
Đại hội lần này cũng diễn ra trong 2 vòng.
Vòng 1 từ ngày 4 đến ngày 7-5-1991. Trên trang 1 Báo SGGP ngày 4-5-1991 đã đăng thông tin giới thiệu về đại hội.

Đại hội đón tiếp các đồng chí được Trung ương giới thiệu về dự và ứng cử đại biểu đi dự Đại hội Toàn quốc lần thứ VII, gồm: Võ Văn Kiệt, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch thứ nhất Hội đồng Bộ trưởng; Phan Văn Khải, Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Kế hoạch Nhà nước; Lữ Minh Châu, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Nhà nước về hợp tác và đầu tư; Trương Mỹ Hoa, Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam; Trần Hồng Quân, Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Ở vòng 1, đại hội đóng góp ý kiến cho Đại hội Toàn quốc lần thứ VII và bầu đoàn đại biểu TPHCM tham dự Đại hội lần thứ VII của Đảng. Báo SGGP ra ngày 8-5-1991 thông tin về phiên bế mạc.



Trong bài phát biểu của Tổng Bí thư Đỗ Mười, đăng trên Báo SGGP, có nhận xét: "Năm năm qua, thực hiện đường lối đổi mới của Đảng từ Đại hội toàn quốc lần thứ VI, Đảng bộ và nhân dân thành phố Hồ Chí Minh đã phấn đấu đạt những thành tựu rất đáng kể; giữ vững ổn định chính trị, đi đầu trong công cuộc đổi mới, mở rộng một bước sinh hoạt dân chủ, đẩy lùi một phần khủng hoảng kinh tế, xã hội; sản xuất được giữ vững, khối lượng hàng xuất nhập khẩu gia tăng; nhiều mặt công tác xã hội có tiến bộ; đời sống của nhiều bộ phận dân cư được cải thiện”.
Sau 5 ngày làm việc, ngày 26-10-1991, đại hội đã bế mạc. Báo SGGP ngày 27-10-1991 tường thuật phiên bế mạc với nhiều nội dung quan trọng.

Đại hội bầu ra Ban Chấp hành Đảng bộ TPHCM gồm 51 ủy viên.

Bí thư: Võ Trần Chí.
Phó Bí thư, Chủ tịch UBND TPHCM: Nguyễn Vĩnh Nghiệp (đến tháng 3-1992), Trương Tấn Sang (từ tháng 3-1992 đến tháng 7-1996).
Phó Bí thư: Trần Trọng Tân.
Một số sự kiện nổi bật trong kỳ Đại hội này được phản ánh trên báo SGGP:

Đầu năm 1992, Thành ủy TPHCM khởi xướng Chương trình xóa đói giảm nghèo (nay là Chương trình Giảm nghèo bền vững) tập trung hoàn thiện ba việc lớn: trợ vốn cho hộ nghèo; hướng dẫn các hộ nghèo chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, lập các tổ sản xuất thủ công, dịch vụ; có chính sách ưu đãi người nghèo học nghề.
Qua gần 33 năm, Chương trình mục tiêu Quốc gia Giảm nghèo bền vững ở thành phố chia làm 7 giai đoạn, có 12 lần điều chỉnh chuẩn nghèo thu nhập, 3 lần điều chỉnh chuẩn nghèo theo phương pháp đo lường đa chiều, chất lượng các hoạt động giảm nghèo từng bước nâng lên phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế xã hội và thực trạng về mức sống của người dân thành phố.
Giai đoạn 2021-2025, thành phố không còn hộ nghèo theo chuẩn nghèo của thành phố, hoàn thành vượt mức chỉ tiêu giảm hộ nghèo theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ TPHCM lần thứ XI nhiệm kỳ 2020-2025 đề ra.



Công trình khởi công vào ngày 19-5-1993, nằm trong không gian của địa đạo Củ Chi. Đền là nơi nhiều thế hệ trong và ngoài nước viếng thăm, tri ân, nhắc nhở, tưởng nhớ những người con ưu tú đã hy sinh vì đất nước trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, bảo vệ Tổ quốc. Dọc bức tường ở đền khắc tên 3.031 Bà Mẹ Việt Nam anh hùng, 44 Anh hùng liệt sĩ, 42.584 liệt sĩ là những người con ưu tú đã chiến đấu, hy sinh ở chiến trường Sài Gòn - Chợ Lớn - Gia Định và chiến trường khác.
