Bắt đầu từ năm 2007 ở Sydney (Australia), số người tham gia chỉ khoảng 2 triệu người. Sau đó, nhờ các phương tiện truyền thông cùng với thông điệp ý nghĩa thiết thực, đến nay đã có hơn 1 tỷ người và gần 4.000 thành phố trên thế giới tham gia.
Mặc dù mỗi quốc gia có những hoạt động, tuyên truyền khác nhau, song tất cả đều hướng đến mục tiêu chung nhằm nâng cao nhận thức cho cộng đồng trong việc tiết kiệm điện năng, giảm lượng khí thải CO2 ra môi trường. Tại Indonesia, để giảm lượng tiêu thụ nhựa, Quỹ Quốc tế bảo vệ thiên nhiên (WWF) Indonesia đã khuyến khích việc tạo dựng những khu vực không có rác thải ở 31 thành phố. Ngoài ra, là đất nước có lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính lớn thứ 3 thế giới và tỷ lệ phá rừng cao, Indonesia đang lên kế hoạch khởi động chương trình trồng cây gây rừng. WWF Indonesia sẽ trồng 26.000 cây ngập mặn ở 15 khu vực trên khắp cả nước, cam kết với chính phủ sẽ giảm lượng khí gây nên hiện tượng nhà kính đến 26% vào năm 2020. Nhằm nâng cao ý thức về sự giảm sút của thiên nhiên và kinh doanh động vật hoang dã bất hợp pháp, WWF Indonesia hợp tác với Angkasa Pura 1 - một công ty dịch vụ không lưu nhà nước và Ủy ban Olympic châu Á 2018 cung cấp các chương trình giáo dục về môi trường tại 310 trường học và 13 sân bay trong vòng 1 năm. Đài tưởng niệm Quốc gia cũng như các địa danh khác ở hơn 50 thành phố của Indonesia sẽ cùng nhau tắt đèn vào Giờ Trái đất.
Tương tự, vì nhu cầu về năng lượng đang tăng, WWF Nepal cũng sẽ tận dụng Giờ Trái đất để vận động người dân Nepal chuyển sang sử dụng đèn LED thân thiện với môi trường. WWF Nepal sẽ điều hành một chiến dịch chạy trực tuyến nhằm tạo dựng mối liên kết giữa các hành động có trách nhiệm và bảo vệ môi trường, cũng như phân phối cho người dân 10.000 bóng đèn LED. Ngoài ra, WWF Nepal cũng đang đề nghị Chính phủ nước này trợ cấp thêm 20 triệu bóng đèn LED để có thể tiết kiệm được 200MW điện. Trong khi đó, WWF Campuchia cũng đã triển khai các hoạt động cấm săn bắn trái phép, phát triển cơ sở hạ tầng và khai thác dầu mỏ đã gây nên nhiều thiệt hại cho những khu rừng và các loài động vật hoang dã của nước này trong những năm gần đây. Nhằm mục đích tăng gấp đôi số lượng hổ hoang dã trên toàn thế giới vào năm 2020, Campuchia đã đưa hổ vào vùng Cảnh quan đồng bằng phía Đông để bảo tồn. Giờ Trái đất năm 2018 sẽ nâng cao nhận thức trong việc duy trì sự lành mạnh và bảo vệ hệ sinh thái, khuyến khích mọi người ủng hộ các nỗ lực bảo tồn môi trường sinh thái.
Có thể thấy rằng, bảo vệ môi trường, bảo vệ Trái đất không còn là nhiệm vụ của một cá nhân riêng lẻ nào nữa mà đã là nhiệm vụ, trách nhiệm của từng quốc gia. Nếu các quốc gia cùng chung tay hành động, cùng góp tiếng nói thì chắc rằng, hành tinh của chúng ta sẽ ngày một xanh - sạch - đẹp hơn.
Mặc dù mỗi quốc gia có những hoạt động, tuyên truyền khác nhau, song tất cả đều hướng đến mục tiêu chung nhằm nâng cao nhận thức cho cộng đồng trong việc tiết kiệm điện năng, giảm lượng khí thải CO2 ra môi trường. Tại Indonesia, để giảm lượng tiêu thụ nhựa, Quỹ Quốc tế bảo vệ thiên nhiên (WWF) Indonesia đã khuyến khích việc tạo dựng những khu vực không có rác thải ở 31 thành phố. Ngoài ra, là đất nước có lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính lớn thứ 3 thế giới và tỷ lệ phá rừng cao, Indonesia đang lên kế hoạch khởi động chương trình trồng cây gây rừng. WWF Indonesia sẽ trồng 26.000 cây ngập mặn ở 15 khu vực trên khắp cả nước, cam kết với chính phủ sẽ giảm lượng khí gây nên hiện tượng nhà kính đến 26% vào năm 2020. Nhằm nâng cao ý thức về sự giảm sút của thiên nhiên và kinh doanh động vật hoang dã bất hợp pháp, WWF Indonesia hợp tác với Angkasa Pura 1 - một công ty dịch vụ không lưu nhà nước và Ủy ban Olympic châu Á 2018 cung cấp các chương trình giáo dục về môi trường tại 310 trường học và 13 sân bay trong vòng 1 năm. Đài tưởng niệm Quốc gia cũng như các địa danh khác ở hơn 50 thành phố của Indonesia sẽ cùng nhau tắt đèn vào Giờ Trái đất.
Tương tự, vì nhu cầu về năng lượng đang tăng, WWF Nepal cũng sẽ tận dụng Giờ Trái đất để vận động người dân Nepal chuyển sang sử dụng đèn LED thân thiện với môi trường. WWF Nepal sẽ điều hành một chiến dịch chạy trực tuyến nhằm tạo dựng mối liên kết giữa các hành động có trách nhiệm và bảo vệ môi trường, cũng như phân phối cho người dân 10.000 bóng đèn LED. Ngoài ra, WWF Nepal cũng đang đề nghị Chính phủ nước này trợ cấp thêm 20 triệu bóng đèn LED để có thể tiết kiệm được 200MW điện. Trong khi đó, WWF Campuchia cũng đã triển khai các hoạt động cấm săn bắn trái phép, phát triển cơ sở hạ tầng và khai thác dầu mỏ đã gây nên nhiều thiệt hại cho những khu rừng và các loài động vật hoang dã của nước này trong những năm gần đây. Nhằm mục đích tăng gấp đôi số lượng hổ hoang dã trên toàn thế giới vào năm 2020, Campuchia đã đưa hổ vào vùng Cảnh quan đồng bằng phía Đông để bảo tồn. Giờ Trái đất năm 2018 sẽ nâng cao nhận thức trong việc duy trì sự lành mạnh và bảo vệ hệ sinh thái, khuyến khích mọi người ủng hộ các nỗ lực bảo tồn môi trường sinh thái.
Có thể thấy rằng, bảo vệ môi trường, bảo vệ Trái đất không còn là nhiệm vụ của một cá nhân riêng lẻ nào nữa mà đã là nhiệm vụ, trách nhiệm của từng quốc gia. Nếu các quốc gia cùng chung tay hành động, cùng góp tiếng nói thì chắc rằng, hành tinh của chúng ta sẽ ngày một xanh - sạch - đẹp hơn.