Đây được xem là kế hoạch cốt lõi để đưa nền kinh tế Liên minh châu Âu (EU) phát triển bền vững hơn.
Động lực cải cách
Theo hãng Reuters, ông Le Maire cho biết tiến trình cải cách với ưu tiên hàng đầu về tài chính và thuế trước khi đi đến cơ chế giải quyết khủng hoảng và thiết lập một ngân sách chung.
Một phần quan trọng trong kế hoạch cải tổ ngân hàng của Eurozone là việc thành lập liên minh ngân hàng vào tháng 11-2014, khi Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) trở thành giám sát viên ngân hàng duy nhất của khối. Tuy nhiên, kể từ đó, Eurozone đã phải vật lộn để đạt được những bước tiến trong 2 trụ cột của liên minh ngân hàng đó là cơ chế giúp đỡ các ngân hàng gặp khó khăn và đảm bảo chung cho các khoản tiền gửi ngân hàng. Trong khi đó, trên thị trường vốn ngân hàng, sự khác biệt giữa Pháp và Đức về luật phá sản vẫn là trở ngại lớn, chưa thể vượt qua.
Xu hướng ủng hộ cải cách trong Eurozone tiếp tục tăng lên khi niềm tin vào kinh tế phục hồi ở khu vực này đang ở mức cao nhất trong gần 2 thập kỷ qua. Nền kinh tế Eurozone phát triển mạnh, nhưng cũng tạo áp lực cho các chính trị gia châu Âu để có những bước đi nhằm ngăn chặn các cuộc khủng hoảng trong tương lai. Những cải cách tiếp theo rất quan trọng bởi sự chênh lệch về phát triển kinh tế giữa các quốc gia phía Bắc tuân thủ nghiêm ngặt kỷ luật tài chính với những nước ở phía Nam đã và đang gặp khó khăn về tài chính và ngân hàng.
Quyết sách từ 2 đầu tàu EU
Cuộc gặp giữa Bộ trưởng Tài chính Đức và Pháp tại Paris (Pháp) vào ngày 18-1 tới được xem là động thái tích cực giúp đẩy nhanh các nỗ lực cải tổ Eurozone. Giới phân tích nhận định, khác với những bất đồng của các Bộ trưởng Tài chính Eurozone tại cuộc họp vào tháng 11-2017 ở thủ đô Brussels, Bỉ về kế hoạch cải tổ liên minh kinh tế và tiền tệ, nhất là trong bối cảnh Anh rời EU (Brexit), cuộc gặp giữa Bộ trưởng Tài chính Đức và Pháp tới đây là một dấu hiệu cho thấy Berlin đang chuẩn bị tiến hành các cuộc đàm phán với Paris về cải tổ Eurozone. Cùng với tín hiệu khả quan của việc thành lập chính phủ liên minh ở Đức do bà Angela Merkel đứng đầu, liên minh Pháp-Đức sẽ hứa hẹn tăng tốc cải cách Eurozone. Thủ tướng Đức Merkel vẫn còn vui mừng vì nước Pháp đã bầu Tổng thống là ông Emmanuel Macron chứ không phải một chính khách chủ trương ly khai khỏi EU.
Theo các nhà kinh tế, bất kỳ cuộc cải cách nào được thực hiện trong năm nay của Eurozone sẽ có kết quả rất rõ ràng. Rất có thể đây sẽ là một thương hiệu mới của Cơ chế ổn định châu Âu (ESM), quỹ cứu trợ của Eurozone được thiết lập sau cuộc khủng hoảng tiền tệ châu Âu. Cải cách khả thi nhất có thể đạt được trong thời gian sắp tới là hoàn thành liên minh ngân hàng. Tuy nhiên, một thành phần thiết yếu của một liên minh ngân hàng thực sự là hệ thống bảo hiểm tiền gửi chung vẫn là một thách thức. Các quốc gia phía Bắc lo ngại rằng họ sẽ bị ảnh hưởng khi các ngân hàng yếu kém ở phía Nam thất bại.
