Dư địa lớn cho doanh nghiệp Việt xuất khẩu sản phẩm số

Sáng nay, 30-3, Báo SGGP tổ chức buổi giao lưu trực tuyến chủ đề Xuất khẩu sản phẩm số. Trong hơn 2 giờ, các khách mời đã trả lời gần 100 câu hỏi của bạn đọc, xoay quanh việc đưa sản phẩm công nghệ số Việt Nam chinh phục thị trường thế giới.
Quang cảnh buổi giao lưu trực tuyến Xuất khẩu sản phẩm số, sáng 30-3. Ảnh: CAO THĂNG
Quang cảnh buổi giao lưu trực tuyến Xuất khẩu sản phẩm số, sáng 30-3. Ảnh: CAO THĂNG
Phó Tổng Biên tập Nguyễn Khắc Văn (bìa phải) tặng hoa cảm ơn các khách mời tham gia buổi giao lưu trực tuyến sáng 30-3. Ảnh: CAO THĂNG

Phó Tổng Biên tập Nguyễn Khắc Văn (bìa phải) tặng hoa cảm ơn các khách mời tham gia buổi giao lưu trực tuyến sáng 30-3. Ảnh: CAO THĂNG

Chiến dịch hỗ trợ các doanh nghiệp công nghệ số đang kinh doanh ở nước ngoài hoặc đi ra nước ngoài được Bộ TT-TT xác định là một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong năm nay. Đầu tư ra nước ngoài, đưa sản phẩm công nghệ số chinh phục thị trường thế giới là mong ước của các doanh nghiệp, không chỉ để doanh nghiệp phát triển mà còn khẳng định giá trị chất xám của người Việt Nam.

Phó Tổng Biên tập Báo SGGP Nguyễn Khắc Văn trao đổi với các khách mời trước buổi giao lưu trực tuyến. Ảnh: CAO THĂNG

Phó Tổng Biên tập Báo SGGP Nguyễn Khắc Văn trao đổi với các khách mời trước buổi giao lưu trực tuyến. Ảnh: CAO THĂNG

Đại diện Báo SGGP tặng hoa cho ông Nguyễn Thiện Nghĩa, Phó Cục trưởng Cục Công nghiệp CNTT và TT (Bộ TT-TT) tại Văn phòng đại diện Báo SGGP tại Hà Nội. Ảnh: QUANG PHÚC

Đại diện Báo SGGP tặng hoa cho ông Nguyễn Thiện Nghĩa, Phó Cục trưởng Cục Công nghiệp CNTT và TT (Bộ TT-TT) tại Văn phòng đại diện Báo SGGP tại Hà Nội. Ảnh: QUANG PHÚC

Tham gia buổi giao lưu trực tuyến tại Báo SGGP có:

Ông Nguyễn Thiện Nghĩa, Phó Cục trưởng phụ trách Cục Công nghiệp CNTT và TT (Bộ TT-TT)

Ông Lâm Quang Nam, Ủy viên Ban chấp hành Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ CNTT Việt Nam (VINASA)

Ông Phạm Trung Dũng, Phó Giám đốc Trung tâm kinh doanh giải pháp quốc tế - Tổng Công ty Giải pháp Doanh nghiệp Viettel

Ông Ngô Minh Trí, Giám đốc đơn vị Giải pháp & Dịch vụ Doanh nghiệp, Công ty TNHH Phần mềm FPT

Ông Trần Phúc Hồng, Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Công nghệ TMA

Khách mời

Ông Nguyễn Thiện Nghĩa, Phó Cục trưởng phụ trách Cục Công nghiệp CNTT và TT (Bộ TT-TT)

Ông Nguyễn Thiện Nghĩa, Phó Cục trưởng phụ trách Cục Công nghiệp CNTT và TT (Bộ TT-TT)

 Ông Lâm Quang Nam, Ủy viên Ban chấp hành Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ CNTT Việt Nam (VINASA).

Ông Lâm Quang Nam, Ủy viên Ban chấp hành Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ CNTT Việt Nam (VINASA).

