Mặc dù kết quả xếp hạng của QS Asia chưa phải là thước đo hoàn hảo về chất lượng đào tạo của các trường đại học, nhưng có thể xem đó là nguồn thông tin có ích để các trường đại học Việt Nam phấn đấu, vươn lên ngang tầm khu vực và trên thế giới.
Định hướng chất lượng của ĐHQG TPHCM
Phấn đấu vào tốp 100 các trường đại học châu Á
Với sứ mạng là nòng cốt trong hệ thống giáo dục đại học Việt Nam, ĐHQG TPHCM đã tiên phong trong công tác đào tạo tín chỉ, trắc nghiệm khách quan, đảm bảo chất lượng theo mô hình CDIO và chuẩn AUN; kiểm định theo tiêu chuẩn trong nước và quốc tế. Kể từ khi thành lập, nâng cao chất lượng giáo dục là mối quan tâm hàng đầu của ĐHQG TPHCM. Chiến lược phát triển ĐHQG TPHCM giai đoạn 2016-2020 xác định: “Chất lượng giáo dục đại học là ưu tiên hàng đầu và được lồng ghép xuyên suốt trong mọi hoạt động của ĐHQG TPHCM”. ĐHQG TPHCM coi vấn đề cải tiến liên tục là nội dung cốt lõi và là nhiệm vụ trọng tâm của tất cả mọi hoạt động nhằm từng bước nâng cao chất lượng đào tạo và nghiên cứu khoa học. Để cải tiến chất lượng giáo dục, ĐHQG TPHCM kết hợp công tác đảm bảo chất lượng, kiểm định chất lượng giáo dục và đẩy mạnh công tác xếp hạng đại học. Tham gia, xếp hạng đại học là cách tích cực thúc đẩy ĐHQG TPHCM và các trường đại học thành viên nâng cao chất lượng đào tạo, khẳng định chất lượng đào tạo với khu vực và thế giới.
Với thứ hạng 142 trong bảng xếp hạng QS Asia 2017-2018, ĐHQG TPHCM nằm trong tốp 1,2% trường đại học hàng đầu châu Á (trong tổng số 11.900 trường đại học ở châu Á). So với năm 2016, ĐHQG TPHCM tăng 5 bậc (nếu so với năm 2013, ĐHQG TPHCM tăng 159 bậc) trong bảng xếp hạng của QS Asia.
Đây là kết quả bước đầu thực hiện nhiệm vụ do Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc giao cho ĐHQG TPHCM ngày 10-11-2016: “Đến năm 2020, ĐHQG TPHCM phải trở thành một trong 100 trường đại học hàng đầu châu Á”. Điều này cũng phản ánh sự nỗ lực không ngừng của toàn thể cán bộ, giảng viên và sinh viên ĐHQG TPHCM; thể hiện quyết tâm của ĐHQG TPHCM trong việc nâng cao chất lượng, uy tín đào tạo, nghiên cứu khoa học và công nghệ của ĐHQG TPHCM và các trường đại học thành viên đạt trình độ khu vực châu Á.
Khẳng định uy tín và chất lượng đào tạo
Đối với các trường đại học khu vực châu Á, ĐHQG TPHCM chiếm ưu thế ở 2 tiêu chí quan trọng đầu tiên. Tổ chức QS Asia đã đánh giá ĐHQG TPHCM là một trong những trường đại học mạnh nhất khu vực châu Á ở tiêu chí “Danh tiếng học thuật”. Với tiêu chí “Uy tín đối với nhà tuyển dụng”, ĐHQG TPHCM được 47.8 điểm, đứng thứ 104. Điều này cho thấy, ĐHQG TPHCM được cộng đồng quốc tế đánh giá rất cao về uy tín đào tạo và chất lượng sinh viên.
So với 5 trường đại học hàng đầu của Việt Nam được Tổ chức QS Asia xếp hạng, theo từng tiêu chí thì ĐHQG TPHCM có các thứ hạng như sau: Danh tiếng về học thuật (hạng 1), Khảo sát ý kiến nhà tuyển dụng về chất lượng sinh viên tốt nghiệp (hạng 1), Tỷ lệ sinh viên quốc tế (hạng 1), Tỷ lệ giảng viên/sinh viên (hạng 2), Trao đổi sinh viên trong nước (hạng 2), Tỷ lệ giảng viên quốc tế (hạng 3), Trao đổi sinh viên với nước ngoài (hạng 3), Tỷ số bài báo xuất bản trên giảng viên (hạng 4), Tỷ lệ đội ngũ giảng viên có trình độ tiến sĩ (hạng 6). Như vậy, đối với các trường đại học trong nước, ĐHQG TPHCM đứng đầu với 3 tiêu chí: Danh tiếng học thuật, Uy tín đối với nhà tuyển dụng và Số lượng sinh viên quốc tế.
