Đánh giá về chấp hành dự toán chi NSNN năm 2017, Kiểm toán Nhà nước cho biết, các sai sót trong chấp hành trình tự đầu tư đã được phát hiện và kiến nghị những năm trước nhưng vẫn xảy ra tại không ít các dự án được kiểm toán. Điển hình là các vi phạm như: phê duyệt dự án đầu tư không đúng trình tự, không phù hợp với quy hoạch vùng; xác định tổng mức đầu tư còn sai sót, thiếu chính xác; phê duyệt dự toán vượt tổng mức đầu tư… Qua kiểm toán 1.497 dự án, Kiểm toán Nhà nước đã kiến nghị xử lý tài chính 10.125 tỷ đồng. Bên cạnh đó, một số dự án của các tập đoàn, tổng công ty có hiệu quả đầu tư thấp, thua lỗ lớn, tiềm ẩn nguy cơ mất vốn. Ngoài ra, một số bộ, ngành và địa phương còn để phát sinh nợ đọng xây dựng cơ bản 14.614 tỷ đồng. Tỷ lệ nợ đọng xây dựng cơ bản đến hết 31-12-2016 so với tổng chi đầu tư phát triển năm 2016 của một số địa phương còn lớn như: tỉnh Hà Nam 456,8%; Hà Giang 159,1%; Ninh Bình 132,6%...
Đánh giá về quyết toán NSNN 2016, Ủy ban Tài chính - Ngân sách nhận xét, việc cơ cấu lại chi ngân sách chậm nên tỷ trọng chi thường xuyên/tổng chi NSNN có xu hướng tăng (chi thường xuyên năm 2015 chiếm 62,3% tổng chi NSNN nhưng năm 2016 tăng lên mức 63,5%). Đây cũng là hệ quả của việc chậm triển khai sắp xếp bộ máy, tinh giản biên chế và việc thực hiện cơ chế tự chủ của các đơn vị sự nghiệp công lập còn bất cập. Kết quả kiểm toán tại 13 bộ, ngành và 47 địa phương cho thấy, việc tinh giản biên chế chưa được triển khai có hiệu quả, trong khi đó giao biên chế công chức vượt số Bộ Nội vụ giao 5.087 biên chế; sử dụng lao động thực tế trong các cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập vượt quy định 63.279 người (vượt được giao 44.667 người, vượt định mức 18.612 người).
Việc Quốc hội ban hành Luật NSNN; Luật Kiểm toán nhà nước; Luật Thanh tra; Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí… cùng với đẩy mạnh phòng, chống tham nhũng, xử lý nghiêm sai phạm, theo Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng, về cơ bản kỷ cương, kỷ luật tài chính có chuyển biến tích cực, tuy nhiên, vẫn còn tình trạng chi sai quy định, vượt tiêu chuẩn, dự toán, nhiều công trình đội vốn cao… Thất thoát, lãng phí còn khá phổ biến và diễn ra ở tất cả các lĩnh vực, các ngành, các cấp, các địa phương. Những tồn tại, bất cập còn thể hiện ở việc: đến thời điểm hiện nay một số đơn vị vẫn chưa nộp chương trình hành động cũng như báo cáo thực hiện tiết kiệm, chống lãng phí. “Chúng tôi đã đề nghị Thủ tướng tiếp tục chỉ đạo để kiểm điểm, làm rõ trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị không chấp hành chương trình thực hiện tiết kiệm, chống lãng phí của Chính phủ”, Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng cho biết.
Những số liệu, dẫn chứng nêu trên cho thấy, tình trạng vi phạm kỷ cương, kỷ luật tài chính diễn ra khá phổ biến. Dù có luật, có yêu cầu từ những cơ quan cao nhất báo cáo về vấn đề tiết kiệm, chống lãng phí nhưng nhiều đơn vị vẫn “không sợ”. Số tổ chức cá nhân vi phạm kỷ luật tài chính năm sau cao hơn năm trước cho thấy sự tùy tiện trong chi tiêu đang diễn ra ở một bộ phận không hề nhỏ hiện nay. Cùng với đó, bộ máy hành chính ngày càng phình to, gây sức ép rất lớn đến chi tiêu ngân sách. Trong bối cảnh nguồn thu ngân sách đang bị áp lực giảm khi thuế nhập khẩu tiếp tục cắt giảm thuế theo cam kết hội nhập thì việc chi tiêu nêu trên nếu không được chấn chỉnh sẽ gây sức ép đến bội chi, nợ công, an ninh, an toàn tài chính quốc gia.
