Chú trọng cơ chế giám sát trong lĩnh vực hành chính về đất đai

(SGGP).- Ngày 9-5, cuộc giao lưu trực tuyến nhằm lấy ý kiến đóng góp của nhân dân vào dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) đã được Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam tổ chức tại Hà Nội. Tại buổi giao lưu, Thứ trưởng Bộ TN-MT Nguyễn Mạnh Hiển cho biết, đến nay cơ quan soạn thảo đã nhận được gần 7 triệu lượt ý kiến góp ý của tổ chức và cá nhân góp ý cho toàn bộ các chương, điều của dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi).

(SGGP).- Ngày 9-5, cuộc giao lưu trực tuyến nhằm lấy ý kiến đóng góp của nhân dân vào dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) đã được Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam tổ chức tại Hà Nội. Tại buổi giao lưu, Thứ trưởng Bộ TN-MT Nguyễn Mạnh Hiển cho biết, đến nay cơ quan soạn thảo đã nhận được gần 7 triệu lượt ý kiến góp ý của tổ chức và cá nhân góp ý cho toàn bộ các chương, điều của dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi).

Đáng lưu ý là câu hỏi của một bạn đọc tại Hà Nội đã nêu một vấn đề đang “nóng” trong dư luận những ngày qua là thẩm quyền cho phép chuyển mục đích sử dụng đất rừng, vốn được nêu tại nhiều văn bản pháp quy hiện hành (như Luật Đất đai 2003; Luật Bảo vệ và phát triển rừng và Nghị quyết của Quốc hội về dự án, công trình quan trọng quốc gia trình Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư) nhưng thiếu sự thống nhất.

Ông Nguyễn Đắc Nhẫn, Phó Cục trưởng Cục Quy hoạch đất đai, Tổng cục Quản lý đất đai, cho hay trên thực tế đúng là việc chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa, đất rừng phòng hộ, rừng đặc dụng theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất ở một số địa phương vừa qua chưa nghiêm. Để khắc phục tình trạng trên và đảm bảo mục tiêu an ninh lương thực quốc gia (giữ 3,8 triệu ha đất trồng lúa), bảo vệ môi trường sinh thái… dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) tiếp tục quy định các biện pháp bảo vệ nghiêm ngặt các loại đất này thông qua quy định chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa, đất rừng phòng hộ, rừng đặc dụng sang mục đích khác phải được cơ quan có thẩm quyền cho phép.

Theo đó, dự thảo luật được xây dựng theo hướng quy định cụ thể quy mô về diện tích sử dụng đất trồng lúa, đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ của các dự án, công trình phải có quyết định của Quốc hội hoặc chấp thuận của Thủ tướng Chính phủ trước khi trình các cơ quan có thẩm quyền. Trừ các dự án có diện tích phải chuyển mục đích sử dụng nhỏ (từ 10ha đất trồng lúa, từ 20ha đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng trở xuống); còn lại UBND cấp tỉnh khi quyết định giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng để thực hiện các dự án đầu tư phải có văn bản quyết định chủ trương đầu tư của Quốc hội hoặc văn bản chấp thuận của Thủ tướng Chính phủ.

Đại diện cơ quan soạn thảo dự luật cũng đã tiếp thu ý kiến của người dân về việc nghiên cứu, quy định rõ quyền lợi, trách nhiệm của chính quyền cơ sở và người đứng đầu trong công tác quản lý đất đai; bổ sung nội dung quy hoạch đất dành cho các sinh hoạt cộng đồng; bổ sung quy định doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được nhận chuyển nhượng vốn là giá trị quyền sử dụng đất (phải thực hiện các nghĩa vụ tài chính của nhà nước theo quy định); quy định về cơ chế công khai giám sát, kết quả giám sát việc thi hành chính sách, pháp luật trong giải quyết khiếu nại tố cáo của công dân đối với các hành vi hành chính và quyết định hành chính về đất đai… 

ANH THƯ

Tin cùng chuyên mục