Cơ sở tái chế tại TPHCM - Lạc hậu, quy mô nhỏ

Cách nay 5 năm Sở Khoa học - Công nghệ TPHCM cùng nhiều nhà khoa học đã làm một nghiên cứu thống kê, đánh giá lại hoạt động của các cơ sở tái chế rác thải trên địa bàn thành phố. Theo ông Lê Văn Khoa, Giám đốc Quỹ Tái chế TPHCM, từ đó đến nay không có thêm một nghiên cứu nào khác xung quanh vấn đề này.

Cách nay 5 năm Sở Khoa học - Công nghệ TPHCM cùng nhiều nhà khoa học đã làm một nghiên cứu thống kê, đánh giá lại hoạt động của các cơ sở tái chế rác thải trên địa bàn thành phố. Theo ông Lê Văn Khoa, Giám đốc Quỹ Tái chế TPHCM, từ đó đến nay không có thêm một nghiên cứu nào khác xung quanh vấn đề này.

Tuy nhiên, cho đến thời điểm hiện nay các nhận định, đánh giá của 5 năm về trước cơ bản không thay đổi vì trên thực tế ngành chức năng gần như chưa có chính sách quản lý nào mới, mang tính đột phá, tác động đến hoạt động này. Như vậy, để bạn đọc có cái nhìn tổng quát hơn về hoạt động tái chế rác thải ở TPHCM, chúng tôi xin trích giới thiệu lại một vài nhận định trong nghiên cứu của Sở Khoa học - Công nghệ 5 năm trước đây. 

TP Hồ Chí Minh, có rất nhiều cơ sở tái chế chất thải đã hoạt động từ lâu (đặc biệt ở các quận 5, 6, 8 và 11) với nhiều loại nguyên liệu được thu mua, tái chế như giấy, thủy tinh, nylon, kim loại đen và màu, dầu nhớt… đáp ứng nhu cầu xử lý ngày càng gia tăng về khối lượng chất thải rắn phát sinh từ các hoạt động sinh hoạt và sản xuất công nghiệp. 

Đa số các cơ sở tái sinh - tái chế (gồm cả thu mua phế liệu) đều là cơ sở có quy mô vừa và nhỏ chiếm tỷ lệ 99%. Trong khi số cơ sở quy mô lớn là rất ít với tỷ lệ chỉ chiếm 1% (3/302 cơ sở đã khảo sát). Trong đó, chỉ có khoảng 25% số cơ sở đóng phí môi trường. Số lượng có đóng phí môi trường như vậy là rất ít vì hầu hết các cơ sở tái chế đều thải một nước thải khá lớn. 93% cơ sở không có cán bộ chuyên trách về môi trường. 94% cơ sở không có hệ thống xử lý nước thải và khoảng 84% số cơ sở không có hệ thống xử lý khí thải.

Đa số các cơ sở thu mua chất thải chỉ làm công đoạn phân loại mà không theo một quy định nào nên chất lượng nguyên liệu đầu vào cho các cơ sở tái chế là không đồng nhất. Đa số các cơ sở tái chế là các cơ sở sản xuất mà chưa có sự phân chia riêng biệt nên sản phẩm tạo thành là những vật dụng thông thường, chất lượng thấp.

Cơ sở hạ tầng của các cơ sở tái chế chất thải rắn đều thấp kém. Đa số cơ sở đều phải thuê mặt bằng và không có các cán bộ chuyên môn về môi trường cũng như các hệ thống xử lý chất thải. Sản phẩm tạo ra từ quá trình tái chế đa số đều có chất lượng thấp, giá trị kinh tế không cao do công nghệ tái chế lạc hậu. Sự quản lý của cơ quan nhà nước đối với các cơ sở tái chế chất thải rắn là chưa chặt chẽ.

TÂM ĐỨC

Tin cùng chuyên mục