Ông Ngô Minh Trí, Giám đốc đơn vị Giải pháp và Dịch vụ Doanh nghiệp, Công ty TNHH Phần mềm FPT

Ông Ngô Minh Trí, Giám đốc đơn vị Giải pháp và Dịch vụ Doanh nghiệp, Công ty TNHH Phần mềm FPT

Ông Phạm Trung Dũng, Phó Giám đốc Trung tâm kinh doanh giải pháp quốc tế - Tổng Công ty Giải pháp Doanh nghiệp Viettel

Ông Phạm Trung Dũng, Phó Giám đốc Trung tâm kinh doanh giải pháp quốc tế - Tổng Công ty Giải pháp Doanh nghiệp Viettel

Ông Trần Phúc Hồng, Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Công nghệ TMA

Ông Trần Phúc Hồng, Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Công nghệ TMA

Thúy Đỗ (quận 9)
Tôi là chủ một doanh nghiệp nhỏ tại TPHCM. Năm 2022, doanh nghiệp chúng tôi đang mở rộng và phát triển chuyển đổi số toàn công ty. Tuy nhiên, vấn đề chúng tôi gặp phải là việc chuyển dữ liệu lên Cloud còn gặp khó như: các phần mềm, hệ thống truy suất dữ liệu, hồ sơ toàn công ty… Cho tôi hỏi, FPT hiện có cung cấp các giải pháp chuyển đổi số và mô hình Cloud. Đơn vị có cam kết bảo mật và không bị mất dữ liệu cho doanh nghiệp hay không? Và mức giá hiện ra sao?
Ông Ngô Minh Trí, Giám đốc đơn vị Giải pháp và Dịch vụ Doanh nghiệp, Công ty TNHH Phần mềm FPT
Ông Ngô Minh Trí, Giám đốc đơn vị Giải pháp và Dịch vụ Doanh nghiệp, Công ty TNHH Phần mềm FPT

>>> Video ông Ngô Minh Trí, Giám đốc đơn vị Giải pháp và Dịch vụ Doanh nghiệp, Công ty TNHH Phần mềm FPT chia sẻ tại buổi giao lưu trực tuyến


FPT có cung cấp các giải pháp chuyển đổi số và công nghệ điện toán đám mây. Dữ liệu trong kinh doanh là yếu tố mấu chốt để doanh nghiệp phát triển, do đó chúng tôi ứng dụng cả công nghệ bảo mật trên môi trường điện toán đám mây để đảm bảo độ an toàn của dữ liệu (security in Multicloud).

Đơn cử như hệ thống nền tảng bán hàng trên điện thoại cá nhân do FPT Software xây dựng đã giúp Mondelez Kinh Đô (Mondelez) hoạt động xuyên suốt, thống nhất dữ liệu giúp các bộ phận kinh doanh và phòng ban hỗ trợ bán hàng trong công ty vận hành trơn tru, giúp doanh nghiệp tiết kiệm hàng triệu đô la mỗi năm. Hay chúng tôi cũng từng tạo ra hệ thống quản trị bán hàng, giúp doanh nghiệp vận hành hàng ngàn đơn hàng mỗi ngày, tăng trưởng 200% so với cùng kỳ với DMS. Đây là hai giải pháp đều phải hệ thống dữ liệu lên cloud 100% để tối ưu hoá các phương án dữ liệu.

Chị có thể liên lạc với FPT Smart Cloud để được tư vấn chi tiết.

