Chính phủ Đức hỗ trợ Việt Nam giảm thiểu ô nhiễm môi trường

Đó là thông tin của các chuyên gia môi trường tại hội thảo công nghệ bảo vệ môi trường vùng ven biển Việt Nam do viện Môi trường và Tài nguyên, Đại học quốc gia TPHCM tổ chức. Theo Tiến sĩ Nguyễn Hồng Quân, Viện Môi trường và Tài nguyên, tình trạng biến đổi khí hậu ngày càng phức tạp đang khiến cho chất lượng môi trường ngày càng xấu đi.

Đó là thông tin của các chuyên gia môi trường tại hội thảo công nghệ bảo vệ môi trường vùng ven biển Việt Nam do viện Môi trường và Tài nguyên, Đại học quốc gia TPHCM tổ chức. Theo Tiến sĩ Nguyễn Hồng Quân, Viện Môi trường và Tài nguyên, tình trạng biến đổi khí hậu ngày càng phức tạp đang khiến cho chất lượng môi trường ngày càng xấu đi.

Cụ thể, dự báo đến năm 2100, nhiệt độ trung bình sẽ tăng lên khoảng 30oC, nắng hạn sẽ kéo dài hơn và ô nhiễm không khí cũng có chiều hướng gia tăng bởi các hoạt động sản xuất công nghiệp. Bên cạnh đó, chất lượng nguồn nước cũng có chiều hướng suy giảm do tác động của biến đổi khí hậu và quá trình đô thị hóa ngày càng tăng.

Để cải thiện thực trạng ô nhiễm trên, dưới sự tài trợ của Chính phủ Đức, dự án công nghệ và giải pháp bảo vệ môi trường nước vùng ven biển trong điều kiện biến đổi khí hậu (EWATEC COAST) được triển khai. Theo đó, dự án tập trung vào việc phát triển, triển khai vào các kỹ thuật, công cụ và hệ thống quản lý nhằm hướng tới phát triển bền vững lưu vực sông Thị Vải, rừng ngập mặn Cần Giờ. Các tác động của con người, biến đổi khí hậu, mực nước biển dâng trong quá khứ, hiện tại và tương lai đều được quan tâm trong khuôn khổ dự án.

Cụ thể, dự án đã thực hiện khảo sát chất lượng nước mặt; nước ngầm; sinh thái rừng ngập mặn; khí tượng, biến đổi khí hậu và ô nhiễm không khí; sinh thái môi trường nước; bảo vệ đới bờ; công nghệ xử lý nước thải; hệ thống quản lý cơ sở dữ liệu; và điều phối dự án. Trong đó hợp phần hệ thống quản lý cơ sở dữ liệu có chức năng liên kết và thể hiện các kết quả của dự án. Hợp phần này còn bao gồm các kết quả tính toán từ mô hình thủy lực, chất lượng nước trong điều kiện nhiều kịch bản khác nhau, từ quá khứ đến tương lai, hiệu quả của việc có hoặc không có các giải pháp giảm thiểu ô nhiễm. Bên cạnh các kết quả từ số liệu đo đạc thực nghiệm, phân tích môi trường, mô hình mô phỏng, hợp phần thí điểm hệ thống xử lý nước thải thể hiện kết quả áp dụng các kỹ thuật xử lý tiên tiến và thiết thực trong xử lý nước thải thuộc da, dệt nhuộm. Hiện dự án đã bước đầu cung cấp các hướng dẫn nhằm giải quyết các vấn đề thực tiễn cho các cơ quan quản lý nhà nước của các địa phương có liên quan, đặc biệt là các sở Tài nguyên và Môi trường các tỉnh Đồng Nai, Tây Ninh và TP HCM. Mặt khác, đề xuất được công nghệ tiên tiến để xử lý nước thải thuộc da thông qua mô hình pilot đa bậc.

HỒNG HÀ

Tin cùng chuyên mục