Dự báo mùa mưa bão 2009: Không để sai sót như 2008!

Hôm nay, miền Bắc, miền Trung nắng nóng trên diện rộng
Dự báo mùa mưa bão 2009: Không để sai sót như 2008!

(SGGP-12G).- Mùa bão lũ năm 2009 đã cận kề với những cảnh báo tình hình thiên tai khắc nghiệt, dữ dội hơn, phức tạp hơn năm 2008. Những sai sót trong công tác dự báo thiên tai năm 2008 vẫn còn để lại nhiều hậu quả khôn lường. Ông Bùi Văn Đức, Tổng Giám đốc Trung tâm Khí tượng thủy văn quốc gia đã có cuộc trao đổi với báo chí xung quanh công tác dự báo năm 2009.

- Phóng viên: Sau những sự cố về công tác dự báo thiên tai năm 2008, năm nay, ngành khí tượng thủy văn sẽ làm gì để không lặp lại những bài học cũ, thưa ông?

- Ông BÙI VĂN ĐỨC: Năm nay, ngành khí tượng kiên quyết không để xảy ra sai sót trong công tác dự báo thiên tai vì những lý do chủ quan. Nếu cá nhân nào để xảy ra sai sót do thiếu trách nhiệm, do chủ quan sẽ bị kỷ luật nghiêm khắc.

Chúng tôi đã và đang chú tâm vào công tác tổ chức cán bộ, khắc phục tất cả những sơ suất mang tính chủ quan. Cụ thể: Khắc phục ngay tình trạng tổ chức công việc chưa tốt, phân công không đúng người đúng việc, trực không nghiêm túc, phối hợp không tốt...

Tuy nhiên, công tác dự báo thời tiết có rất nhiều khó khăn, nhiều nước có công nghệ hiện đại cũng có những dự báo sai, nên ở Việt Nam công tác dự báo cũng không tránh khỏi những sai sót. Thế nhưng, nếu sơ suất do thiếu tinh thần trách nhiệm để xảy ra hậu quả nghiêm trọng thì phải kỷ luật.

Tìm kiếm người chết và người mất tích ở bản Tùng Chỉn

Tìm kiếm người chết và người mất tích ở bản Tùng Chỉn

- Hiện nay, trang thiết bị, máy móc phục vụ công tác dự báo đã được chuẩn bị ra sao, thưa ông?

- Trong 2 năm vừa qua, Bộ TN-MT đã đầu tư cho ngành khí tượng thủy văn nhiều trang thiết bị. Hiện tại, chúng tôi đã lắp đặt xong hệ thống đo gió ở vùng biển tương đối hoàn thiện, rồi hệ thống thông tin nối mạng cao cho tất cả các trung tâm dự báo ở các tỉnh. Thiết bị dự báo của chúng ta cũng ở mức khá so với các thiết bị hiện có trên thế giới. 

Đến năm 2011, sẽ triển khai 350 trạm đo mưa tự động, tập trung chủ yếu ở lưu vực sông Thái Bình và sông Hồng. Chúng tôi cũng đang triển khai dự án đo mưa, đo các yếu tố khí tượng, mực nước, lưu lượng sông tại khu vực đồng bằng sông Cửu Long, và cũng phải đến năm 2011 mới phát huy hiệu quả...

Bên cạnh đó, từ nay đến tháng 6, chúng tôi gấp rút triển khai phương thức dự báo trực tuyến trên cả nước, 9 đài dự báo khu vực sẽ tham gia giao ban với  Trung ương. Qua đó, Ban chỉ đạo Trung ương sẽ nắm bắt kịp thời tình hình thời tiết nguy hiểm ở từng vùng để có những chỉ đạo đúng lúc.

Bộ đội giúp dân dựng lại nhà sau khi lũ quét ở bản Tùng Chỉn (Bát Xát, Lào Cai) tháng 8-2008. Trận lũ quét này là hậu quả của bất cập trong công tác dự báo thiên tai. Ảnh: VĂN NGHĨA

Bộ đội giúp dân dựng lại nhà sau khi lũ quét ở bản Tùng Chỉn (Bát Xát, Lào Cai) tháng 8-2008. Trận lũ quét này là hậu quả của bất cập trong công tác dự báo thiên tai. Ảnh: VĂN NGHĨA

- Như vậy, người dân có thể kỳ vọng gì vào công tác dự báo thiên tai năm nay?

- Máy móc, trang thiết bị dự báo của chúng ta tuy đã được quan tâm, đầu tư; song so với các nước tiên tiến trong khu vực, phần thiết bị của mình vẫn còn có thua kém. Các nước đã sử dụng phổ biến hệ thống quan trắc và truyền tin tự động, trong khi mình còn rất hiếm. Tuy nhiên, cũng phải nhìn nhận, con người của mình còn có hạn chế. Đào tạo nguồn nhân lực trẻ chưa được chú tâm, từ năm 1991 đến nay, hầu như không có nguồn nhân lực bổ sung, sau lớp cán bộ được đào tạo từ những năm 1990, đến nay chưa có đội ngũ trẻ để kế cận.

Năm nay, chúng tôi đã tổ chức nhiều lớp tập huấn, tham gia trao đổi và học tập kinh nghiệm của các chuyên gia dự báo từ Hoa Kỳ, Trung Quốc, Nhật Bản... Chúng tôi sẽ cố hết sức để dự báo chính xác hơn năm trước.

- Chúng ta đã nhiều lần đề cập đến nguồn nhân lực. Vậy, từ cuối năm 2008 đến nay, ngành khí tượng thủy văn đã khắc phục vấn đề này như thế nào?

- Hiện nay, con người để phục vụ cho ngành khí tượng thủy văn cực kỳ khó khăn vì phụ thuộc vào các trường đào tạo ra. Có thể nói, chúng ta đang thiếu cả lượng lẫn chất. Tuy nhiên, từ mùa bão lũ năm 2008 đến nay, chúng tôi đã tuyển được hơn 60 kỹ sư cho cả hệ thống, còn lực lượng quan trắc viên là hơn 100 người.

- Cảm ơn ông!.

Hôm nay, miền Bắc, miền Trung nắng nóng trên diện rộng

(SGGP-12G).- Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Trung ương, hiện nay áp thấp nóng đang tiếp tục phát triển và mở rộng về phía Đông Nam, ảnh hưởng trực tiếp đến các tỉnh Bắc và Trung Trung bộ, các tỉnh từ Thanh Hóa trở vào đến Huế nhiệt độ hôm nay, 14-4, sẽ cao 34-360C, một số nơi nhiệt độ sẽ cao trên 370C, xảy ra nắng nóng diện rộng. Tại khu vực miền Bắc, vào lúc 10g sáng nay nhiệt độ phổ biến mức 290C và có thể lên 32-330C vào 13g chiều nay.

Theo bà Nguyễn Lan Châu - Phó Giám đốc Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Trung ương, thời tiết năm 2009 có nhiều dấu hiệu bất thường và cực đoan. Vào mùa hè năm nay, dự báo sẽ có nhiều đợt nắng nóng kéo dài và gay gắt hơn năm 2008. Trong khi đó, mưa lũ cường độ lớn có thể gây ra ngập lụt ở nhiều nơi với đỉnh lũ có khả năng phổ biến cao hơn năm 2008. Những cơn bão cũng sẽ diễn biến theo chiều hướng phức tạp hơn.

LÊ VĂN

Tin cùng chuyên mục