Quang Huy, quận 7, TPHCM
Hướng đến góp phần vào mục tiêu tỷ đô của FPT Software toàn cầu vào cuối năm 2023, FPT có quá tự tin khi suy thoái kinh tế đang bao phủ khắp nơi?
Ông Ngô Minh Trí, Giám đốc đơn vị Giải pháp và Dịch vụ Doanh nghiệp, Công ty TNHH Phần mềm FPT
Ông Ngô Minh Trí, Giám đốc đơn vị Giải pháp và Dịch vụ Doanh nghiệp, Công ty TNHH Phần mềm FPT

Năm 2023, theo dự báo của Quỹ tiền tệ quốc tế, là một năm mong manh của kinh tế toàn cầu với những biến động về kinh tế, địa chính trị và suy thoái kinh tế. Điều này sẽ dẫn tới tình trạng sụt giảm nguồn cung ứng cũng như nhân sự, buộc các doanh nghiệp phải cắt giảm chi phí và tìm cách giữ được tốc độ tăng trưởng, tối ưu hiệu quả kinh doanh. Và trong lịch sử khi có khủng hoảng thì cơ hội tăng tốc sẽ nằm trong tay những ngôi sao mới - những người thay đổi cuộc chơi “game changer”.

Công nghệ thông tin là một ví dụ “game changer” khi ngành này được Gartner dự đoán nhu cầu chi tiêu cho CNTT toàn cầu năm 2023 dự kiến sẽ tăng 5,1%, đạt 4.600 tỷ USD.

FPT tư vấn triển khai nhà máy thông minh cho đối tác

FPT tư vấn triển khai nhà máy thông minh cho đối tác

Không chỉ nắm bắt thời cơ, nếu doanh nghiệp CNTT chưa có đà, sự chuẩn bị nền móng tốt từ nhiều năm sẽ khó lòng bứt phá. FPT sẽ là “game changer” với đầy đủ sức mạnh của mình trên trường quốc tế. Không chỉ sở hữu quy mô nhân sự kỹ sư phần mềm lớn, vận hành tại 29 quốc gia mà còn có năng lực công nghệ và kinh nghiệm làm việc với 1.000 khách hàng là các doanh nghiệp đa lĩnh vực, đa ngành nghề trong gần 25 năm qua. FPT liên tục mở rộng hiện diện của mình, ở Nearshore, cũng như tuyển dụng người địa phương bản địa để rút ngắn khoảng cách, múi giờ và ngôn ngữ với khách hàng cũng như đối tác.

Năm 2023, chúng tôi sẽ tập trung mở rộng các thị trường chiến lược trọng điểm MILAR (Morocco, India, Latin, America, Romania), giải quyết các rào cản với khách hàng. Dưới sức ép của sinh tồn, cùng với những lợi thế của hiện diện nearshore sẽ giúp gỡ bỏ các nút thắt với khách hàng, giúp khách hàng các thị trường này bước ra khỏi vùng an toàn (comfort zone), thay đổi các đối tác cung ứng (vendor), nhanh chóng chuyển đổi và có được kết quả chuyển đổi.

Tăng năng suất làm việc, nước đi tiếp theo của công ty là theo đuổi hợp đồng lớn, tạo ra các chương trình lớn, tham gia vào toàn bộ full-life cycle của các hợp đồng cung cấp CNTT. Để tiếp sức cho nhân sự, phát triển toàn diện năng lực, FPT Software còn chọn hướng M&A các công ty, trở thành partner với công ty lớn khác để tận dụng thế mạnh các bên, rút ngắn khoảng cách và thúc đẩy 100% khả năng nội tại, đảm bảo chất lượng các dự án với khách hàng của mình.

lê thu hòa
Ông đánh giá như thế nào về thủ tục xuất khẩu phần mềm hiện nay? Để gia tăng xuất khẩu mặt hàng đặc thù này các doanh nghiệp cần làm gì?
 Ông Lâm Quang Nam, Ủy viên Ban chấp hành Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ CNTT Việt Nam (VINASA).
Ông Lâm Quang Nam, Ủy viên Ban chấp hành Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ CNTT Việt Nam (VINASA).

