Chăm sóc người bệnh tiểu đường

Giải pháp dinh dưỡng cho người tiểu đường
Chăm sóc người bệnh tiểu đường

Người bệnh tiểu đường là người có đường máu luôn cao, chủ yếu do thiếu hụt insulin để chuyển hóa nhóm bột đường ăn vào, là nguyên nhân sinh ra nhiều bệnh khác như: tim mạch, huyết áp, suy thận, thần kinh, hoại tử chi… Nếu được sự tận tâm chăm sóc của người nhà và thầy thuốc, kết hợp với sự nỗ lực của người bệnh sẽ giúp đường huyết ổn định, bệnh nhân an tâm vui sống với gia đình và xã hội.

Thức ăn nhiều xơ như rau, củ, quả giúp làm chậm hấp thụ đường

Thức ăn nhiều xơ như rau, củ, quả giúp làm chậm hấp thụ đường

* Người bị tiểu đường nên chọn những thức ăn gì giúp đường huyết ổn định?

- Để giúp đường huyết ổn định, người bệnh nên tuân thủ chế độ ăn theo lời khuyên của bác sĩ, là nên ăn nhiều rau các loại: rau chân vịt, bầu, bí, mướp, dưa, cà, với thức ăn như: cá, tép, cua, lươn, thịt nạc, đậu phụ, nấm các loại; giảm tinh bột từ cơm, cháo, có thể thay thế bằng miến, bún gạo, bún tươi, khoai lang… Hạn chế thức ăn có đường như bánh, kẹo, nước ngọt, trái cây quá ngọt. Đặc biệt, nên bổ sung trong thực đơn sữa dành cho người tiểu đường để luôn giúp đường huyết ổn định, cơ thể nhận được nhiều chất dinh dưỡng, phòng thoái hóa xương khớp và các bệnh tim mạch…

Theo sự chỉ dẫn của bác sĩ để ổn định đường huyết

Theo sự chỉ dẫn của bác sĩ để ổn định đường huyết

* Chỉ dùng thuốc điều trị tiểu đường có giúp ổn định đường huyết tốt?

- Người bệnh tiểu đường ăn kiêng theo sự hướng dẫn của bác sĩ sẽ góp phần lớn vào việc ổn định đường huyết. Vẫn phải uống thuốc đúng theo toa bác sĩ, nhưng nếu uống thuốc đúng mà không ăn kiêng thì đường huyết khó ổn định. Vì vậy, ăn uống vẫn là khâu quan trọng giúp ổn định đường huyết tốt.

Thuốc lá sẽ gây thêm bệnh ở bệnh nhân tiểu đường

Thuốc lá sẽ gây thêm bệnh ở bệnh nhân tiểu đường

* Người bệnh tiểu đường có nên kiêng rượu, bia, cà phê, thuốc lá?

- Phải kiêng rượu, bia, thuốc lá, vì ở người bệnh tiểu đường, các chức năng trong cơ thể đã suy giảm, dùng những loại trên sẽ dễ làm ngộ độc gan và các bộ phận khác, như vậy bệnh sẽ tiến triển nhanh hơn, nặng hơn. Còn cà phê và các loại nước uống khác nếu uống thì nên dùng đường dành riêng cho người tiểu đường sẽ an toàn hơn.

Vận động vừa sức giúp giảm được lượng mỡ dư thừa

Vận động vừa sức giúp giảm được lượng mỡ dư thừa

* Người bị tiểu đường nên tập môn thể dục nào giúp bệnh giảm nhẹ?

Góc chuyên gia  -  Tư vấn dinh dưỡng Công ty Nutifood
Website: http://www.nutifood.com.vn
Email: nutifood@nutifood.com.vn.
Hotline: 1900 565619

- Nên tăng cường đi bộ, chạy bộ nhẹ nhàng, bơi lội, cầu lông, thể dục dưỡng sinh... những động tác vừa sức giúp giảm được lượng mỡ dư thừa, giảm cân sẽ đỡ bệnh rất nhiều. Giữ vệ sinh cơ thể, tránh mọi vết thương, nhất là ở bàn chân, có thể làm nhiễm trùng rất khó lành, đôi khi gây hoại tử nguy hiểm đến tính mạng. Tuy nhiên, nên đề phòng hạ đường huyết nguy hiểm đến tính mạng, luôn mang theo người gói đường nhỏ hoặc vài viên kẹo, khi có dấu hiệu toát mồ hôi, người mệt lã thì nên uống nước đường, ngậm kẹo, hoặc ăn vài cái bánh quy... sau đó nên đến bác sĩ tư vấn giúp kiểm soát bệnh tốt hơn.

