Theo ghi nhận của phóng viên Báo SGGP, tại TP Cần Thơ và các tỉnh Đồng Tháp, Vĩnh Long, Cà Mau…, bệnh SXH đang diễn biến rất phức tạp.
Diễn biến bất thường
Tính đến thời điểm hiện tại, Đồng Tháp là địa phương có số ca mắc SXH nhiều nhất ĐBSCL (hơn 1.000 ca), trong đó có 72 ca nặng và có 2 ca tử vong tại huyện Tháp Mười và huyện Hồng Ngự. Theo Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Đồng Tháp, bệnh SXH bắt đầu tăng từ cuối tháng 5 và tăng mạnh nhất vào tháng 10. Các địa phương có số ca mắc SXH nhiều là TP Cao Lãnh, huyện Cao Lãnh, Lấp Vò, Thanh Bình.
Bác sĩ Chuyên khoa II Dương Ân Hận, Giám đốc Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Đồng Tháp cho biết: “Trung bình mỗi tuần toàn tỉnh có khoảng 50 ca mắc SXH. Tuy nhiên, một bộ phận người dân vẫn còn chủ quan trong việc phòng bệnh, chỉ khi có ca mắc SXH xảy ra gần khu vực sinh sống thì người dân mới lo sợ và phòng bệnh. Ngoài ra, một số người bệnh thường chủ quan, đến cơ sở y tế điều trị trễ nên dẫn đến trường hợp bệnh trở nặng”.
Trong khi đó, tại TP Cần Thơ, bác sĩ Huỳnh Minh Trúc, Giám đốc Trung tâm Y tế Dự phòng TP Cần Thơ, cho biết đến thời điểm hiện tại, Cần Thơ ghi nhận gần 600 trường hợp mắc bệnh SXH. Trong gần 6 tháng qua, Bệnh viện Nhi đồng Cần Thơ tiếp nhận và điều trị 853 ca bệnh SXH nội trú đến từ Cần Thơ và các tỉnh lân cận; tiếp nhận và điều trị ngoại trú khoảng 2.600 ca bệnh liên quan đến SXH (tăng 10% so với cùng kỳ năm 2016) cho các bệnh nhi đến từ các tỉnh trong vùng. Số ca mắc bệnh SXH mà bệnh viện tiếp nhận, điều trị chủ yếu ở nhóm dưới 15 tuổi, chiếm tỷ lệ gần 84%.
Tại tỉnh Bến Tre, từ đầu năm đến nay đã phát hiện hơn 700 ca mắc SXH, giảm 20% so với cùng kỳ năm ngoái nhưng nguy cơ dịch bệnh lây lan rất cao do bước vào mùa mưa. Ở 9/9 huyện, TP, thị xã trong tỉnh đều có ca nhiễm bệnh SXH; trong đó có 1 ca tử vong ở xã Tân Thanh, huyện Giồng Trôm. Ngành y tế tỉnh Bến Tre dự báo bệnh SXH có nguy cơ tăng cao trong thời gian sắp tới.
Tại Bệnh viện Sản - Nhi Cà Mau, trong những ngày này trẻ nhập viện do bệnh SXH và bệnh từ tuyến dưới chuyển lên ngày càng nhiều và tăng cao so với những tháng trước. Đến thời điểm hiện tại, Bệnh viện Sản - Nhi Cà Mau đã tiếp nhận điều trị nội trú 379 ca bệnh SXH, trong đó tháng 5-2017, số ca bệnh tăng ở mức 148%, còn tháng 6-2017, tăng đột biến trên 405% (so với cùng kỳ năm 2016).
Có mặt tại Khoa hồi sức tích cực và chống độc Nhi (Bệnh viện Sản - Nhi Cà Mau), chúng tôi thấy có khá nhiều trẻ bị bệnh SXH đang điều trị tại đây. Nhiều trẻ bị nặng, trong tình trạng hôn mê. Bác sĩ Trần Thiên Lý (Trưởng khoa Hồi sức tích cực và chống độc nhi) cho biết: “Khoảng 2 tuần trở lại đây số ca mắc bệnh SXH nặng chuyển từ tuyến dưới lên khoa ngày càng nhiều. Điều này cho thấy diễn biến bệnh SXH không chỉ tăng về số lượng mà còn tăng cả số ca bệnh nặng”.
Nỗ lực phòng chống
Theo các chuyên gia, virus SXH đã lưu hành ở nhiều tuýp, nhiều bệnh nhân mắc rồi vẫn có thể bị mắc lại, thậm chí mắc bệnh lần sau nặng hơn lần trước. Theo Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Tiền Giang, trên địa bàn hiện nay có sự hiện diện của cả 3 tuýp virus Dengue gây bệnh và ưu thế tuýp D1 chiếm tỷ lệ 83,7%. Các chỉ số mật độ muỗi, lăng quăng lây truyền bệnh vẫn ở mức cao. Các nghiên cứu về mối liên quan giữa SXH và biến đổi khí hậu cũng đã chứng minh sự gia tăng nhiệt độ, ẩm độ có liên quan đến sự gia tăng của muỗi, lăng quăng truyền bệnh SXH. Điều này cho thấy bệnh SXH có nhiều khả năng bùng phát dịch không theo quy luật và khó dự báo chính xác.