Thủ tục xuất khẩu phần mềm hiện nay nhìn chung dễ dàng hơn so với các mặt hàng khác. Đối với một doanh nghiệp phần mềm, để gia tăng xuất khẩu tất nhiên chúng ta phải kiếm thêm được nhiều khách hàng hoặc có nhiều sản phẩm phục vụ cho một khách hàng. Cả hai điều kiện này đều cần chúng ta hiểu và bám sát khách hàng, và như thế chúng ta cần hiện diện nhiều hơn bên cạnh khách hàng, nói chuyện nhiều hơn với khách hàng, học kỹ hơn các kiến thức về ngành hoạt động của khách hàng. Những điều này không chỉ đúng cho thị trường xuất khẩu mà đúng với mọi thị trường tiêu thụ phần mềm, nhưng đặc biệt quan trọng khi xuất khẩu. Với thị trường trong nước, chúng ta có thể trông cậy vào mức độ am hiểu tự thân do cùng môi trường văn hóa và kinh doanh nhưng với thị trường quốc tế chúng ta thường gặp độ vênh lớn.

Nguyễn Vân Thái Anh (giảng viên CNTT)
Việt Nam có những lợi thế nào để phát triển các nền tảng đa công nghệ? Các ngành dịch vụ để phát triển có tiềm năng là ngành nào? Theo ông Trần Hồng Phúc, Việt Nam có đủ tiềm năng để sánh vai với các tập đoàn công nghệ lớn trên thế giới? Việc đào tạo nguồn nhân lực có phải là điểm mấu chốt?
Ông Trần Phúc Hồng, Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Công nghệ TMA
Ông Trần Phúc Hồng, Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Công nghệ TMA

>>> Video ông Trần Phúc Hồng, Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Công nghệ TMA chia sẻ tại buổi giao lưu trực tuyến


Thế mạnh của Việt Nam là các công nghệ mới do có đội ngũ nhân lực trẻ, học hỏi nhanh và các công nghệ này mới với cả thế giới chứ không chỉ Việt Nam nên không có sự chênh lệch lớn về trình độ như các công nghệ truyền thống. Phần lớn các doanh nghiệp công nghệ Việt Nam là nhỏ và vừa nên khó có đủ tiềm lực để đầu tư vào các công nghệ phổ dụng cạnh tranh với các tập đoàn công nghệ thế giới, với mỗi dự án cần hàng tỷ USD như ChatGPT.

Phần mềm và công nghệ số, nhất là các giải pháp SaaS (Software as a Service) là các lĩnh vực doanh nghiệp Việt Nam có thể đầu tư để cạnh tranh trên thị trường thế giới. Bằng chứng là chúng ta đã có hàng ngàn doanh nghiệp đang làm các sản phẩm số cho thị trường nước ngoài.

Thế mạnh lớn nhất của Việt Nam trong lĩnh vực công nghệ là nguồn nhân lực nên đây sẽ là yếu tố quyết định cho sự phát triển của ngành. Các doanh nghiệp mong muốn có thêm nhiều sinh viên chọn học về công nghệ để luôn có đội ngũ nhân lực dồi dào để không chỉ cung cấp cho nhu cầu trong nước mà còn trở thành trung tâm phát triển công nghệ ở châu Á.

Hữu Khang (Tây Ninh)
Ông nhìn nhận như thế nào về bức tranh chuyển đổi số tại Việt Nam và các nước trong khu vực? Xuất khẩu công nghệ số liệu có quá hay không khi Việt Nam vẫn đang là nước có tốc độ phát triển công nghệ ở mức thấp?
 Ông Lâm Quang Nam, Ủy viên Ban chấp hành Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ CNTT Việt Nam (VINASA).
Ông Lâm Quang Nam, Ủy viên Ban chấp hành Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ CNTT Việt Nam (VINASA).

Chuyển đổi số là quá trình không có điểm cuối. Cả Việt Nam và các nước trong khu vực đều đang trong quá trình ấy.

Xuất khẩu công nghệ số hoàn toàn không phải là mục tiêu quá tầm. Trên thực tế, chúng ta đã xuất khẩu sản phẩm và dịch vụ số hàng chục năm, mang lại doanh thu đáng kể và công ăn việc làm cho hàng chục nghìn người. Mặc dù Việt Nam có tốc độ ứng dụng công nghệ ở mức "thấp" nhưng sản phẩm và dịch vụ của chúng ta vẫn tìm được khách hàng ở những thị trường có tốc độ ứng dụng và phát triển công nghệ cao.