Có thể xem kết quả xếp hạng đại học của QS Asia năm 2017-2018 là thành công bước đầu khi ĐHQG TPHCM chính thức tham gia “cuộc chơi xếp hạng” và điều này khẳng định uy tín và chất lượng đào tạo, nghiên cứu khoa học trong khu vực và trên thế giới.
Nhận thức được tầm quan trọng trong việc nâng cao thứ hạng đại học trên trường quốc tế và đặt tiếp mục tiêu nâng cao thứ hạng trong bảng xếp hạng QS Asia, Ban giám đốc ĐHQG TPHCM xác định mục tiêu tiếp tục nâng chất lượng đào tạo và nghiên cứu khoa học; khẳng định chất lượng đào tạo, nghiên cứu khoa học trong khu vực và thế giới; đẩy mạnh công tác đảm bảo chất lượng ở ĐHQG TPHCM và các trường đại học thành viên. Về 2 tiêu chí “Danh tiếng học thuật” và “Uy tín đối với nhà tuyển dụng”, ĐHQG TPHCM sẽ tập trung hoạt động quảng bá, nâng cao thương hiệu, giúp các đối tượng liên quan (đồng cấp học thuật, doanh nghiệp, xã hội…) kịp thời cập nhật các thành tựu về đào tạo, nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ và phục vụ cộng đồng. Việc nâng cao số lượng và chất lượng các công bố quốc tế cũng sẽ được đẩy mạnh trong thời gian tới để đưa ĐHQG TPHCM tiếp cận sâu rộng với cộng đồng học thuật trong khu vực và thế giới.
“Với mục tiêu lấy đảm bảo chất lượng làm nền tảng cho việc tham gia xếp hạng đại học, ĐHQG TPHCM chú ý đến chiến lược nâng cao các giá trị cốt lõi như cải thiện tiêu chí về đội ngũ giảng viên có trình độ tiến sĩ, tiêu chí tỷ lệ bài báo/giảng viên và tỷ lệ trích dẫn bài báo, số lượng công bố quốc tế... Ngoài ra, chính sách thu hút giảng viên, sinh viên quốc tế đến ĐHQG TPHCM và các trường đại học thành viên học tập, nghiên cứu cần được quan tâm hơn nữa. Đặc biệt, hoạt động đối sánh kết quả xếp hạng qua các năm sẽ giúp ĐHQG TPHCM xác định chiến lược phù hợp nhằm cải thiện các tiêu chí còn hạn chế so với khu vực”, PGS-TS Nguyễn Hội Nghĩa, Phó Giám đốc ĐHQG TPHCM, nhấn mạnh.
Trong tốp 10 trường dẫn đầu có 2 trường đại học đến từ Singapore, 3 trường của Hồng Công, 3 trường đại học của Trung Quốc và 1 trường của Hàn Quốc. Trường ĐH Nanyang Technological University (NTU) tăng 2 bậc để chiếm vị trí số 1 trong bảng xếp hạng này. Lần đầu tiên sau 3 năm, National University of Singapore (NUS) mất vị trí số 1 để giữ vị trí số 2.
Việt Nam có 5 đơn vị vào tốp 400 châu Á, gồm: ĐHQG Hà Nội (xếp hạng 139), ĐHQG TPHCM (hạng 142), Trường ĐH Bách khoa Hà Nội (được xếp vào nhóm từ 291-300), Trường ĐH Cần Thơ (nhóm 301-350), Trường ĐH Huế (nhóm 351-400). Như vậy, ĐHQG Hà Nội duy trì hạng 139 như năm 2016. ĐHQG TPHCM tăng 5 bậc, từ 147 lên 142 so với năm 2016. Trường ĐH Bách khoa Hà Nội thứ hạng 291-300, tăng 10 bậc so với năm 2016. Trường ĐH Cần Thơ giảm 50 bậc so với năm 2016. Trường ĐH Huế giảm 50 bậc so với năm 2016.
Việt Nam có 5 đơn vị vào tốp 400 châu Á, gồm: ĐHQG Hà Nội (xếp hạng 139), ĐHQG TPHCM (hạng 142), Trường ĐH Bách khoa Hà Nội (được xếp vào nhóm từ 291-300), Trường ĐH Cần Thơ (nhóm 301-350), Trường ĐH Huế (nhóm 351-400). Như vậy, ĐHQG Hà Nội duy trì hạng 139 như năm 2016. ĐHQG TPHCM tăng 5 bậc, từ 147 lên 142 so với năm 2016. Trường ĐH Bách khoa Hà Nội thứ hạng 291-300, tăng 10 bậc so với năm 2016. Trường ĐH Cần Thơ giảm 50 bậc so với năm 2016. Trường ĐH Huế giảm 50 bậc so với năm 2016.
