Nhưng hơn 10 năm trở lại đây, ít ai nghĩ rằng cây trện đã trở thành “vàng” mang lại nguồn thu nhập đáng kể, bền vững cho nhiều hộ dân nơi đây.
Hương Sơn là một huyện miền núi, có nhiều xã nằm cạnh dãy núi Thiên Nhẫn. Nhiều hộ dân nơi đây hiện đang sở hữu diện tích đất rừng có cây trện tự nhiên. Hàng năm, cây trện (chủ yếu dùng làm chổi) đã mang lại nguồn thu nhập khá cao, ổn định cho người dân. Trong đó, Tân Thịnh và Đại Thịnh (xã Sơn Thịnh) là 2 thôn có nhiều hộ dân sở hữu diện tích rừng có cây trện lớn nhất, phát triển tốt nhất huyện.
Bà Phạm Thị Lý (57 tuổi, ở thôn Tân Thịnh, là chủ của trang trại khoảng 1ha rừng có cây trện mọc tự nhiên xen kẽ), cho biết: Nhiều năm nay không chỉ có người dân xã Sơn Thịnh mà các xã Sơn Lễ, Sơn Tân, Sơn Tiến… cũng thu nhập khá cao nhờ loại cây này. Nhiều nhất là ở thôn Tân Thịnh, Đại Thịnh, trong đó hộ ít nhất có 0,5 - 1ha, nhiều nhất 2 - 3,5ha. Từ khi thương lái về thu mua nhiều, giá cao, số lượng lớn, người dân bắt đầu quan tâm chăm sóc loại cây này. Theo bà Lý, khi cây trện tốt thì dùng liềm cắt tỉa cành và cột thành từng bó lớn, gánh về nhà phơi khô, chà xát để hoa, hạt trện tách rời, rồi sắp gọn lại, nhập cho thương lái với giá bán tại chỗ là 170.000 đồng/10kg. Sau mỗi lần cắt tỉa cành trện đều phải làm sạch cỏ dại, cây tạp và bón phân đạm tổng hợp để giúp cây tiếp tục phát triển, thu hoạch theo hình thức cuốn chiếu quanh năm. “Do trện là cây hoang dã mọc tự nhiên nên đầu tư vốn ít, chỉ cần bón ít phân đạm tổng hợp và công chăm sóc. Nhiều năm nay, nhờ có thu nhập từ cây trện mà người dân trong vùng đã khá giả”, bà Lý chia sẻ.
Bà Phạm Thị Lý (57 tuổi, ở thôn Tân Thịnh, là chủ của trang trại khoảng 1ha rừng có cây trện mọc tự nhiên xen kẽ), cho biết: Nhiều năm nay không chỉ có người dân xã Sơn Thịnh mà các xã Sơn Lễ, Sơn Tân, Sơn Tiến… cũng thu nhập khá cao nhờ loại cây này. Nhiều nhất là ở thôn Tân Thịnh, Đại Thịnh, trong đó hộ ít nhất có 0,5 - 1ha, nhiều nhất 2 - 3,5ha. Từ khi thương lái về thu mua nhiều, giá cao, số lượng lớn, người dân bắt đầu quan tâm chăm sóc loại cây này. Theo bà Lý, khi cây trện tốt thì dùng liềm cắt tỉa cành và cột thành từng bó lớn, gánh về nhà phơi khô, chà xát để hoa, hạt trện tách rời, rồi sắp gọn lại, nhập cho thương lái với giá bán tại chỗ là 170.000 đồng/10kg. Sau mỗi lần cắt tỉa cành trện đều phải làm sạch cỏ dại, cây tạp và bón phân đạm tổng hợp để giúp cây tiếp tục phát triển, thu hoạch theo hình thức cuốn chiếu quanh năm. “Do trện là cây hoang dã mọc tự nhiên nên đầu tư vốn ít, chỉ cần bón ít phân đạm tổng hợp và công chăm sóc. Nhiều năm nay, nhờ có thu nhập từ cây trện mà người dân trong vùng đã khá giả”, bà Lý chia sẻ.
Bà Phạm Thị Lý cắt tỉa những cây trện mọc tự nhiên tại trang trại của mình
Bà Lê Thị Lộc (ở thôn Tân Thịnh) cho biết: So với trồng lúa, khoai, đậu, bắp… thì cây trện mang lại thu nhập cao hơn gấp 4-5 lần. Mặc dù trện là cây mọc tự nhiên, nhưng cũng phải thường xuyên làm cỏ, cắt đào cây dại xung quanh và bón phân đạm tổng hợp cho trện phát triển tốt, nếu không thì cỏ dại mọc ăn hết. Tương tự, ông Tống Trần Hoan (62 tuổi, ở thôn Tân Thịnh) cho biết: Cây trện mọc tự nhiên, do thiên nhiên ban tặng và mang lại hiệu quả cao, ít tốn đầu tư, nên hiện nay người dân không còn mặn mà với việc trồng cây keo tràm truyền thống nữa, vì các loại cây này không những không hiệu quả mà còn kìm hãm sự phát triển của cây trện và nhiều cây trồng khác. Ngoài ra, cây keo tràm ít ai khai thác, thu mua. Cây trện rất dễ bán, thu nhập quanh năm suốt tháng; hạt và hoa trện còn bán được để làm dầu với giá 20.000 - 25.000 đồng/bao. Theo ông Hoan, hơn 10 năm trở lại đây, cây trện mang lại thu nhập cao và bền vững. Người dân trong vùng cũng đã liên hệ với cơ quan chức năng để hy vọng nghiên cứu ươm giống trồng phổ biến, nhưng không được, vì loại cây này hoàn toàn hoang dã, mọc tự nhiên. Cây trện chủ yếu được thương lái ở Nghệ An vào thu mua, sau đó họ tiếp tục vận chuyển đi nhiều tỉnh, thành phố khác bán.
Ông Nguyễn Hữu Đông, Chủ tịch UBND xã Sơn Thịnh, cho biết: Tổng diện tích đất có rừng của toàn xã là 140ha, trong đó 70ha diện tích có cây trện rừng mọc tự nhiên. Hơn 50 hộ dân có diện tích rừng có cây trện xen kẽ, với thu nhập bình quân trên 30 triệu đồng/ha cây trện/năm. Đây cũng là xã có diện tích rừng có cây trện mọc tự nhiên lớn nhất huyện, trong đó tập trung ở thôn Tân Thịnh và Đại Thịnh, vì đất núi ở đây rất phù hợp. “Cây trện không chỉ góp phần nâng cao thêm nguồn thu nhập cho người dân, cải thiện cuộc sống, xóa đói giảm nghèo mà hàng năm nó còn đóng góp đáng kể vào ngân sách của xã”, ông Đông nói.