu, sao chép trên mạng dễ dàng đang là vấn nạn, không còn nhiều nghệ sĩ sẵn sàng đầu tư lớn vào việc làm băng đĩa và không có nhiều người đặt niềm tin vào việc đĩa của mình có bạn chạy hay không. Song tôi vẫn muốn theo đuổi vì mong muốn nhận được sự đồng cảm của công chúng.

* Cảm ơn Tùng Dương.

MAI AN (thực hiện)

Tin cùng chuyên mục