Con đường tơ lụa kỹ thuật số

Nhằm đưa Trung Quốc trở thành nước dẫn đầu toàn cầu trong lĩnh vực công nghệ cao, Bắc Kinh đã công bố chính sách “Internet mở rộng” vào năm 2015 và hiện đang triển khai kế hoạch Tiêu chuẩn Trung Quốc 2035, bao gồm 5G, trí tuệ nhân tạo (AI) và Internet vạn vật (IoT).
Trung tâm công nghệ cao Zhongguancun đặt ở Bắc Kinh, Trung Quốc
Trung tâm công nghệ cao Zhongguancun đặt ở Bắc Kinh, Trung Quốc

Là một phần của Sáng kiến Vành đai và Con đường (Belt and Road Initiative - BRI) khổng lồ của Trung Quốc, Con đường tơ lụa kỹ thuật số (Digital Silk Road - DSR) có mục tiêu chuyển dẫn trọng tâm hoạt động của Trung Quốc ở nước ngoài từ cơ sở hạ tầng giao thông và mạng lưới thương mại sang thúc đẩy mở rộng công nghệ Trung Quốc ra toàn cầu.

Kế hoạch này bao gồm từ các mạng viễn thông và thành phố thông minh đến thương mại điện tử và việc hoàn thiện hệ thống vệ tinh mới của Trung Quốc.

Nhằm đưa Trung Quốc trở thành nước dẫn đầu toàn cầu trong lĩnh vực công nghệ cao, Bắc Kinh đã công bố chính sách “Internet mở rộng” vào năm 2015 và hiện đang triển khai kế hoạch Tiêu chuẩn Trung Quốc 2035, bao gồm 5G, trí tuệ nhân tạo (AI) và Internet vạn vật (IoT). 

Dưới sự dẫn dắt của những gã khổng lồ công nghệ Trung Quốc như Huawei và ZTE, các công ty Trung Quốc đang dẫn đầu việc xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật số trên thế giới. Cơ sở hạ tầng này bao gồm mạng viễn thông 5G và cáp ngầm, hệ thống vệ tinh, điện toán đám mây và đặc biệt là thành phố thông minh. Các công ty Trung Quốc hiện đi đầu trong việc phát triển thành phố thông minh ở nhiều nơi trên thế giới: ở Trung Á và Nga, châu Phi, Trung Đông và thậm chí cả ở EU.

Trung Quốc đã ký các thỏa thuận về hợp tác DSR, hoặc cung cấp đầu tư liên quan đến DSR cho ít nhất 16 quốc gia. Nhưng theo tờ Diplomat, số lượng các thỏa thuận và đầu tư thực sự có thể lớn hơn nhiều. Một số thống kê cho thấy, có 1/3 các quốc gia tham gia BRI - 138 tại thời điểm này - đang hợp tác trong các dự án DSR. Các quốc gia ở châu Phi, Trung Đông và một phần Đông Âu, Mỹ Latinh và Đông Nam Á rất cần công nghệ chất lượng cao, rẻ tiền để mở rộng mạng điện thoại không dây và phạm vi phủ sóng internet băng thông rộng. Các khoản đầu tư liên quan đến DSR có thể lấp đầy khoảng trống đó. DSR cũng có thể giúp các quốc gia tiếp nhận kiểm soát mạng nội bộ của họ tốt hơn thông qua lọc, kiểm duyệt nội dung, bản địa hóa dữ liệu và giám sát. Tuy nhiên, làm như vậy có thể đẩy nhanh sự đứt gãy của internet toàn cầu, vì các quốc gia theo đuổi các chính sách kiểm soát internet khác nhau.

Rõ ràng, trong khi khuyến khích sự phát triển cần thiết ở các nước đối tác BRI, trên thực tế, phần lớn điều này nhằm khuyến khích đổi mới và nâng cấp các ngành công nghiệp và việc làm ở Trung Quốc, đồng thời tạo ra sự phụ thuộc vào nền kinh tế kỹ thuật số của Trung Quốc. Sự hội nhập giữa các mạng lưới công nghệ của Trung Quốc và nước ngoài ở các khu vực lân cận của Trung Quốc (đặc biệt là Đông Nam Á) và xa hơn nữa là châu Phi ngày càng mở rộng. Không thể phủ nhận thực tế là Trung Quốc đã tạo ra một bước ngoặt rõ rệt trong lĩnh vực kỹ thuật số. Tuy nhiên, chỉ đến gần đây, DSR mới bắt đầu thu hút sự chú ý của quốc tế, xuất phát từ những hoài nghi về Huawei, với tư cách là nhà cung cấp mạng viễn thông 5G đáng tin cậy, làm dấy lên các cuộc tranh luận trên toàn thế giới vì lo ngại về tính bảo mật. Viện quan hệ quốc tế Hà Lan (Clingendael) cảnh báo, nên chú ý đến những thách thức về kinh tế, đạo đức và an ninh của DSR trong bối cảnh Trung Quốc ngày càng quyết đoán hơn trên toàn cầu.

Tin cùng chuyên mục