Hàng năm, có khoảng hơn 2.000 người Việt Nam được phép nhập cảnh Canada và đa số lựa chọn du học - làm việc sau đó định cư theo mảng Di dân Phát triển kinh tế. Tuy nhiên, chính quyền Canada lại rất có cảm tình với người Việt bởi họ siêng năng, thật thà và có chí vượt khó, không làm việc trái pháp luật như công dân một số quốc gia khác.
Theo Đại sứ quán Canada tại Việt Nam, hệ thống di dân của Canada bao gồm các mảng lớn: Di dân Phát triển kinh tế, Di dân Đoàn tụ gia đình, Di dân Tạm thời... Cho đến nay, mảng Di dân Phát triển kinh tế chiếm tỷ trọng cao nhất và vẫn còn tiếp tục gia tăng. Mảng này đã chủ lực thu hút người có tài năng, có tài sản và có năng lực đến và sống tại Canada, góp phần vào sự phồn thịnh cho đất nước sở tại. Mảng di dân này tạo điều kiện rất lớn cho những cá nhân có nguyện vọng đến Canada nhưng không có người thân ở Canada. Di dân Phát triển kinh tế hiện thu hút 65% tổng số người được nhập cảnh Canada hàng năm. Đã có rất nhiều người thành đạt từ châu Á và Việt Nam đến vùng đất tiềm năng này và đóng góp vào kinh tế Canada là không nhỏ.
Gia đình chị Nguyễn Thị Minh và anh Phạm Minh Quang khi nhận visa Canada tại Việt Nam
Ông Anh Dương Trần Tuấn, Giám đốc Công ty Tư vấn Luật Di dân - Định cư - Du học CDICS Canada là một Chuyên gia Luật Di Trú Canada gốc Việt. Anh đến định cư tại bang Manitoba khoảng 10 năm trước và hiện đang tư vấn cho rất nhiều du học sin, công dân Việt đang mong muốn đến Canada. Luật sư Anh Dương Trần Tuấn phân tích: “Về mặt ngành nghề được ưu tiên lựa chọn, hơn 40% người mới nhập cảnh Canada làm nghề có tính chất chuyên nghiệp (kỹ sư, bác sĩ, kế toán...); tiếp theo là ngành nghề liên quan đến hỗ trợ kỹ thuật, hỗ trợ y tế, quản lý và thư ký. Làn sóng nhập cư lớn nhất đến Canada đến từ Phillipines với gần 15%. Trung Quốc và Ấn Độ chiếm vị trí thứ 2 và thứ 3 với lần lượt 12% và 10%. Trong khi đó, lượng người đến từ Việt Nam không cao là do thiếu thông tin về di dân đến Canada. Cụ thể, lượng người Việt được nhập cư Canada hàng năm vào khoảng hơn 2.000 người, và đa số lựa chọn định cư theo mảng Di dân Phát triển kinh tế. Tuy nhiên, chính quyền Canada lại rất quý trọng người Việt bởi họ siêng năng, thật thà và có chí tiến thủ vượt khó, không làm việc trái pháp luật”.
Gia đình chị Nguyễn Thị Minh và anh Phạm Minh Quang khi đến Canada vào đầu năm 2014
Theo thông tin tại website chính thức của Chính phủ Canada (http://www.cic.gc.ca/english/index-can.asp) thì người muốn định cư theo mảng Di dân Phát triển kinh tế cần có kinh nghiệm, khả năng hay trình độ theo các lĩnh vực sau: Lĩnh vực “Lựa chọn Lao động kỹ năng và chuyên nghiệp” nhằm cung cấp cho đất nước Canada lực lượng lao động (thay thế lao động bản xứ) có tay nghề cao. Người nước ngoài sẽ có đủ điều kiện để xin visa nhập cư nếu họ đáp ứng tiêu chuẩn “có trình độ chuyên môn cao theo đúng nhu cầu thực tế”, “có tay nghề và hợp đồng lao động tại Canada”. Ngoài ra, người đăng ký cần phải có trình độ tiếng Anh hoặc Pháp phù hợp. Là những người đến Canada theo mảng Di dân Phát triển kinh tế, vợ chồng chị Nguyễn Thị Minh và anh Nguyễn Minh Quang cho biết: “Hai vợ chồng sẵn tay nghề nên thay vì cho 2 con đi du học, chúng tôi chọn đi định cư. Sau khi thành công dân Canada, chúng tôi vẫn có thể qua lại hai nước làm ăn, sinh sống”. Được biết, trước khi rời Việt Nam, chị Minh là Phó Tổng Giám đốc Công ty Nhựa Sài Gòn còn anh Quang là kỹ sư cơ khí Nhà máy Thuốc lá Bến Thành. Sau khi bổ sung ngoại ngữ và có bằng nghề phù hợp, anh chị đã đến Manitoba vào năm 2014. Hiện họ đã mua được nhà trả góp và xe hơi, các con của anh chị đều đi học kịp thời, không bị “trễ nhịp”.
Ông Anh Dương Trần Tuấn cho biết thêm, tại Văn phòng Công ty CDICS Canada ở TPHCM (http://cdics.net), rất nhiều gia đình đến để được tư vấn định cư Canada theo mảng Di dân Phát triển kinh tế nhưng với các lĩnh vực khác. Ví dụ như trong lĩnh vực “Hành nghề tư nhân”, cá nhân có kỹ năng & tài năng đã được công nhận và có khả năng tự nuôi sống bản thân bằng kỹ năng đó thì có thể đăng ký xin xét cấp visa. Ở lĩnh vực này, người xin định cư Canada có thể bổ sung ngoại ngữ sau khi sang Canada. Còn với lĩnh vực “Kinh nghiệm thực tế” lại cho phép và khuyến khích những người nước ngoài đã có kinh nghiệm thực tế làm việc hợp pháp tại Canada (bằng visa lao động tạm thời hoặc du học sinh) đăng ký trở thành thường trú nhân. Chính sách khuyến khích cởi mở này của Chính phủ Canada đã khiến làn sóng người xin visa đến Canada ngày càng tăng (dưới hình thức du học sinh hoặc lao động tạm thời) với mục tiêu tìm kiếm cơ hội xin nhập cư vĩnh viễn trong tương lai.
Anh Nguyễn Thanh Hải, nguyên cán bộ Phòng Quản lý Đô thị huyện Bình Chánh, TPHCM thì lại có lựa chọn khác. Sau khi đóng tiền để định cư Canada theo lĩnh vực “Doanh nhân”, anh Hải được tư vấn đưa người thân sang theo lĩnh vực “Chăm sóc người già & trẻ em”. Anh kể: “Em gái tôi làm điều dưỡng. Hiện em đang bổ sung ngoại ngữ và bằng cấp phù hợp ở Canada để xin visa. Với cách thức này, nếu em tôi có khả năng chăm sóc người già (trẻ em, người tàn tật) cho một gia đình người Canada thì em tôi có thể được cấp phép du học, sau đó làm việc (tạm thời) trong 2 năm. Sau đó có thể đăng ký xin nhập cư vĩnh viễn nếu thu thập được đủ điều kiện cần thiết trong thời gian làm việc”. Theo Văn phòng Công ty CDICS Canada ở TPHCM, với trường hợp của em gái anh Hải, trong suốt thời gian làm việc, người lao động được hưởng lương (salary) và chế độ đãi ngộ (benefit) tương tự như một công dân Canada. Và sau một thời gian làm việc đã đạt đủ điều kiện, người lao động trong lĩnh vực này có thể đăng ký xin nhập cư ngay vào Canada, tức không cần quay về Việt Nam để đăng ký.
Hương Phạm