Từ đầu năm đến nay, ngành y tế các tỉnh, thành trong vùng đã triển khai nhiều giải pháp như: Tuyên truyền, vận động diệt lăng quăng, truyền thông phòng ngừa SXH nhưng bệnh vẫn có chiều hướng gia tăng. Theo bác sĩ Nguyễn Trung Nghĩa, Phó Giám đốc Sở Y tế TP Cần Thơ, trước tình hình bệnh SXH diễn biến phức tạp, UBND TP và Sở Y tế Cần Thơ đã triển khai nhiều công văn chỉ đạo thực hiện kế hoạch phòng, chống bệnh; tổ chức chiến dịch diệt muỗi, lăng quăng và triển khai phòng, chống SXH trên địa bàn 9/9 quận, huyện.
Tại Đồng Tháp, Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh tiếp tục thực hiện chiến dịch diệt lăng quăng đợt 2 vào tháng 6 và đợt 3 vào tháng 8. Tăng cường giám sát chặt chẽ số ca bệnh, giám sát mật độ côn trùng, lăng quăng, giám sát virus gây bệnh để dự báo sớm; đồng thời xử lý triệt để đối với những ổ dịch tránh lây lan rộng; phun xịt hóa chất trên diện rộng để diệt muỗi. Trong khi đó, Trung tâm Y tế dự phòng Sóc Trăng cùng các địa phương trong tỉnh đã tích cực giám sát chặt chẽ từng ca bệnh, tổ chức diệt lăng quăng, chủ động xử lý những nơi có mật độ côn trùng tăng cao, hoặc có 1 - 2 ca bệnh.
Bên cạnh đó, Sóc Trăng duy trì chế độ báo cáo hàng ngày, giám sát xử lý chặt chẽ ổ dịch phát sinh tại địa phương sớm và triệt để. Tổ chức các lớp tập huấn phòng, chống dịch cho các đội cơ động tuyến huyện, xã. Lực lượng tham gia chiến dịch từ tỉnh đến cơ sở đã đến từng gia đình vùng có dịch, vùng nguy cơ xảy ra dịch tuyên truyền, vận động người dân chủ động phòng, chống dịch…
Diễn biến bất thường
Tính đến thời điểm hiện tại, Đồng Tháp là địa phương có số ca mắc SXH nhiều nhất ĐBSCL (hơn 1.000 ca), trong đó có 72 ca nặng và có 2 ca tử vong tại huyện Tháp Mười và huyện Hồng Ngự. Theo Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Đồng Tháp, bệnh SXH bắt đầu tăng từ cuối tháng 5 và tăng mạnh nhất vào tháng 10. Các địa phương có số ca mắc SXH nhiều là TP Cao Lãnh, huyện Cao Lãnh, Lấp Vò, Thanh Bình.
Bác sĩ Chuyên khoa II Dương Ân Hận, Giám đốc Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Đồng Tháp cho biết: “Trung bình mỗi tuần toàn tỉnh có khoảng 50 ca mắc SXH. Tuy nhiên, một bộ phận người dân vẫn còn chủ quan trong việc phòng bệnh, chỉ khi có ca mắc SXH xảy ra gần khu vực sinh sống thì người dân mới lo sợ và phòng bệnh. Ngoài ra, một số người bệnh thường chủ quan, đến cơ sở y tế điều trị trễ nên dẫn đến trường hợp bệnh trở nặng”.
Trong khi đó, tại TP Cần Thơ, bác sĩ Huỳnh Minh Trúc, Giám đốc Trung tâm Y tế Dự phòng TP Cần Thơ, cho biết đến thời điểm hiện tại, Cần Thơ ghi nhận gần 600 trường hợp mắc bệnh SXH. Trong gần 6 tháng qua, Bệnh viện Nhi đồng Cần Thơ tiếp nhận và điều trị 853 ca bệnh SXH nội trú đến từ Cần Thơ và các tỉnh lân cận; tiếp nhận và điều trị ngoại trú khoảng 2.600 ca bệnh liên quan đến SXH (tăng 10% so với cùng kỳ năm 2016) cho các bệnh nhi đến từ các tỉnh trong vùng. Số ca mắc bệnh SXH mà bệnh viện tiếp nhận, điều trị chủ yếu ở nhóm dưới 15 tuổi, chiếm tỷ lệ gần 84%.
Tại tỉnh Bến Tre, từ đầu năm đến nay đã phát hiện hơn 700 ca mắc SXH, giảm 20% so với cùng kỳ năm ngoái nhưng nguy cơ dịch bệnh lây lan rất cao do bước vào mùa mưa. Ở 9/9 huyện, TP, thị xã trong tỉnh đều có ca nhiễm bệnh SXH; trong đó có 1 ca tử vong ở xã Tân Thanh, huyện Giồng Trôm. Ngành y tế tỉnh Bến Tre dự báo bệnh SXH có nguy cơ tăng cao trong thời gian sắp tới.
