TPHCM có khá nhiều khu đất diện tích nhỏ, lẻ, dôi dư do hình thành trong dự án nâng cấp đô thị… Các khu đất này có diện tích nhỏ hơn diện tích đất ở tối thiểu được phép xây dựng hoặc đôi khi có diện tích lớn hơn diện tích đất ở tối thiểu được phép xây dựng nhưng hình thể lại không phù hợp để xây dựng nhà ở hay công trình độc lập. Giải quyết những lô đất này như thế nào để đảm bảo mỹ quan đô thị?
Tạm sử dụng
Nằm ngay góc quanh ngã ba số 105 đường Nguyễn Thế Truyện, phường Tân Sơn Nhì, quận Tân Phú, Trường Mầm non Misa có khuôn viên vừa phải, trông xinh xắn, bắt mắt. Nhưng ngay khoảng giữa sân trường, nơi sử dụng làm cầu thang lên lầu có diện tích chừng 10m² lại là đất “đầu thừa đuôi thẹo” đang sử dụng tạm.
Ông Bùi Duy Hậu, chủ Trường Mầm non Misa, cho biết hồi trước khi mở rộng đường thì nơi này dôi ra chút đất, nhưng lại nằm kẹt giữa 2 nhà khác nên bỏ trống, biến thành nơi đổ rác làm mất mỹ quan. Năm 2010, khi xây trường có xin phường cho sử dụng tạm, chỉ làm cầu thang chứ không dám xây dựng gì. “Chúng tôi đã gửi đơn lên phường xin chủ trương được mua hoặc thuê nhưng chưa có thông tin phản hồi”, ông Hậu kể.
Cách đó không xa, án ngữ toàn bộ mặt tiền căn nhà 2/4 đường Nguyễn Thế Truyện là khu đất chưa tới 20m² có hình xéo tam giác, đang được sử dụng bán cà phê. Khu đất này cũng là sản phẩm dôi dư sau khi làm đường. Rõ ràng, nếu được hợp khối thì số mới của căn nhà 2/4 này không còn “xẹt” nữa mà chắc chắn trở thành mặt tiền đường Nguyễn Thế Truyện. Dạo thêm vài trường hợp khác trên địa bàn quận Tân Phú, chúng tôi nhận thấy các khu đất dôi dư này đang được chủ đất kề bên sử dụng luôn để buôn bán quán ăn, tạp hóa…
Báo cáo mới nhất của UBND quận Tân Phú cho biết, có 142 khu đất do UBND phường quản lý, sử dụng làm nhà sinh hoạt khu phố, chốt dân phòng và đất dôi dư có diện tích nhỏ còn lại sau khi chỉnh trang đô thị. Đối với những khu đất còn lại quá nhỏ, không đủ diện tích để xây dựng nhà, quận đề xuất bán cho các hộ dân lân cận. “Tháng 5-2016, quận có văn bản gửi UBND TP đề xuất phương án bán theo giá thị trường, thuê đơn vị thẩm định giá cho khách quan, vì đây là đất ở. Nhà nước sẽ khỏi quản lý nữa, lại thêm nguồn thu vào ngân sách”, một cán bộ quận Tân Phú cho biết.
Vừa qua, trong buổi giám sát của đoàn đại biểu Hội đồng Nhân dân TP tại quận Bình Thạnh, ông Hồ Phương, Phó Chủ tịch UBND quận Bình Thạnh nêu con số cực lớn: 284 địa chỉ nhà đất có diện tích nhỏ, lẻ, dôi dư do hình thành trong dự án nâng cấp đô thị, bồi thường sau giải tỏa, đất có nguồn gốc kênh rạch đã được san lấp sau khi thực hiện dự án cống hộp… Các khu đất này có diện tích đất nhỏ hơn diện tích đất ở tối thiểu được phép xây dựng hoặc diện tích lớn hơn diện tích đất ở tối thiểu được phép xây dựng nhưng hình thể không phù hợp để xây dựng nhà ở hoặc công trình độc lập.
Tại quận Bình Tân, loại đất này qua thống kê có đến 174 khu do quá trình thực hiện 11 dự án, như kênh Tham Lương - Bến Cát - rạch Nước Lên, đại lộ Đông - Tây, mở rộng đường Hùng Vương… Diện tích khu đất hầu hết từ 4 - 15m². Quận Bình Tân chủ động đề xuất một số phương án sử dụng như sau: 11 khu đất làm nhà vệ sinh công cộng gắn với các điểm đặt máy ATM, 25 khu đất mời các hộ liền kề để xem xét cụ thể hình thức giao đất hoặc cho thuê đất…
Chờ chủ trương
Theo Sở Tài nguyên và Môi trường TPHCM, từ đầu năm 2018 đến nay đã 3 lần ra văn bản yêu cầu các quận huyện rà soát, kiểm tra và tổng hợp gửi lên cơ quan này để tìm kiểm giải pháp xử lý. Tuy nhiên, đến cuối tháng 4 vừa rồi chỉ có 6 đơn vị gửi báo cáo, đó là các quận 6, 8, 11, 12, Bình Tân và huyện Nhà Bè với tổng số 317 khu đất. Mặc dù không gửi đầy đủ danh sách khu đất dôi dư nhưng rất nhiều quận huyện lại có văn bản đề nghị cho phép được giao, cho thuê đất không thông qua hình thức đấu giá cho người sử dụng đất liền kề.
