Ngày 6-8, Phạm Lê Hoàng Uyển, phóng viên Tạp chí Hướng nghiệp và Hòa nhập, bị Công an TP Cần Thơ bắt quả tang đang nhận 280 triệu đồng của 2 doanh nghiệp bất động sản bị tống tiền. Trước đó, ngày 4-8, Nguyễn Thế Thắng, phóng viên Đài Tiếng nói Việt Nam, bị Công an tỉnh Đắk Lắk bắt quả tang đang nhận 45 triệu đồng của 2 người. Trước đó nữa, ngày 22-6, Lê Duy Phong, Trưởng ban Bạn đọc Báo điện tử Giáo dục Việt Nam, bị Công an TP Yên Bái bắt quả tang nhận 50 triệu đồng từ một doanh nghiệp. Liên tiếp xảy ra các vụ nhà báo lợi dụng hoạt động nghề nghiệp để tống tiền, khiến dư luận rất bất bình và những người làm báo có lòng tự trọng, tâm huyết với nghề phải cảm thấy đau xót, tổn thương.
Những nhà báo lợi dụng hoạt động nghề nghiệp, có hành vi trái đạo đức, vi phạm pháp luật đều dùng những thủ đoạn tống tiền không mới và cũng chẳng có gì tinh vi. Có kẻ viết bài điều tra chống tiêu cực nhưng không đăng báo, mà đưa cho đối tượng đọc trước, để rồi ngậm miệng ăn tiền. Có kẻ tìm những chuyện sai trái, sai sót, điểm yếu của doanh nghiệp, cán bộ và cả người dân, để cưỡng ép lấy tiền chung chi. Có kẻ tận dụng các quan hệ trong hoạt động nghề báo để làm các dịch vụ chạy trường, chạy dự án, chạy nhà đất, chạy chức, chạy án…
Từ khi có báo điện tử, có kẻ kiếm tiền bất chính bằng phương thức hứa can thiệp gỡ các bài bất lợi cho đối tượng đã đăng trên báo điện tử. Bộ trưởng Bộ Thông tin - Truyền thông Trương Minh Tuấn cũng đã chỉ rõ hiện tượng và phương thức tiêu cực: Có những phóng viên các cơ quan báo chí liên kết với nhau thành một số nhóm “đánh hội đồng” doanh nghiệp bằng cách thức “sáng đăng, trưa gặp, chiều gỡ” - nghĩa là sáng đăng bài, trưa được mời đi nhậu, nhận phong bì và chiều về gỡ bài.
“Nhà báo” là một danh xưng nghề nghiệp đáng trân trọng. Vậy mà thật đau lòng khi giờ đây lại có những nhà báo vi phạm những chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp, tha hóa đến mức lưu manh. Đây là vấn đề cần phải nghiêm túc mổ xẻ để chỉnh đốn đội ngũ. Hiện nay, với việc ra đời quá nhiều cơ quan báo chí, nên đầu vào tuyển dụng nhân sự phóng viên không được sàng lọc kỹ càng. Không ít cơ quan báo chí và cơ quan chủ quản buông lỏng việc rèn luyện, giáo dục phẩm chất đạo đức, ý thức trách nhiệm và tinh thần cống hiến của người làm báo. Trong khi đó lại thiếu các giải pháp phòng chống tiêu cực kiên quyết và hữu hiệu; có những kẽ hở pháp luật và sơ hở trong quản lý cán bộ - phóng viên. Điều đáng lo ngại là có những báo mạng ra đời chỉ với mục đích khai thác quảng cáo, phóng viên không sống bằng lương và nhuận bút, mà được buông thả cho tự quơ quào kiếm tiền bằng xin xỏ, vòi vĩnh, viết thuê, nên dễ sa vào hành vi bất chính.
Nghề báo là nghề đặc biệt, hoạt động không bị quản lý chặt chẽ về giờ giấc, đi lại, giao tiếp, do vậy kỷ cương, kỷ luật của cơ quan báo chí không đủ chi phối hết được mọi hành vi, lĩnh vực hoạt động của phóng viên trong tổng hòa các mối quan hệ xã hội. Trong bối cảnh kinh tế - xã hội có nhiều tác động tiêu cực, kích thích chủ nghĩa thực dụng, chủ nghĩa cá nhân, lối sống hưởng thụ, vậy mà vẫn có rất nhiều nhà báo không chạy theo đồng tiền bất chấp đạo lý. Chính là do họ đã trui rèn nhân cách, có lòng tự trọng, có ý thức nói không với cái xấu. Cùng với nguyên tắc sống tuân thủ pháp luật, từng nhà báo đề cao ý thức sống có đạo đức, có lòng tự trọng, có lương tâm, để không làm điều xấu - cho dù không ai thấy, không ai biết, có thể qua mặt được pháp luật, có thể dễ dàng vụ lợi.
