Cấp thiết khôi phục hệ sinh thái Hồ Gươm

(SGGP).- Hôm qua, 13-5, Sở Khoa học và Công nghệ Hà Nội đã tổ chức hội thảo khoa học “Giải pháp tổng thể bảo đảm môi trường sống của rùa Hồ Gươm” để chuẩn bị cho việc đưa rùa trở lại hồ khi quá trình chữa bệnh hoàn thành. Tại đây, các chuyên gia trong và ngoài nước thống nhất rằng việc cải tạo môi trường Hồ Gươm là việc làm cấp thiết.
  • Rùa Hồ Gươm đã cơ bản lành bệnh

(SGGP).- Hôm qua, 13-5, Sở Khoa học và Công nghệ Hà Nội đã tổ chức hội thảo khoa học “Giải pháp tổng thể bảo đảm môi trường sống của rùa Hồ Gươm” để chuẩn bị cho việc đưa rùa trở lại hồ khi quá trình chữa bệnh hoàn thành. Tại đây, các chuyên gia trong và ngoài nước thống nhất rằng việc cải tạo môi trường Hồ Gươm là việc làm cấp thiết.

Về vấn đề có gắn chíp theo dõi rùa hay không, đa phần các nhà khoa học không tán thành. Các chuyên gia thủy sản cho rằng, với diện tích không lớn như Hồ Gươm thì việc gắn chíp theo dõi không cần thiết vì công nghệ hiện đại nhất là định vị vệ tinh (GPS) cũng có sai số hàng chục mét và vệ tinh chỉ định vị được khi rùa nổi trên mặt nước.

Phương án dùng thiết bị theo dõi bằng sóng radio cũng bị loại trừ vì phải dùng antena sau đó gắn lên mai rùa hoặc dùng dây đeo với rùa Hồ Gươm là không khả thi.

Ông Tim MacCormack, đại diện Chương trình Bảo tồn rùa châu Á cho rằng, nếu cần đưa rùa lên kiểm tra thì cách lai dắt dựa trên quan sát tăm rùa sau đó dùng lưới quây để thực hiện như ngày 3-4 vừa qua là thích hợp và không tốn kém.

Được biết, sau một thời gian chữa trị, đến nay vết thương trên mai rùa đã lên da non và tình trạng nấm gây hại trên cơ thể cơ bản đã hết. Hàng ngày, tổ công tác trực vận hành máy móc, thiết bị thường xuyên vận hành hệ thống phun, bơm lọc nước tuần hoàn trong bể dưỡng thương cho rùa nhằm trao đổi không khí và cung cấp thêm oxy.

Các chỉ số môi trường, nhiệt độ cũng được cập nhật liên tục để bảo đảm công tác chữa trị vết thương đạt hiệu quả cao nhất.

TR. BÌNH

Tin cùng chuyên mục