Chấn chỉnh kỷ cương, kỷ luật tài chính, chống lãng phí, thất thoát, mấu chốt vẫn là giao dự toán sát với nhu cầu và thanh tra, kiểm tra, kiểm toán, xử lý nghiêm các vi phạm, đặc biệt là phải quy rõ trách nhiệm người đứng đầu những nơi xảy ra vi phạm; thu hồi đầy đủ vào NSNN đối với các khoản chi sai chế độ, tiêu chuẩn. Nếu làm quyết liệt được như vậy thì tình trạng coi tiền ngân sách như “tiền chùa” mới giảm và tránh được tình trạng năm nào vấn đề này cũng được đề cập nhưng mức độ nghiêm trọng của năm sau lại… cao hơn năm trước.
Đánh giá về quyết toán NSNN 2016, Ủy ban Tài chính - Ngân sách nhận xét, việc cơ cấu lại chi ngân sách chậm nên tỷ trọng chi thường xuyên/tổng chi NSNN có xu hướng tăng (chi thường xuyên năm 2015 chiếm 62,3% tổng chi NSNN nhưng năm 2016 tăng lên mức 63,5%). Đây cũng là hệ quả của việc chậm triển khai sắp xếp bộ máy, tinh giản biên chế và việc thực hiện cơ chế tự chủ của các đơn vị sự nghiệp công lập còn bất cập. Kết quả kiểm toán tại 13 bộ, ngành và 47 địa phương cho thấy, việc tinh giản biên chế chưa được triển khai có hiệu quả, trong khi đó giao biên chế công chức vượt số Bộ Nội vụ giao 5.087 biên chế; sử dụng lao động thực tế trong các cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập vượt quy định 63.279 người (vượt được giao 44.667 người, vượt định mức 18.612 người).
Việc Quốc hội ban hành Luật NSNN; Luật Kiểm toán nhà nước; Luật Thanh tra; Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí… cùng với đẩy mạnh phòng, chống tham nhũng, xử lý nghiêm sai phạm, theo Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng, về cơ bản kỷ cương, kỷ luật tài chính có chuyển biến tích cực, tuy nhiên, vẫn còn tình trạng chi sai quy định, vượt tiêu chuẩn, dự toán, nhiều công trình đội vốn cao… Thất thoát, lãng phí còn khá phổ biến và diễn ra ở tất cả các lĩnh vực, các ngành, các cấp, các địa phương. Những tồn tại, bất cập còn thể hiện ở việc: đến thời điểm hiện nay một số đơn vị vẫn chưa nộp chương trình hành động cũng như báo cáo thực hiện tiết kiệm, chống lãng phí. “Chúng tôi đã đề nghị Thủ tướng tiếp tục chỉ đạo để kiểm điểm, làm rõ trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị không chấp hành chương trình thực hiện tiết kiệm, chống lãng phí của Chính phủ”, Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng cho biết.
Những số liệu, dẫn chứng nêu trên cho thấy, tình trạng vi phạm kỷ cương, kỷ luật tài chính diễn ra khá phổ biến. Dù có luật, có yêu cầu từ những cơ quan cao nhất báo cáo về vấn đề tiết kiệm, chống lãng phí nhưng nhiều đơn vị vẫn “không sợ”. Số tổ chức cá nhân vi phạm kỷ luật tài chính năm sau cao hơn năm trước cho thấy sự tùy tiện trong chi tiêu đang diễn ra ở một bộ phận không hề nhỏ hiện nay. Cùng với đó, bộ máy hành chính ngày càng phình to, gây sức ép rất lớn đến chi tiêu ngân sách. Trong bối cảnh nguồn thu ngân sách đang bị áp lực giảm khi thuế nhập khẩu tiếp tục cắt giảm thuế theo cam kết hội nhập thì việc chi tiêu nêu trên nếu không được chấn chỉnh sẽ gây sức ép đến bội chi, nợ công, an ninh, an toàn tài chính quốc gia.
Chấn chỉnh kỷ cương, kỷ luật tài chính, chống lãng phí, thất thoát, mấu chốt vẫn là giao dự toán sát với nhu cầu và thanh tra, kiểm tra, kiểm toán, xử lý nghiêm các vi phạm, đặc biệt là phải quy rõ trách nhiệm người đứng đầu những nơi xảy ra vi phạm; thu hồi đầy đủ vào NSNN đối với các khoản chi sai chế độ, tiêu chuẩn. Nếu làm quyết liệt được như vậy thì tình trạng coi tiền ngân sách như “tiền chùa” mới giảm và tránh được tình trạng năm nào vấn đề này cũng được đề cập nhưng mức độ nghiêm trọng của năm sau lại… cao hơn năm trước.