Cuối năm 2016 Hội Nhà báo Việt Nam đã công bố 10 điều quy định đạo đức nghề nghiệp người làm báo Việt Nam. Đây là những nội dung rất đúng đắn, cần thiết nhằm ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong giới báo chí. Từng cơ quan báo chí nên quan tâm giáo dục, nhắc nhở, kiểm tra việc thực hiện 10 điều này để từng cán bộ - phóng viên thấm nhuần sâu sắc; tự giác thực hiện bổn phận và nguyên tắc hành nghề; thực hiện lương tâm và trách nhiệm của người làm báo.
Những nhà báo lợi dụng hoạt động nghề nghiệp, có hành vi trái đạo đức, vi phạm pháp luật đều dùng những thủ đoạn tống tiền không mới và cũng chẳng có gì tinh vi. Có kẻ viết bài điều tra chống tiêu cực nhưng không đăng báo, mà đưa cho đối tượng đọc trước, để rồi ngậm miệng ăn tiền. Có kẻ tìm những chuyện sai trái, sai sót, điểm yếu của doanh nghiệp, cán bộ và cả người dân, để cưỡng ép lấy tiền chung chi. Có kẻ tận dụng các quan hệ trong hoạt động nghề báo để làm các dịch vụ chạy trường, chạy dự án, chạy nhà đất, chạy chức, chạy án…
Từ khi có báo điện tử, có kẻ kiếm tiền bất chính bằng phương thức hứa can thiệp gỡ các bài bất lợi cho đối tượng đã đăng trên báo điện tử. Bộ trưởng Bộ Thông tin - Truyền thông Trương Minh Tuấn cũng đã chỉ rõ hiện tượng và phương thức tiêu cực: Có những phóng viên các cơ quan báo chí liên kết với nhau thành một số nhóm “đánh hội đồng” doanh nghiệp bằng cách thức “sáng đăng, trưa gặp, chiều gỡ” - nghĩa là sáng đăng bài, trưa được mời đi nhậu, nhận phong bì và chiều về gỡ bài.
“Nhà báo” là một danh xưng nghề nghiệp đáng trân trọng. Vậy mà thật đau lòng khi giờ đây lại có những nhà báo vi phạm những chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp, tha hóa đến mức lưu manh. Đây là vấn đề cần phải nghiêm túc mổ xẻ để chỉnh đốn đội ngũ. Hiện nay, với việc ra đời quá nhiều cơ quan báo chí, nên đầu vào tuyển dụng nhân sự phóng viên không được sàng lọc kỹ càng. Không ít cơ quan báo chí và cơ quan chủ quản buông lỏng việc rèn luyện, giáo dục phẩm chất đạo đức, ý thức trách nhiệm và tinh thần cống hiến của người làm báo. Trong khi đó lại thiếu các giải pháp phòng chống tiêu cực kiên quyết và hữu hiệu; có những kẽ hở pháp luật và sơ hở trong quản lý cán bộ - phóng viên. Điều đáng lo ngại là có những báo mạng ra đời chỉ với mục đích khai thác quảng cáo, phóng viên không sống bằng lương và nhuận bút, mà được buông thả cho tự quơ quào kiếm tiền bằng xin xỏ, vòi vĩnh, viết thuê, nên dễ sa vào hành vi bất chính.
Nghề báo là nghề đặc biệt, hoạt động không bị quản lý chặt chẽ về giờ giấc, đi lại, giao tiếp, do vậy kỷ cương, kỷ luật của cơ quan báo chí không đủ chi phối hết được mọi hành vi, lĩnh vực hoạt động của phóng viên trong tổng hòa các mối quan hệ xã hội. Trong bối cảnh kinh tế - xã hội có nhiều tác động tiêu cực, kích thích chủ nghĩa thực dụng, chủ nghĩa cá nhân, lối sống hưởng thụ, vậy mà vẫn có rất nhiều nhà báo không chạy theo đồng tiền bất chấp đạo lý. Chính là do họ đã trui rèn nhân cách, có lòng tự trọng, có ý thức nói không với cái xấu. Cùng với nguyên tắc sống tuân thủ pháp luật, từng nhà báo đề cao ý thức sống có đạo đức, có lòng tự trọng, có lương tâm, để không làm điều xấu - cho dù không ai thấy, không ai biết, có thể qua mặt được pháp luật, có thể dễ dàng vụ lợi.
Cuối năm 2016 Hội Nhà báo Việt Nam đã công bố 10 điều quy định đạo đức nghề nghiệp người làm báo Việt Nam. Đây là những nội dung rất đúng đắn, cần thiết nhằm ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong giới báo chí. Từng cơ quan báo chí nên quan tâm giáo dục, nhắc nhở, kiểm tra việc thực hiện 10 điều này để từng cán bộ - phóng viên thấm nhuần sâu sắc; tự giác thực hiện bổn phận và nguyên tắc hành nghề; thực hiện lương tâm và trách nhiệm của người làm báo.