Tại Bệnh viện Sản - Nhi Cà Mau, trong những ngày này trẻ nhập viện do bệnh SXH và bệnh từ tuyến dưới chuyển lên ngày càng nhiều và tăng cao so với những tháng trước. Đến thời điểm hiện tại, Bệnh viện Sản - Nhi Cà Mau đã tiếp nhận điều trị nội trú 379 ca bệnh SXH, trong đó tháng 5-2017, số ca bệnh tăng ở mức 148%, còn tháng 6-2017, tăng đột biến trên 405% (so với cùng kỳ năm 2016).
Có mặt tại Khoa hồi sức tích cực và chống độc Nhi (Bệnh viện Sản - Nhi Cà Mau), chúng tôi thấy có khá nhiều trẻ bị bệnh SXH đang điều trị tại đây. Nhiều trẻ bị nặng, trong tình trạng hôn mê. Bác sĩ Trần Thiên Lý (Trưởng khoa Hồi sức tích cực và chống độc nhi) cho biết: “Khoảng 2 tuần trở lại đây số ca mắc bệnh SXH nặng chuyển từ tuyến dưới lên khoa ngày càng nhiều. Điều này cho thấy diễn biến bệnh SXH không chỉ tăng về số lượng mà còn tăng cả số ca bệnh nặng”.
Nỗ lực phòng chống
Theo các chuyên gia, virus SXH đã lưu hành ở nhiều tuýp, nhiều bệnh nhân mắc rồi vẫn có thể bị mắc lại, thậm chí mắc bệnh lần sau nặng hơn lần trước. Theo Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Tiền Giang, trên địa bàn hiện nay có sự hiện diện của cả 3 tuýp virus Dengue gây bệnh và ưu thế tuýp D1 chiếm tỷ lệ 83,7%. Các chỉ số mật độ muỗi, lăng quăng lây truyền bệnh vẫn ở mức cao. Các nghiên cứu về mối liên quan giữa SXH và biến đổi khí hậu cũng đã chứng minh sự gia tăng nhiệt độ, ẩm độ có liên quan đến sự gia tăng của muỗi, lăng quăng truyền bệnh SXH. Điều này cho thấy bệnh SXH có nhiều khả năng bùng phát dịch không theo quy luật và khó dự báo chính xác.
Từ đầu năm đến nay, ngành y tế các tỉnh, thành trong vùng đã triển khai nhiều giải pháp như: Tuyên truyền, vận động diệt lăng quăng, truyền thông phòng ngừa SXH nhưng bệnh vẫn có chiều hướng gia tăng. Theo bác sĩ Nguyễn Trung Nghĩa, Phó Giám đốc Sở Y tế TP Cần Thơ, trước tình hình bệnh SXH diễn biến phức tạp, UBND TP và Sở Y tế Cần Thơ đã triển khai nhiều công văn chỉ đạo thực hiện kế hoạch phòng, chống bệnh; tổ chức chiến dịch diệt muỗi, lăng quăng và triển khai phòng, chống SXH trên địa bàn 9/9 quận, huyện.
Tại Đồng Tháp, Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh tiếp tục thực hiện chiến dịch diệt lăng quăng đợt 2 vào tháng 6 và đợt 3 vào tháng 8. Tăng cường giám sát chặt chẽ số ca bệnh, giám sát mật độ côn trùng, lăng quăng, giám sát virus gây bệnh để dự báo sớm; đồng thời xử lý triệt để đối với những ổ dịch tránh lây lan rộng; phun xịt hóa chất trên diện rộng để diệt muỗi. Trong khi đó, Trung tâm Y tế dự phòng Sóc Trăng cùng các địa phương trong tỉnh đã tích cực giám sát chặt chẽ từng ca bệnh, tổ chức diệt lăng quăng, chủ động xử lý những nơi có mật độ côn trùng tăng cao, hoặc có 1 - 2 ca bệnh.
Bên cạnh đó, Sóc Trăng duy trì chế độ báo cáo hàng ngày, giám sát xử lý chặt chẽ ổ dịch phát sinh tại địa phương sớm và triệt để. Tổ chức các lớp tập huấn phòng, chống dịch cho các đội cơ động tuyến huyện, xã. Lực lượng tham gia chiến dịch từ tỉnh đến cơ sở đã đến từng gia đình vùng có dịch, vùng nguy cơ xảy ra dịch tuyên truyền, vận động người dân chủ động phòng, chống dịch…
Trước tình hình dịch bệnh SXH có nguy cơ lan rộng, Bộ Y tế khuyến cáo, để tích cực phòng bệnh SXH cho bản thân, gia đình và mọi người xung quanh, người dân phải đậy kín tất cả các dụng cụ chứa nước để muỗi không vào đẻ trứng. Hàng tuần, người dân cần thực hiện các biện pháp diệt lăng quăng bằng cách thả cá vào dụng cụ chứa nước; thay nước bình hoa; loại bỏ các vật liệu phế thải, các hố nước tự nhiên không cho muỗi đẻ trứng...