Đa dạng sinh học Việt Nam bị suy thoái nghiêm trọng

Ông Bùi Cách Tuyến, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường cho biết, Việt Nam là nước có đa dạng sinh học (ĐDSH) cao trên thế giới, có nhiều điều kiện sinh thái, sinh cảnh, nhiều loại đặc hữu. ĐDSH không chỉ mang lại lợi ích trực tiếp cho đời sống dân cư và nền kinh tế mà còn có vai trò quan trọng điều tiết khí hậu và bảo vệ môi trường. Tuy nhiên, hiện nay nạn khai thác quá mức tài nguyên và săn bắt, tiêu thụ các loại động, thực vật trái phép. Cộng với diễn biến của biến đổi khí hậu, quy hoạch thủy điện không phù hợp đã khiến cho hệ sinh thái bị suy thoái nghiêm trọng. Trên thực tế, trong nhiều năm qua, diện tích rừng ngập mặn đã giảm 80%. Khoảng 96% các rặng san hô bị đe dọa hủy hoại nghiêm trọng. Các giống loài động vật và thực vật, diện tích rừng đều giảm gần 40%...

Ông Bùi Cách Tuyến, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường cho biết, Việt Nam là nước có đa dạng sinh học (ĐDSH) cao trên thế giới, có nhiều điều kiện sinh thái, sinh cảnh, nhiều loại đặc hữu. ĐDSH không chỉ mang lại lợi ích trực tiếp cho đời sống dân cư và nền kinh tế mà còn có vai trò quan trọng điều tiết khí hậu và bảo vệ môi trường. Tuy nhiên, hiện nay nạn khai thác quá mức tài nguyên và săn bắt, tiêu thụ các loại động, thực vật trái phép. Cộng với diễn biến của biến đổi khí hậu, quy hoạch thủy điện không phù hợp đã khiến cho hệ sinh thái bị suy thoái nghiêm trọng. Trên thực tế, trong nhiều năm qua, diện tích rừng ngập mặn đã giảm 80%. Khoảng 96% các rặng san hô bị đe dọa hủy hoại nghiêm trọng. Các giống loài động vật và thực vật, diện tích rừng đều giảm gần 40%...

Để hạn chế tình trạng này, theo ông Bùi Cách Tuyến, cần cấp thiết hoàn thiện hệ thống cơ quan quản lý về ĐDSH, giảm thiểu tối đa nguy cơ ảnh hưởng trực tiếp với ĐDSH thông qua việc tăng cường lồng ghép ĐDSH trong các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển quốc gia, địa phương. Đồng thời phải nâng cao nhận thức cho người dân, thay đổi hành vi ứng xử đối với ĐDSH và tăng cường sự tham gia của cộng đồng.

HẢI THANH

Tăng cường giải pháp hạn chế khai thác nước ngầm

Sở Tài nguyên và Môi trường TPHCM đã tổ chức họp bàn với các quận huyện về các giải pháp nhằm hạn chế khai thác nước ngầm. Ông Phan Văn Tuyến, Liên đoàn Quy hoạch và Điều tra tài nguyên nước miền Nam, cho biết hiện tại TPHCM đang khai thác và sử dụng khoảng 600.000m3 nước ngầm/ngày đêm. Tuy nhiên, theo quyết định của Thủ tướng đến năm 2015, TPHCM chỉ được phép khai thác nước ngầm 440.000m³/ngày đêm và đến năm 2025 chỉ con số này phải giảm xuống 100.000m³/ngày đêm. Để thực hiện mục tiêu này, TPHCM phải tập trung quản lý và hạn chế các giếng khoan mới. Thậm chí phải yêu cầu một số nhà máy cấp nước lớn như Thủ Đức, Tân Hiệp… phải có lộ trình hạn chế, tiến tới ngưng khai thác nước ngầm. Ngoài ra, cần hạn chế khai thác và sử dụng nước ngầm nằm trong các đô thị, khu dân cư tập trung ở nông thôn, khu cụm công nghiệp, làng nghề đã có hệ thống cấp nước tập trung và chất lượng dịch vụ cấp nước đảm bảo; vùng có tốc độ mực nước dưới đất bị suy giảm liên tục; vùng bị sụt lún, biến dạng công trình do khai thác nước dưới đất gây ra; vùng nằm trong phạm vi khoảng cách không an toàn của môi trường đối với các bãi rác thải tập trung, bãi chôn lấp chất thải và các nguồn thải nguy hại khác; vùng xâm nhập mặn do khai thác nước dưới đất gây ra… Tuy nhiên, đại diện một số quận huyện cho rằng việc hạn chế khó thực hiện. Nguyên nhân là do lâu nay các quận huyện đã không còn quản lý, thống kê số lượng giếng khoan sử dụng khai thác nước ngầm trong các hộ gia đình.

HỒNG HÀ

TPHCM nhiều chương trình giảm phát thải carbon

Viện Khoa học quản lý môi trường đã tổ chức hội thảo “Tiềm năng lợi ích kép về môi trường của các giải pháp phát thải khí nhà kính”. Tại hội thảo, ông Nguyễn Trung Việt, Chánh Văn phòng biến đổi khí hậu TPHCM, cho biết hiện nay thành phố đang tiêu thụ một khối lượng khổng lồ nguồn tài nguyên thiên nhiên tái tạo và không tái tạo. Trung bình mỗi ngày sử dụng khoảng gần 54 triệu kWh/ngày, 14.000 tấn nhiên liệu các loại và hàng ngàn tấn than. Đồng thời với nhu cầu sử dụng năng lượng trên thì mỗi ngày, môi trường thành phố cũng phải tiếp nhận hơn 2 triệu tấn chất thải các loại bao gồm khí, lỏng, rắn và bùn. Vì thế, tăng trưởng xanh và giảm phát sinh chất thải là yêu cầu sống còn của thành phố. Hiện thành phố cũng đang triển khai nhiều chương trình nhằm giảm thiểu ô nhiễm. Cụ thể, đối với chất thải rắn sẽ đầu tư khoa học công nghệ để tăng khả năng thu khí thải phát sinh từ bãi để sản xuất điện. Tăng cường xây dựng hầm biogas ở các hộ gia đình và các trang trại, phấn đấu đạt 4.636 hầm biogas vào năm 2015 để thu và sử dụng 37.000m3 khí sinh học cho mục đích phát điện. Ngoài ra, thành phố cũng đang có kế hoạch tái sử dụng nước thải sinh hoạt sau khi xử lý để bảo vệ nguồn tài nguyên nước…

MỸ LỆ

Tin cùng chuyên mục