Chương trình khuyến mãi tập trung năm 2023 tiếp tục được TPHCM triển khai trên quy mô lớn, với sự tham gia của nhiều ngành hàng, lĩnh vực và mức giảm giá tối đa lên đến 100%.
Phòng thử nghiệm đã được xây dựng trong vòng mười hai tháng và được trang bị đầy đủ các dịch vụ hàng đầu thế giới, cung cấp các giải pháp thử nghiệm và chứng nhận toàn diện trong lĩnh vực điện và điện tử, đảm bảo tuân thủ các yêu cầu quy định.
Chiều 24-2, Cục trưởng Cục Việc làm (Bộ LĐTB-XH) Vũ Trọng Bình cùng đoàn công tác đến làm việc tại Công ty TNHH PouYuen Việt Nam (quận Bình Tân, TPHCM) để kiểm tra, nắm bắt tình hình cắt giảm lao động, giảm giờ làm tại doanh nghiệp.
- Xuất khẩu đang gặp khó, vì nhu cầu khắp xứ đều giảm. Tuy vậy, một số nhà phân tích lại cho rằng tiêu dùng nội địa vẫn là một lực tác động lớn để thúc đẩy sản xuất trong nước. Liệu đánh giá này có đủ để lạc quan?
Theo các cam kết, hàng hóa Việt Nam muốn hưởng thuế suất ưu đãi (giảm chỉ còn 0% theo lộ trình) khi xuất khẩu sang thị trường châu Âu thì phải đảm bảo yêu cầu về hàm lượng nguyên liệu có xuất xứ Việt Nam.
Trước những thách thức và nguy cơ đặt ra cho nền kinh tế từ vấn đề môi trường, phát triển xanh, bền vững được xem là “chìa khóa vàng” để giải quyết những thách thức này. Phát triển xanh, bền vững không chỉ góp phần tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên, giảm phát thải, mà còn nhiều cơ hội để nhận được ưu đãi từ các tổ chức quốc tế.
Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ireland (UKVFTA) tuy mới có hiệu lực từ ngày 1-5-2021, nhưng theo Bộ Công thương, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa Việt Nam sang thị trường Anh trong 5 tháng đầu năm 2021 đã đạt 2,36 tỷ USD, tăng gần 29% so với cùng kỳ.
Ngày 20-7, Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam (ĐSVN) đã tổ chức chạy chuyến tàu chuyên container đầu tiên sang Bỉ. Đoàn tàu gồm 23 container 40 feet, vận chuyển các loại hàng hóa như dệt may, da giày.
Bất chấp khó khăn của dịch Covid-19, ngành da giày vẫn đạt mức tăng trưởng 2 con số xuất khẩu. Nhiều doanh nghiệp (DN) trong ngành đã có đơn hàng dài hạn.
Không những bị doanh nghiệp (DN) có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam cạnh tranh ở thị trường xuất khẩu, nhiều DN trong nước còn bày tỏ lo ngại về sức ép cạnh tranh ngay trên sân nhà đang ngày càng khốc liệt.
Theo số liệu thống kê mới nhất của Bộ Công thương, cuối tháng 1-2021, chỉ số sản xuất ngành dệt, chỉ số sản xuất trang phục lần lượt tăng 16,6% và 9,9% so với cùng kỳ năm 2020.
Dịch Covid-19 tiếp tục gây khó cho hoạt động thương mại của ngành da giày tại thị trường xuất khẩu chủ lực là châu Âu, Hoa Kỳ. Năm 2020, toàn ngành xuất khẩu được 19,5 tỷ USD giảm 11,5% so với năm 2019. Hiện Việt Nam đã cơ bản khống chế được dịch nên nhiều đơn hàng dài hạn đã quay trở lại với doanh nghiệp. Tuy nhiên, các chuyên gia dự báo tình trạng khó khăn với ngành còn kéo dài đến hết năm 2021.
Sau 1 tháng tham gia EVFTA, Việt Nam đã cấp được tổng cộng hơn 7.200 bộ chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O) mẫu EUR.1 cho các doanh nghiệp xuất hàng hóa sang châu Âu, với kim ngạch là 277 triệu USD đi 27 nước EU.
Những thông báo tạm hoãn, tạm nhập hàng hóa từ đối tác khách hàng ở thị trường châu Âu, Hoa Kỳ đã khiến doanh nghiệp (DN) Việt Nam gặp khó. Nhiều DN buộc phải cho người lao động nghỉ luân phiên, giảm giờ làm… để kéo dài hoạt động sản xuất.
Theo Bộ Công thương, triển vọng tăng trưởng xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và EU trong 3 tháng đầu năm 2020 là tương đối thấp. Xuất khẩu quý 1 và 2 của Việt Nam sang EU dự báo có thể giảm 6%-8% nếu dịch bệnh tiếp tục kéo dài đến tháng 6.
Hiệp hội Da giày túi xách Việt Nam (Lefaso) cho biết, một số thương hiệu hàng thể thao nổi tiếng trên thế giới đang gia tăng đơn đặt hàng gia công tại Việt Nam. Adidas đã cắt giảm 50% số lượng giày dép sản xuất tại các nước lân cận và chuyển đơn hàng đến Việt Nam vì chi phí nhân công thấp hơn. Tương tự, đối thủ của Adidas là Nike, hiện có đến 50% sản phẩm của Nike được sản xuất ở Việt Nam.
Trung tuần tháng 11-2019, đoàn gồm 20 doanh nghiệp da giày, túi xách của Việt Nam (thuộc Hiệp hội Giày da túi xách Việt Nam - LEFASO) đã tham gia Hội chợ quốc tế nguồn hàng Australia 2019 để quảng bá, tiếp cận người tiêu dùng nước này.
Ngày 20-11, Bộ Công thương đã tổ chức kết nối thị trường nguồn nguyên phụ liệu dệt may, da giày cho hơn 530 doanh nghiệp trong nước và 17 quốc gia, vùng lãnh thổ.
Ngày 30-9, thông tin từ Bộ Công thương, có 26 mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam cán mốc hơn 1 tỷ USD, chiếm 89,8% tổng kim ngạch xuất khẩu. Trong đó, 5 mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 10 tỷ USD.