Mới đây, Sở Tài nguyên và Môi trường đã có báo cáo lên Bộ Tài nguyên và Môi trường về thực trạng cũng như giải pháp xử lý “đất thừa”. Các khu đất trên hình thành do 2 nguyên nhân: Nhà nước thu hồi đất để thực hiện các công trình công cộng và thu hồi luôn phần diện tích đất còn lại, do diện tích đất còn lại không đủ điều kiện để tiếp tục sử dụng, tất nhiên nhà nước đã bồi thường và đang quản lý; diện tích đất hẻm công cộng, lối đi chung, thông hành địa dịch nay không còn sử dụng vào các mục đích này… Qua kiểm tra nhận thấy, diện tích trung bình 1 khu đất khoảng 12,8m², số lượng khu đất sẽ luôn phát sinh trong quá trình phát triển đô thị. Phần lớn các khu đất này không thể tổ chức đấu giá do không thể xây dựng nhà ở hoặc công trình độc lập, do đó còn để trống, chưa đưa đất vào sử dụng đã gây ảnh hưởng mỹ quan đô thị và môi trường vì xả rác, phóng uế, dẫn đến hạn chế hiệu quả sử dụng đất, thất thu ngân sách, khó quản lý.
Tạm sử dụng
Nằm ngay góc quanh ngã ba số 105 đường Nguyễn Thế Truyện, phường Tân Sơn Nhì, quận Tân Phú, Trường Mầm non Misa có khuôn viên vừa phải, trông xinh xắn, bắt mắt. Nhưng ngay khoảng giữa sân trường, nơi sử dụng làm cầu thang lên lầu có diện tích chừng 10m² lại là đất “đầu thừa đuôi thẹo” đang sử dụng tạm.
Ông Bùi Duy Hậu, chủ Trường Mầm non Misa, cho biết hồi trước khi mở rộng đường thì nơi này dôi ra chút đất, nhưng lại nằm kẹt giữa 2 nhà khác nên bỏ trống, biến thành nơi đổ rác làm mất mỹ quan. Năm 2010, khi xây trường có xin phường cho sử dụng tạm, chỉ làm cầu thang chứ không dám xây dựng gì. “Chúng tôi đã gửi đơn lên phường xin chủ trương được mua hoặc thuê nhưng chưa có thông tin phản hồi”, ông Hậu kể.
Cách đó không xa, án ngữ toàn bộ mặt tiền căn nhà 2/4 đường Nguyễn Thế Truyện là khu đất chưa tới 20m² có hình xéo tam giác, đang được sử dụng bán cà phê. Khu đất này cũng là sản phẩm dôi dư sau khi làm đường. Rõ ràng, nếu được hợp khối thì số mới của căn nhà 2/4 này không còn “xẹt” nữa mà chắc chắn trở thành mặt tiền đường Nguyễn Thế Truyện. Dạo thêm vài trường hợp khác trên địa bàn quận Tân Phú, chúng tôi nhận thấy các khu đất dôi dư này đang được chủ đất kề bên sử dụng luôn để buôn bán quán ăn, tạp hóa…
Báo cáo mới nhất của UBND quận Tân Phú cho biết, có 142 khu đất do UBND phường quản lý, sử dụng làm nhà sinh hoạt khu phố, chốt dân phòng và đất dôi dư có diện tích nhỏ còn lại sau khi chỉnh trang đô thị. Đối với những khu đất còn lại quá nhỏ, không đủ diện tích để xây dựng nhà, quận đề xuất bán cho các hộ dân lân cận. “Tháng 5-2016, quận có văn bản gửi UBND TP đề xuất phương án bán theo giá thị trường, thuê đơn vị thẩm định giá cho khách quan, vì đây là đất ở. Nhà nước sẽ khỏi quản lý nữa, lại thêm nguồn thu vào ngân sách”, một cán bộ quận Tân Phú cho biết.
