Đây là chương trình đầu tiên được áp dụng ở châu Âu và đã thể hiện một số lợi ích ban đầu như giảm stress, thúc đẩy động lực tìm việc làm, tạo điều kiện theo đuổi các ý tưởng kinh doanh cho những người tham gia. Juha Jarvinen, một thanh niên thất nghiệp sống tại miền Tây Phần Lan, được lựa chọn ngẫu nhiên để nhận khoản tiền trợ cấp hàng tháng bắt đầu từ tháng 1 vừa qua.
Trả lời phỏng vấn của tờ The Economist, anh nói rằng khác với khi nhận trợ cấp thất nghiệp, giờ đây anh đang tích cực tìm kiếm một công việc mới. Trước đây, anh được đề nghị làm một số công việc bán thời gian, nhưng anh không nhận bởi chúng sẽ ảnh hưởng đến khoản trợ cấp thất nghiệp. Juha cảm thấy bớt căng thẳng hơn, không phải tham gia vào những chương trình phúc lợi vô bổ hay điền vào những tờ trình và trả lời phỏng vấn của các quan chức việc làm.
Khác với chương trình trợ cấp thất nghiệp thường thấy ở các nước phát triển, người nhận không cần phải chứng minh đang tìm việc làm hay thường xuyên báo cáo với giới chức về nhu cầu nhận tiền. Với chương trình thí điểm, nếu một người tham gia tìm được việc làm, họ sẽ tiếp tục nhận được khoản tiền trợ cấp. Điều này giúp loại bỏ một trong những hạn chế của chương trình phúc lợi hiện tại: tăng động lực nghỉ việc. Chính phủ Phần Lan cho rằng sáng kiến này có thể giúp tiết kiệm ngân sách trong dài hạn. Hệ thống phúc lợi của nước này rất phức tạp và tiêu tốn một lượng ngân sách lớn, nên việc đơn giản hóa có thể giúp cắt giảm chi phí vận hành tốn kém.
Hiện Phần Lan không phải là nơi duy nhất có ý tưởng về thu nhập đảm bảo. Thành phố Livorno (Italia) từ tháng 6-2016 đã khởi động chương trình tương tự cho 100 hộ gia đình nghèo nhất tại địa phương. Đến tháng 1-2017, chương trình được mở rộng cho thêm 100 hộ gia đình nữa. Mỗi hộ tham gia được nhận 500 EUR/tháng. Một số quốc gia khác như Canada, Iceland, Brazil cũng đang xem xét thử nghiệm chương trình tương tự.
Tuy nhiên, chương trình “cho tiền” này cũng vấp phải nhiều chỉ trích. Tổ chức Công đoàn Phần Lan (SAK) cho rằng đây là chương trình không khả thi và nó sẽ khuyến khích số người làm việc ít hơn trong khi tăng lương ở các ngành nghề không mong muốn. Ilkka Kaukoranta - chuyên gia kinh tế trưởng thuộc SAK - trả lời phỏng vấn tờ Bloomberg rằng: “Chương trình làm chệch hướng chính sách xã hội”.
Trong khi đó, cũng có ý kiến cho rằng số tiền “cho không” như thế là quá cao. Một người thất nghiệp tại Phần Lan phát biểu rằng: “Tôi rất vui nếu nhận mức thu nhập cơ bản cao. Nhưng mức thu nhập cơ bản cao như thế ở tất cả trường hợp sẽ có ảnh hưởng tiêu cực”. Giới trí thức cũng cho rằng về dài hạn, Phần Lan nên tìm cách thúc đẩy người dân “sống nhờ sức lao động” chứ không phải nhờ tiền chính phủ. Năm ngoái, Thụy Sĩ cũng tính “tặng” mỗi công dân trưởng thành khoản thu nhập đảm bảo 2.500 USD/tháng, nhưng kế hoạch này đã bị bác bỏ trong một cuộc trưng cầu dân ý khi 75% cử tri Thụy Sĩ không đồng ý với kế hoạch này.
Trả lời phỏng vấn của tờ The Economist, anh nói rằng khác với khi nhận trợ cấp thất nghiệp, giờ đây anh đang tích cực tìm kiếm một công việc mới. Trước đây, anh được đề nghị làm một số công việc bán thời gian, nhưng anh không nhận bởi chúng sẽ ảnh hưởng đến khoản trợ cấp thất nghiệp. Juha cảm thấy bớt căng thẳng hơn, không phải tham gia vào những chương trình phúc lợi vô bổ hay điền vào những tờ trình và trả lời phỏng vấn của các quan chức việc làm.
Khác với chương trình trợ cấp thất nghiệp thường thấy ở các nước phát triển, người nhận không cần phải chứng minh đang tìm việc làm hay thường xuyên báo cáo với giới chức về nhu cầu nhận tiền. Với chương trình thí điểm, nếu một người tham gia tìm được việc làm, họ sẽ tiếp tục nhận được khoản tiền trợ cấp. Điều này giúp loại bỏ một trong những hạn chế của chương trình phúc lợi hiện tại: tăng động lực nghỉ việc. Chính phủ Phần Lan cho rằng sáng kiến này có thể giúp tiết kiệm ngân sách trong dài hạn. Hệ thống phúc lợi của nước này rất phức tạp và tiêu tốn một lượng ngân sách lớn, nên việc đơn giản hóa có thể giúp cắt giảm chi phí vận hành tốn kém.
Hiện Phần Lan không phải là nơi duy nhất có ý tưởng về thu nhập đảm bảo. Thành phố Livorno (Italia) từ tháng 6-2016 đã khởi động chương trình tương tự cho 100 hộ gia đình nghèo nhất tại địa phương. Đến tháng 1-2017, chương trình được mở rộng cho thêm 100 hộ gia đình nữa. Mỗi hộ tham gia được nhận 500 EUR/tháng. Một số quốc gia khác như Canada, Iceland, Brazil cũng đang xem xét thử nghiệm chương trình tương tự.
Tuy nhiên, chương trình “cho tiền” này cũng vấp phải nhiều chỉ trích. Tổ chức Công đoàn Phần Lan (SAK) cho rằng đây là chương trình không khả thi và nó sẽ khuyến khích số người làm việc ít hơn trong khi tăng lương ở các ngành nghề không mong muốn. Ilkka Kaukoranta - chuyên gia kinh tế trưởng thuộc SAK - trả lời phỏng vấn tờ Bloomberg rằng: “Chương trình làm chệch hướng chính sách xã hội”.
Trong khi đó, cũng có ý kiến cho rằng số tiền “cho không” như thế là quá cao. Một người thất nghiệp tại Phần Lan phát biểu rằng: “Tôi rất vui nếu nhận mức thu nhập cơ bản cao. Nhưng mức thu nhập cơ bản cao như thế ở tất cả trường hợp sẽ có ảnh hưởng tiêu cực”. Giới trí thức cũng cho rằng về dài hạn, Phần Lan nên tìm cách thúc đẩy người dân “sống nhờ sức lao động” chứ không phải nhờ tiền chính phủ. Năm ngoái, Thụy Sĩ cũng tính “tặng” mỗi công dân trưởng thành khoản thu nhập đảm bảo 2.500 USD/tháng, nhưng kế hoạch này đã bị bác bỏ trong một cuộc trưng cầu dân ý khi 75% cử tri Thụy Sĩ không đồng ý với kế hoạch này.