BS Đỗ Thị Nga
Chuyên gitta Tư vấn Dinh dưỡng NutiFood
Nguyên Trưởng Phòng khám TTDD Trẻ em TPHCM


Giải pháp dinh dưỡng cho người tiểu đường

Mục tiêu điều trị bệnh tiểu đường là duy trì đường huyết ổn định trong ngưỡng cho phép để hạn chế biến chứng, nhưng vẫn phải đảm bảo đủ nhu cầu dinh dưỡng để có sức khỏe tốt, sinh hoạt, học tập và làm việc bình thường.

Việc xây dựng lối sống lành mạnh, kết hợp ăn uống hợp lý, tăng cường vận động sẽ góp phần cải thiện tình trạng sức khỏe, hạn chế béo phì, phòng ngừa các bệnh chuyển hóa, phòng bệnh tiểu đường cũng như ngăn ngừa các biến chứng của bệnh.

Người bệnh tiểu đường ngoài việc dùng thuốc thì chế độ ăn là một phần vô cùng quan trọng, không thể điều trị thành công tiểu đường nếu không kiểm soát tốt chế độ ăn uống. Cần cân nhắc khi chọn lựa thực phẩm cũng như cách chế biến, phân bố bữa ăn hợp lý để giúp ổn định đường huyết lâu dài. Nên tránh sử dụng các loại thức ăn có chỉ số đường huyết cao, trường hợp sử dụng các thức ăn có chỉ số đường huyết cao thì nên có sự kết hợp với các loại thực phẩm để giảm sức tải đường huyết, với các thực phẩm thô, nhiều xơ như rau củ quả, giúp làm chậm hấp thụ đường, hạn chế tăng đường máu nhanh sau ăn.

Việc chọn lựa thực phẩm tươi sống cho người tiểu đường ngoài nguyên tắc là chỉ số đường huyết thấp, còn lại, hầu như các tiêu chuẩn về an toàn vệ sinh thực phẩm, về độ tươi mới... không khác so với người bình thường. Những loại thức ăn càng gần gũi với người bệnh càng giúp người bệnh dễ dàng theo đuổi chế độ ăn hợp lý lâu dài. Tuy nhiên, với các sản phẩm chế biến sẵn thì chỉ nên chọn lựa sản phẩm dành riêng cho người tiểu đường. Các loại thực phẩm này đảm bảo chỉ số đường huyết thấp, đồng thời được bổ sung các chất dinh dưỡng quan trọng cho người bệnh.

Diabet Care của NutiFood, đã được kiểm nghiệm lâm sàng bởi Trung tâm Dinh dưỡng TPHCM, là thực phẩm dinh dưỡng dành cho người bệnh tiểu đường và tiền tiểu đường. Với công thức 4-Care giúp ổn định đường huyết nhờ thành phần isomaltulose, một loại đường bột hấp thụ chậm. Sự hiện diện FOS/inulin làm chậm hấp thụ đường vào máu giúp ổn định đường huyết đồng thời hấp thụ tốt các dưỡng chất và ngăn ngừa táo bón. MUFA & PUFA là các acid béo không no giúp làm giảm cholesterol trong máu, kiểm soát huyết áp, hạn chế các bệnh về tim mạch. β-carotene, vitamin A, D giúp tăng cường thị lực, giảm các biến chứng về mắt do tiểu đường gây ra. Vitamin nhóm B, E, C… và Zn giúp tăng cường sức đề kháng, hạn chế các bệnh do nhiễm khuẩn, giúp cơ thể khỏe mạnh. Đặc biệt, chỉ số đường huyết của Diabet Care rất thấp, chỉ 31.5.

R.D.

Tin cùng chuyên mục