Đạo diễn Nguyễn Quang Dũng: Nói gì về “Nụ hôn thần chết”?

Đạo diễn Nguyễn Quang Dũng: Nói gì về “Nụ hôn thần chết”?

Nghiêm khắc trên phim trường nhưng trong đời thường, đạo diễn Nguyễn Quang Dũng tạo ấn tượng thân thiện với mọi người bằng sự vui tính, thẳng thắn và niềm đam mê cháy bỏng với điện ảnh.

Đạo diễn Nguyễn Quang Dũng: Nói gì về “Nụ hôn thần chết”? ảnh 1

- Vẫn chưa ra mắt khán giả nhưng Nụ hôn thần chết đã làm khán giả xôn xao với nhiều cái nhất như cát sê cho đạo diễn, diễn viên chính cao nhất…, anh nghĩ sao về điều này?

- Về cát sê đạo diễn thì anh Lê Hoàng vẫn là người đứng đầu trong những đạo diễn làm phim thị trường ở VN. Nhờ vậy mà tôi vẫn còn được anh Hoàng chiêu đãi hoài (cười). Diễn viên được cao hơn những lần trước, tôi nghĩ điều này xứng đáng với những gì họ làm.

Khi xem Nụ hôn thần chết, bạn sẽ thấy giá trị của diễn viên quan trọng như thế nào. Những thứ sẽ phát hành theo phim như kịch bản, nhạc phim…, tôi cũng chẳng phaœi sáng tạo hay làm mới meœ gì mà chỉ làm theo bài bản quốc tế cách đây mấy chục năm thôi. 

- Các phim anh làm đều có những cái tên rất lạ, phải chăng đó là yếu tố đầu tiên để anh khơi gợi sự tò mò của khán giả?

- Tên phim là Nụ hôn thần chết, lý do rất đơn giaœn là vì trong phim có nhân vật Thần Chết và có một nụ hôn hấp dẫn. Tôi nghĩ, khán giả có tò mò hay không là do điều ẩn trong cái tên này quyết định, họ thấy phim sẽ có kịch tính và sẽ có cái đáng để xem.

- Hai phim anh làm đều theo thể loại hài, anh không sợ khán giả sẽ “đóng đinh” cho anh phong cách này luôn sao?

- Tôi thấy mừng nếu như ai đó nói tôi có phong cách nào đó vì điện ảnh Việt Nam đang cần những cá nhân có phong cách. Tôi không sợ bị người ta “đóng đinh” vì tôi cũng đang cố gắng làm mọi thứ để “đóng đinh” khán giaœ vào ghế rạp chiếu phim mà (cười).

- Câu chuyện và nhân vật của Nụ hôn thần chết là giả tưởng, theo anh, những yếu tố nào của bộ phim sẽ kéo khán giả đến rạp?

- Khán giả có đến rạp nhiều hay không là do chiến lược PR, quảng cáo… của nhà sản xuất. Còn khán giả có ngồi lại xem đến hết phim, có rủ bạn bè đi xem lần nữa không thì đó là chuyện của tôi, bao gồm: câu chuyện hấp dẫn, nhân vật hấp dẫn, hành động của nhân vật hấp dẫn trong bối cảnh hấp dẫn.

Tôi có thể nói một cách tự tin là ở "Nụ hôn thần chết" khán giả sẽ được thấy những thứ mà ở phim Việt Nam họ chưa thấy. Cũng lãng mạn, cũng hài, cũng hành động nhưng cách thể hiện của tôi sẽ khác, cái nhìn khác, kỹ thuật khác…

- Anh từng tâm sự, khi anh vào học ở Trường CĐ Sân khấu-Điện ảnh, ba anh - nhà văn Nguyễn Quang Sáng đã nói: “Trong giới văn hóa nghệ thuật - giải trí, ai cũng cần một cái tên, cần một hình tượng cho riêng mình để có thể sống và tồn tại được với nghề”, gần 10 năm gia nhập làng giải trí, anh cảm nhận ra sao về điều này?

- Bây giờ, tôi vẫn có thể thoải mái ngồi uống cà phê và quan sát cuộc sống xung quanh. Tôi cảm thấy vui nhất là khi ngồi ở đâu đó hay đi chơi mà chẳng ai nhận ra mình. Thật may mắn khi tôi chưa nổi tiếng đến mức độ phải mất đi điều này. 

-  “Dũng khùng” có phải là hình tượng mà anh xây dựng cho mình khi bước vào làng giải trí để tạo nên một nét khác biệt của anh?!

- Khi còn là sinh viên mới ra trường, bạn bè đã gọi tôi là “Dũng khùng”. Có lẽ vì họ thấy tôi có vẻ không bình thường (cười). Tôi thì luôn quý trọng bạn bè nên những gì họ trao tặng tôi đều nhận lấy hết.

- Có một người cha nổi tiếng, điều này có tạo áp lực cho anh không khi nhắc đến tên anh, nhiều người vẫn nói: “À, “Dũng khùng” là con nhà văn Nguyễn Quang Sáng”?

- Với tôi, áp lực lớn nhất là đã phải trả lời câu hỏi này cả trăm lần rồi nhưng có vẻ mọi người không tin là tôi không hề có áp lực nào cả. Có lẽ tôi phải hỏi  nhà văn Nguyễn Quang Sáng có áp  lực gì không khi mọi người nói: “Ông là ba của Nguyễn Quang Dũng!” đấy.

Ba tôi có lẽ có nhiều kinh nghiệm hơn để giải thích vấn đề này.

- So với các đạo diễn khác, anh có thế mạnh là anh  có thể tự dựng phim được, điều này mang đến cho anh những cảm xúc ra sao khi “một mình, một máy” dựng cho bộ phim của chính mình?

- Đạo diễn có khả năng dựng phim bằng máy tính, chuyện này cũng giống như nhà báo có thể dùng Word để viết bài. Rất đơn giản! Trong các công đoạn làm phim, công đoạn hậu kỳ là công đoạn tôi thích nhất. Vì lúc đó, tôi đang gắn kết lại những thành quaœ cuœa mình hay có thể sẽ phát hiện ra những yếu kém mà khi ở trường quay tôi lại nghĩ rất là hay. Hậu kỳ là công đoạn hình thành bộ phim theo đúng nghĩa diễn tiến của câu chuyện mà lúc quay thì không thể vì bạn quay nhảy cóc theo bối cảnh. Tôi thích dựng phim vì ở công đoạn này chúng ta có thể trở thành một phù thủy. Bạn sẽ làm những thứ rời rạc trở thành một tổng thể hay.

- Sau bộ phim này, anh sẽ làm thêm một phim hài khác chứ?

- Phim sau, tôi muốn làm về đề tài giới tính, cũng theo phong cách rất riêng của “Dũng khùng”. 

Bước vào nghề gần 10 năm, là đạo diễn ca nhạc, đạo diễn phim, biên tập hậu kỳ cho phim, đạo diễn Nguyễn Quang Dũng, 29 tuổi, nổi tiếng trong làng giải trí Việt Nam vài năm gần đây như một đạo diễn trẻ có phong cách. Nụ hôn thần chết (hãng phim Thiên Ngân) là phim điện ảnh thứ hai của anh. Phim  sẽ ra mắt khán giả vào dịp Tết  2008.  

NGỌC TRÂM

Tin cùng chuyên mục