Câu chuyện mười năm

Ngày xuân là lúc mà đất trời chuyển sang thời khắc mới. Tưởng nhớ đến tổ tiên, đến những anh hùng đã hy sinh vì đất nước, cũng là lúc chúng ta suy nghĩ phải làm gì để xứng đáng với tổ tiên.
Câu chuyện mười năm

Ngày xuân là lúc mà đất trời chuyển sang thời khắc mới. Tưởng nhớ đến tổ tiên, đến những anh hùng đã hy sinh vì đất nước, cũng là lúc chúng ta suy nghĩ phải làm gì để xứng đáng với tổ tiên.

Mới đây, Giáo sư Nhật Bản Ikujiro Nanoka trao đổi với tôi, ông rất ngưỡng mộ Đại tướng Võ Nguyên Giáp vì những sáng tạo của ông trong nghệ thuật quân sự, và bày tỏ ước vọng muốn nghiên cứu những sáng tạo của Việt Nam trong chiến tranh để ứng dụng vào quản lý kinh tế và quản trị doanh nghiệp.

Nhìn lại 10 năm qua, kinh tế Việt Nam đã có những phát triển đáng kể. Tuy nhiên từ năm 2007 đến nay, mất cân đối kinh tế vĩ mô lại trở nên nghiêm trọng. Vì sao trong chiến tranh chúng ta có những sáng tạo và đạt thắng lợi trong khi vừa qua chúng ta chưa đạt được những tiến bộ tương xứng với dân tộc ta? Rõ ràng chúng ta không thể tiếp tục cách làm trước đây để giải quyết các vấn đề của thập kỷ tới.

Trong tình hình sắp tới, bên cạnh những cơ hội, thì những khó khăn cũng không thể xem thường. Cuộc khủng hoảng tài chính thế giới có dấu hiệu phục hồi nhưng không đồng đều. Hiện nay diễn biến kinh tế thế giới biến động bất thường khó dự báo. Biến đổi khí hậu toàn cầu đang trở thành mối đe dọa thật sự đối với văn minh nhân loại.

Cụ thể tại Việt Nam là bão lũ thất thường ở miền Trung, khô hạn tại miền Bắc, nếu nước biển dâng cao thì đồng bằng sông Cửu Long, sông Hồng liệu có còn là vựa lúa của Việt Nam? Việt Nam đứng trước tình huống phải đổi mới, phải có sự vươn lên mạnh mẽ, nếu không sẽ khó duy trì tốc độ tăng trưởng đã đạt được như trong thập niên vừa qua.

Mục tiêu tăng trưởng sắp tới là 8%/năm, nếu duy trì tốc độ này, đến năm 2020 GDP bình quân đầu người đạt 3.200USD. điều đó hoàn toàn trong tầm tay nếu chúng ta đổi mới một cách toàn diện và có hiệu quả, nhìn thẳng vào những yếu kém, trì trệ đã phát hiện.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ký bản Hiến chương lịch sử ASEAN tại Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 13 diễn ra ở Singapore.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ký bản Hiến chương lịch sử ASEAN tại Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 13 diễn ra ở Singapore.

Năm 2015, khi Cộng đồng kinh tế ASEAN có hiệu lực, các hàng hóa trong khu vực có thuế suất 0%. Đây là cơ hội cho những “người” mạnh và là sự đe dọa cho những “người” yếu. Để đối phó, chúng ta cần nhanh chóng có lộ trình và chương trình hành động từ bây giờ. Trước hết phải kiên trì tiếp tục cải cách và phát triển các thể chế kinh tế thị trường.

Gần đây, nhà nước đã tăng can thiệp hành chính vào cơ chế thị trường. Đây chỉ được xem là những giải pháp tạm thời trong khủng hoảng chứ không nên coi là biện pháp lâu dài. Chính phủ cần có cơ chế tốt hơn trong giám sát các hoạt động hệ thống ngân hàng, hệ thống pháp luật.

Hãy rút kinh nghiệm từ việc đội nón bảo hiểm, phải làm cho người dân nhận thức rằng khi tuân thủ pháp luật (đội nón bảo hiểm) chi phí sẽ rẻ hơn và an toàn hơn là không tuân thủ pháp luật. Phải tạo môi trường tuân thủ pháp luật để người dân thấy rằng việc tuân thủ pháp luật chính vì lợi ích của họ và không tuân thủ pháp luật là có hại cho chính họ. Cơ chế thị trường phát huy sự năng động, sáng tạo và huy động nguồn vốn từ nhân dân; cải cách bộ máy nhà nước thực sự của dân, do dân và vì dân. Phát huy sự sang tạo, trí tuệ, sự năng động của người dân đòi hỏi phải ban hành và sớm thực hiện các luật về quyền tiếp cận thông tin, luật về hội, luật về trưng cầu dân ý.

Bước sang năm 2010, bắt đầu thập kỷ mới, đã đến lúc chúng ta phải đạt bằng được những tiến bộ trên các lĩnh vực ít thay đổi vừa qua. Đó là mệnh lệnh của cuộc sống. 

TS LÊ ĐĂNG DOANH

Tin cùng chuyên mục