Vừa qua, trong buổi giám sát của đoàn đại biểu Hội đồng Nhân dân TP tại quận Bình Thạnh, ông Hồ Phương, Phó Chủ tịch UBND quận Bình Thạnh nêu con số cực lớn: 284 địa chỉ nhà đất có diện tích nhỏ, lẻ, dôi dư do hình thành trong dự án nâng cấp đô thị, bồi thường sau giải tỏa, đất có nguồn gốc kênh rạch đã được san lấp sau khi thực hiện dự án cống hộp… Các khu đất này có diện tích đất nhỏ hơn diện tích đất ở tối thiểu được phép xây dựng hoặc diện tích lớn hơn diện tích đất ở tối thiểu được phép xây dựng nhưng hình thể không phù hợp để xây dựng nhà ở hoặc công trình độc lập.
Tại quận Bình Tân, loại đất này qua thống kê có đến 174 khu do quá trình thực hiện 11 dự án, như kênh Tham Lương - Bến Cát - rạch Nước Lên, đại lộ Đông - Tây, mở rộng đường Hùng Vương… Diện tích khu đất hầu hết từ 4 - 15m². Quận Bình Tân chủ động đề xuất một số phương án sử dụng như sau: 11 khu đất làm nhà vệ sinh công cộng gắn với các điểm đặt máy ATM, 25 khu đất mời các hộ liền kề để xem xét cụ thể hình thức giao đất hoặc cho thuê đất…
Chờ chủ trương
Theo Sở Tài nguyên và Môi trường TPHCM, từ đầu năm 2018 đến nay đã 3 lần ra văn bản yêu cầu các quận huyện rà soát, kiểm tra và tổng hợp gửi lên cơ quan này để tìm kiểm giải pháp xử lý. Tuy nhiên, đến cuối tháng 4 vừa rồi chỉ có 6 đơn vị gửi báo cáo, đó là các quận 6, 8, 11, 12, Bình Tân và huyện Nhà Bè với tổng số 317 khu đất. Mặc dù không gửi đầy đủ danh sách khu đất dôi dư nhưng rất nhiều quận huyện lại có văn bản đề nghị cho phép được giao, cho thuê đất không thông qua hình thức đấu giá cho người sử dụng đất liền kề.
Mới đây, Sở Tài nguyên và Môi trường đã có báo cáo lên Bộ Tài nguyên và Môi trường về thực trạng cũng như giải pháp xử lý “đất thừa”. Các khu đất trên hình thành do 2 nguyên nhân: Nhà nước thu hồi đất để thực hiện các công trình công cộng và thu hồi luôn phần diện tích đất còn lại, do diện tích đất còn lại không đủ điều kiện để tiếp tục sử dụng, tất nhiên nhà nước đã bồi thường và đang quản lý; diện tích đất hẻm công cộng, lối đi chung, thông hành địa dịch nay không còn sử dụng vào các mục đích này… Qua kiểm tra nhận thấy, diện tích trung bình 1 khu đất khoảng 12,8m², số lượng khu đất sẽ luôn phát sinh trong quá trình phát triển đô thị. Phần lớn các khu đất này không thể tổ chức đấu giá do không thể xây dựng nhà ở hoặc công trình độc lập, do đó còn để trống, chưa đưa đất vào sử dụng đã gây ảnh hưởng mỹ quan đô thị và môi trường vì xả rác, phóng uế, dẫn đến hạn chế hiệu quả sử dụng đất, thất thu ngân sách, khó quản lý.
Hiện nay có rất nhiều người sử dụng đất liền kề đề nghị được giao, cho thuê không qua đấu giá nhằm để hợp thửa, phục vụ tốt hơn nhu cầu sinh hoạt và hoạt động sản xuất, kinh doanh. Vì vậy, giải pháp nên giao đất, cho thuê đất cho hộ liền kề để quản lý, sử dụng là phù hợp. Cơ sở để tính thu tiền là giá đất cụ thể được xác định theo phương pháp hệ số điều chỉnh giá đất; UBND TP quyết định hệ số điều chỉnh giá đất hàng năm áp dụng riêng đối với trường hợp này. Về thẩm quyền, UBND quận huyện ra quyết định giao đất, cho thuê đất trong các trường hợp đối với hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư; các trường hợp còn lại do UBND TP quyết định…
Thủ tướng Chính phủ đã yêu cầu Bộ Tài nguyên và Môi trường làm việc với UBND TPHCM báo cáo cụ thể số liệu khu đất, thửa đất có diện tích nhỏ hơn diện tích tối thiểu được phép tách thửa trên địa bàn TPHCM; đề nghị Bộ Tài nguyên và Môi trường dự thảo quyết định về giao, cho thuê diện tích đất này để Thủ tướng Chính phủ quyết định, làm cơ sở cho UBND TPHCM thực hiện.