10 tiêu chí xếp hạng của QS Asia 2017-2018
Bảng xếp hạng QS Asia 2017-2018 dựa trên 10 tiêu chí với trọng số như sau: Danh tiếng về học thuật (30%); Khảo sát ý kiến nhà tuyển dụng về chất lượng sinh viên tốt nghiệp (20%); Tỷ lệ giảng viên/sinh viên (15%); Tỷ lệ đội ngũ giảng viên có trình độ tiến sĩ (5%); Tỷ số bài báo xuất bản trên giảng viên (10%); Trích dẫn mỗi bài nghiên cứu được công bố (10%); Tỷ lệ giảng viên quốc tế (2,5%); Tỷ lệ sinh viên quốc tế (2,5%); Trao đổi sinh viên trong nước (2,5%); Trao đổi sinh viên với nước ngoài (2,5%).
Các tiêu chí này được đánh giá thông qua việc khảo sát ý kiến đồng nghiệp (survey) về danh tiếng học thuật của trường đại học và khảo sát nhà tuyển dụng về chất lượng đào tạo, chất lượng sinh viên tốt nghiệp của trường do Tổ chức QS tiến hành. Ngoài ra, Tổ chức QS còn sử dụng dữ liệu của bên thứ ba (scopus) để tính số lượng ấn phẩm nghiên cứu như các bài báo được xuất bản trên mỗi giảng viên và số lượng trích dẫn của mỗi bài nghiên cứu được công bố. Các dữ liệu khác chủ yếu do chính trường đại học cung cấp hoặc tổ chức QS lấy dữ liệu thông qua mục tài nguyên số và dữ liệu trên trang website của trường đại học.
Theo bảng xếp hạng QS Asia 2017-2018 vừa công bố, ĐHQG TPHCM có điểm Danh tiếng về học thuật (58.3); Khảo sát ý kiến nhà tuyển dụng về chất lượng sinh viên tốt nghiệp (47.8). Đây là 2 tiêu chí chiếm trọng số cao nhất (50%) trong 10 tiêu chí xếp hạng đại học của QS Asia và cũng chính là 2 trong 3 tiêu chí ĐHQG TPHCM có điểm cao nhất trong cả nước khi xuất hiện trong bảng xếp hạng đại học QS Asia 2017-2018.
Bảng xếp hạng QS Asia 2017-2018 dựa trên 10 tiêu chí với trọng số như sau: Danh tiếng về học thuật (30%); Khảo sát ý kiến nhà tuyển dụng về chất lượng sinh viên tốt nghiệp (20%); Tỷ lệ giảng viên/sinh viên (15%); Tỷ lệ đội ngũ giảng viên có trình độ tiến sĩ (5%); Tỷ số bài báo xuất bản trên giảng viên (10%); Trích dẫn mỗi bài nghiên cứu được công bố (10%); Tỷ lệ giảng viên quốc tế (2,5%); Tỷ lệ sinh viên quốc tế (2,5%); Trao đổi sinh viên trong nước (2,5%); Trao đổi sinh viên với nước ngoài (2,5%).
Các tiêu chí này được đánh giá thông qua việc khảo sát ý kiến đồng nghiệp (survey) về danh tiếng học thuật của trường đại học và khảo sát nhà tuyển dụng về chất lượng đào tạo, chất lượng sinh viên tốt nghiệp của trường do Tổ chức QS tiến hành. Ngoài ra, Tổ chức QS còn sử dụng dữ liệu của bên thứ ba (scopus) để tính số lượng ấn phẩm nghiên cứu như các bài báo được xuất bản trên mỗi giảng viên và số lượng trích dẫn của mỗi bài nghiên cứu được công bố. Các dữ liệu khác chủ yếu do chính trường đại học cung cấp hoặc tổ chức QS lấy dữ liệu thông qua mục tài nguyên số và dữ liệu trên trang website của trường đại học.
Theo bảng xếp hạng QS Asia 2017-2018 vừa công bố, ĐHQG TPHCM có điểm Danh tiếng về học thuật (58.3); Khảo sát ý kiến nhà tuyển dụng về chất lượng sinh viên tốt nghiệp (47.8). Đây là 2 tiêu chí chiếm trọng số cao nhất (50%) trong 10 tiêu chí xếp hạng đại học của QS Asia và cũng chính là 2 trong 3 tiêu chí ĐHQG TPHCM có điểm cao nhất trong cả nước khi xuất hiện trong bảng xếp hạng đại học QS Asia 2017-2018.
Điểm các tiêu chí của ĐHQG TPHCM trong bảng xếp hạng QS Asia 2017-2018