Chưa có quy định tạm giữ sản phẩm nông nghiệp có chứa chất cấm vượt ngưỡng

Chiều 29-10, Ban Văn hóa - Xã hội (HĐND TPHCM) đã có buổi giám sát với Ban Quản lý An toàn thực phẩm (ATTP) TPHCM, Sở Y tế TPHCM, Sở Công thương TPHCM về thực hiện chính sách, pháp luật về tình hình ATTP trên địa bàn thành phố. 

Theo ông Lê Huỳnh Minh Tú, Phó Giám đốc Sở Công thương, tính đến nay, có 28 doanh nghiệp bình ổn thị trường đầu tư 47 nhà máy, cơ sở sản xuất, 63 trang trại, cụm trang trại nuôi trồng tại các địa phương. Cùng với đó, các doanh nghiệp đã trở thành đầu mối tiêu thụ lớn các mặt hàng nông sản thực phẩm được nuôi trồng theo quy trình VietGAP, GlobalGAP…, góp phần đảm bảo ATTP cho người dân trên địa bàn thành phố. 

Báo cáo tại buổi giám sát, bà Phạm Khánh Phong Lan, Trưởng Ban Quản lý ATTP TPHCM thông tin, tính đến nay, ban đã cấp 506 giấy chứng nhận cho 381 trang trại, cơ sở sản xuất, cơ sở kinh doanh với tổng sản lượng rau, thịt, thủy sản 243.787 tấn/năm, trứng gà 535.204.004 quả/năm và nước mắm 12 triệu lít/năm. 

Hiện nay, ban đang xây dựng và triển khai mô hình chợ thực phẩm an toàn với 239 chợ đang hoạt động để phát triển mạng lưới chợ truyền thống đáp ứng tiêu chí về ATTP. Từ khi thành lập đến tháng 9-2020, ban tiến hành kiểm tra 17.979 cơ sở, phát hiện 2.022 cơ sở vi phạm, xử phạt vi phạm hành chính 2.007 cơ sở với số tiền phạt hơn 27 tỷ đồng.

Trong quá trình thực hiện vẫn còn phát sinh một số khó khăn về xử lý vi phạm đối với việc sử dụng chất cấm, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật sai quy định. Bà Phạm Khánh Phong Lan cho biết, theo quy định, để có cơ sở xử lý đối với các trường hợp nông sản thực phẩm tươi sống bị nhiễm khuẩn hoặc tồn dư hóa chất, chất cấm phải có kết quả phân tích định lượng tại phòng kiểm nghiệm được chỉ định. Tuy nhiên, kết quả phân tích định lượng thường mất thời gian 2 - 4 ngày.

Hiện nay, chưa có quy định tạm giữ lô hàng trong thời gian chờ kết quả phân tích định lượng, nên khi có kết quả phân tích định lượng thì lô hàng đã được phân phối, không còn tại chợ. Vì vậy, việc xử lý vi phạm về ATTP đối với các nông sản thực phẩm tươi sống bị nhiễm khuẩn hoặc có hóa chất, chất cấm tại chợ đầu mối, chủ yếu chỉ xử lý vi phạm hành chính bằng hình thức phạt tiền, việc áp dụng biện pháp tịch thu, tiêu hủy là không thể thực hiện được. Do đó, Ban đề xuất có quy định về biện pháp xử lý ngăn chặn vi phạm như đình chỉ kinh doanh, tạm giữ lô hàng, điều kiện bảo quản hàng hóa trong thời gian chờ kết quả phân tích định lượng để xử lý theo quy định của pháp luật.

Tin cùng chuyên mục

Đọc nhiều nhất

Kiểm tra, giám sát mã số vùng trồng - Nỗ lực kiểm soát chất lượng nông sản

Kiểm tra, giám sát mã số vùng trồng - Nỗ lực kiểm soát chất lượng nông sản

Các tỉnh ĐBSCL hiện đang dẫn đầu cả nước về mã số vùng trồng (MSVT) với 25 sản phẩm cây ăn trái xuất khẩu, đồng thời cũng dẫn đầu về cơ sở đóng gói được cấp mã số. Tuy nhiên, nhiều thách thức đang đặt ra cho quá trình duy trì hoạt động để đáp ứng yêu cầu của các nước nhập khẩu.

Địa ốc

Thông tin kinh tế

Lần đầu tiên Hiệp hội Mì ăn liền Thế giới tổ chức hội nghị tại Việt Nam

Hiệp hội Mì ăn liền Thế giới tổ chức hội nghị tại Việt Nam

Sau 4 năm tạm ngưng các cuộc họp trực tiếp (face-to-face) do dịch Covid-19, giữa tháng 9 vừa qua, Hiệp hội Mì ăn liền Thế giới (gọi tắt là WINA) đã quyết định tổ chức hội nghị Ban an toàn thực phẩm tại khách sạn Saigon Prince, TPHCM. Đây là lần đầu tiên Hiệp hội này tổ chức hội nghị tại Việt Nam. Acecook Việt Nam là đại diện duy nhất của Việt Nam tham dự hội nghị này.
Căn hộ “một bước chân chạm biển” MerryHome (MerryLand Quy Nhơn) thu hút nghệ sĩ trẻ

Căn hộ “một bước chân chạm biển” MerryHome (MerryLand Quy Nhơn) thu hút nghệ sĩ trẻ

Đến tham quan căn hộ mẫu MerryHome, dòng sản phẩm mới với những tòa tháp đầu tiên thuộc phân khu Marina District (dự án MerryLand Quy Nhơn), Hoa hậu Miss World 2022 Mai Phương, Hoa hậu Liên lục địa 2022 Bảo Ngọc, Hoa hậu Việt Nam 2022 Thanh Thủy, Á hậu Miss World 2019 kiêm ca sĩ Lona… đều thích thú trước không gian sống “một bước chạm sóng, hai bước chạm biển” của căn hộ biển MerryHome.