Động lực cải cách
Theo hãng Reuters, ông Le Maire cho biết tiến trình cải cách với ưu tiên hàng đầu về tài chính và thuế trước khi đi đến cơ chế giải quyết khủng hoảng và thiết lập một ngân sách chung.
Một phần quan trọng trong kế hoạch cải tổ ngân hàng của Eurozone là việc thành lập liên minh ngân hàng vào tháng 11-2014, khi Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) trở thành giám sát viên ngân hàng duy nhất của khối. Tuy nhiên, kể từ đó, Eurozone đã phải vật lộn để đạt được những bước tiến trong 2 trụ cột của liên minh ngân hàng đó là cơ chế giúp đỡ các ngân hàng gặp khó khăn và đảm bảo chung cho các khoản tiền gửi ngân hàng. Trong khi đó, trên thị trường vốn ngân hàng, sự khác biệt giữa Pháp và Đức về luật phá sản vẫn là trở ngại lớn, chưa thể vượt qua.
Xu hướng ủng hộ cải cách trong Eurozone tiếp tục tăng lên khi niềm tin vào kinh tế phục hồi ở khu vực này đang ở mức cao nhất trong gần 2 thập kỷ qua. Nền kinh tế Eurozone phát triển mạnh, nhưng cũng tạo áp lực cho các chính trị gia châu Âu để có những bước đi nhằm ngăn chặn các cuộc khủng hoảng trong tương lai. Những cải cách tiếp theo rất quan trọng bởi sự chênh lệch về phát triển kinh tế giữa các quốc gia phía Bắc tuân thủ nghiêm ngặt kỷ luật tài chính với những nước ở phía Nam đã và đang gặp khó khăn về tài chính và ngân hàng.
Quyết sách từ 2 đầu tàu EU
Cuộc gặp giữa Bộ trưởng Tài chính Đức và Pháp tại Paris (Pháp) vào ngày 18-1 tới được xem là động thái tích cực giúp đẩy nhanh các nỗ lực cải tổ Eurozone. Giới phân tích nhận định, khác với những bất đồng của các Bộ trưởng Tài chính Eurozone tại cuộc họp vào tháng 11-2017 ở thủ đô Brussels, Bỉ về kế hoạch cải tổ liên minh kinh tế và tiền tệ, nhất là trong bối cảnh Anh rời EU (Brexit), cuộc gặp giữa Bộ trưởng Tài chính Đức và Pháp tới đây là một dấu hiệu cho thấy Berlin đang chuẩn bị tiến hành các cuộc đàm phán với Paris về cải tổ Eurozone. Cùng với tín hiệu khả quan của việc thành lập chính phủ liên minh ở Đức do bà Angela Merkel đứng đầu, liên minh Pháp-Đức sẽ hứa hẹn tăng tốc cải cách Eurozone. Thủ tướng Đức Merkel vẫn còn vui mừng vì nước Pháp đã bầu Tổng thống là ông Emmanuel Macron chứ không phải một chính khách chủ trương ly khai khỏi EU.
Theo các nhà kinh tế, bất kỳ cuộc cải cách nào được thực hiện trong năm nay của Eurozone sẽ có kết quả rất rõ ràng. Rất có thể đây sẽ là một thương hiệu mới của Cơ chế ổn định châu Âu (ESM), quỹ cứu trợ của Eurozone được thiết lập sau cuộc khủng hoảng tiền tệ châu Âu. Cải cách khả thi nhất có thể đạt được trong thời gian sắp tới là hoàn thành liên minh ngân hàng. Tuy nhiên, một thành phần thiết yếu của một liên minh ngân hàng thực sự là hệ thống bảo hiểm tiền gửi chung vẫn là một thách thức. Các quốc gia phía Bắc lo ngại rằng họ sẽ bị ảnh hưởng khi các ngân hàng yếu kém ở phía Nam thất bại.