Cần quy hoạch bài bản khi phát triển đô thị biển

Tại hội thảo “Sức hút của đô thị biển” được Báo Đầu tư tổ chức tại TPHCM mới đây, ông Đỗ Thiên Anh Tuấn, Đại học Fulbright Việt Nam, cho rằng, dự án đô thị biển tại Việt Nam đang thừa về số lượng nhưng thiếu về chất lượng.

Nói về vai trò của đô thị biển trong phát triển kinh tế biển, ông Tuấn cho biết, mục tiêu 2030 và tầm nhìn 2045, Việt Nam sẽ trở thành quốc gia biển mạnh, đóng góp 10% GDP. Hiện Việt Nam có 19 khu kinh tế biển với quy mô 47%-48% GDP của cả nước. Trong đó, GDP của kinh tế thuần biển chiếm 20%-22% tổng GDP cả nước. Đóng góp các ngành kinh tế diễn ra trên biển chiếm 98% kinh tế biển. Tuy nhiên, các khu này chủ yếu khai thác dầu khí, hải sản, hàng hải, dịch vụ cảng biển và một phần là du lịch. Chưa kể, đô thị hóa tại Việt Nam hiện nay vẫn chậm, trong khi đô thị hóa phải là động lực tăng trưởng trong thập niên tới.

Theo ông Tuấn, rất nhiều tài sản, tài nguyên du lịch của Việt Nam đang được phân bổ cho những nhà đầu tư không xứng tầm. Nhiều nhà đầu tư không có tiềm lực về tài chính, năng lực quản trị tham gia vào phát triển đô thị biển không đến nơi, gây hoang phí nguồn tài nguyên. Nhiều ý kiến cũng cho rằng, đô thị biển không chỉ là khu đô thị nằm ở biển mà phát triển đô thị biển cần phải quy hoạch bài bản, đầy đủ, đồng bộ, kết nối giao thông và bảo vệ môi trường, di sản văn hóa, lịch sử cũng như di sản thiên nhiên. Do đó, để phát triển khu đô thị biển hoàn chỉnh và tạo ra nhiều sức hút, thị trường cần phải sàng lọc nhà đầu tư chuyên nghiệp, phát triển những khu đô thị biển đảm bảo tính bền vững về môi trường, xã hội và phù hợp với quy hoạch.

Tin cùng chuyên mục

Đọc nhiều nhất

Ký kết nghiên cứu tư vấn lập đồ án điều chỉnh quy hoạch chung TPHCM đến năm 2040, tầm nhìn đến năm 2060

Ký kết nghiên cứu tư vấn lập đồ án điều chỉnh quy hoạch chung TPHCM đến năm 2040, tầm nhìn đến năm 2060

Chiều 28-4, Sở Quy hoạch - Kiến trúc TPHCM phối hợp cùng Viện Quy hoạch đô thị và nông thôn Quốc gia, Viện Quy hoạch miền Nam và Công ty TNHH Không Gian Xanh ký kết hợp đồng nguyên tắc nghiên cứu tư vấn lập đồ án điều chỉnh quy hoạch chung TPHCM đến năm 2040, tầm nhìn đến năm 2060.

Hợp tác kinh tế và đầu tư

Long An - “Địa chỉ đỏ” thu hút đầu tư

Với chiến lược đầu tư hạ tầng và chính sách hợp lý trong thời gian qua đã giúp tỉnh Long An trở thành điểm sáng, “địa chỉ đỏ” thu hút đầu tư, nhất là đầu tư nước ngoài. Đồng thời, Long An cũng biết cách khai thác các tiềm năng, lợi thế của địa phương mình để vươn lên phát triển trong tốp đầu của khu vực ĐBSCL. 

Phát triển bền vững

Xúc tiến công nghiệp thương mại

Linh hoạt thị trường, giữ đà tăng trưởng

Các doanh nghiệp ngành chế biến lương thực - thực phẩm đang thực hiện nhiều giải pháp trong bối cảnh chi phí đầu vào tăng cao và sự cạnh tranh hàng ngoại nhập ngày càng gay gắt.