Anhtuan0045@gmail.com
Ông có nhận xét như thế nào về đội ngũ kỹ sư của Việt Nam (về trình độ, năng lực…) liệu có khả năng cạnh tranh với các công ty công nghệ nước ngoài? Để kỹ sư VN phát triển vươn tầm thế giới, cần có những điều kiện nào?
Ông Ngô Minh Trí, Giám đốc đơn vị Giải pháp và Dịch vụ Doanh nghiệp, Công ty TNHH Phần mềm FPT
Ông Ngô Minh Trí, Giám đốc đơn vị Giải pháp và Dịch vụ Doanh nghiệp, Công ty TNHH Phần mềm FPT

Như nhiều bài báo đưa tin về thành tích của các bạn trẻ trên truyền thông, năng lực của học sinh, sinh viên Việt Nam có thứ hạng rất cao về toán, tin học... Khi vào môi trường làm việc, chúng tôi nhận thấy đó là nền tảng tốt để họ nhanh chóng nâng cao được khả năng chuyên môn. Các kỹ sư của chúng tôi có khả năng nắm bắt, học hỏi công nghệ mới rất nhanh và về năng lực thì có thể cạnh tranh với các nước có nguồn lực công nghệ thông tin phát triển như Trung Quốc hay Ấn độ.

Tại FPT, chúng tôi liên tục đưa ra chương trình đào tạo đẳng cấp quốc tế để khuyến khích, hỗ trợ các kỹ sư phần mềm học tập rèn luyện. Mỗi năm, chúng tôi đều hợp tác với các đơn vị đào tạo lớn như Coursera, Udemy hay gần đây là Udacity với khoản đầu tư 6 triệu đô giúp nhân viên của chúng tôi tiếp cận với kiến thức từ các giáo sư tại các đại học lớn như Stanford, hay các chuyên gia thỉnh giảng đến từ khắp các công ty công nghệ khổng lồ khác.

"Học đi đôi với hành" chính là tiêu chí giúp các kỹ sư công nghệ của FPT cạnh tranh sòng phẳng khi chinh phục khách hàng toàn cầu khó tính trong suốt 24 năm phát triển tại nước ngoài.

Bên cạnh đó, để ngày càng khẳng định trí tuệ Việt trên trường quốc tế, kỹ sư cần trang bị thêm năng lực ngoại ngữ đặc biệt như là tiếng Anh, tiếng Nhật, tiếng Hàn, tiếng Đức để có thể làm việc trực tiếp tại nước ngoài, tham gia các trận đánh lớn. Với kỹ sư công nghệ của FPT, các bạn thường xuyên được sống và đi công tác tại các thị trường có hiện diện của chúng tôi, để trở thành công dân toàn cầu.

(hoangvinh82@gmail.com)
26 năm hoạt động tại thị trường Việt Nam, đến nay, TMA đã xuất khẩu sản phẩm, giải pháp nào hoàn chỉnh theo kiểu “made by…TMA” chưa, hay chỉ là gia công theo đơn hàng của đối tác nước ngoài? Nếu có, đó là những sản phẩm nào, ứng dụng trong lĩnh vực nào?
Ông Trần Phúc Hồng, Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Công nghệ TMA
Ông Trần Phúc Hồng, Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Công nghệ TMA

TMA Innovation là thành viên của Tập đoàn Công nghệ TMA chuyên về đầu tư phát triển và thương mại hóa các sản phẩm công nghệ "Made in TMA", tích lũy từ kinh nghiệm và công nghệ sau hơn 20 năm làm rất nhiều sản phẩm "Made by TMA".

Hiện nay, TMA Innovation đang có 4 dòng sản phẩm chính: Tòa nhà và Khu dân cư Thông minh - Sức khỏe, Theo dõi sức khỏe tại nhà qua vòng đeo, Bộ giải pháp IoT quản lý thiết bị nhà máy - môi trường - năng lượng và Nền tảng thu thập - quản lý - phân tích dữ liệu cho các tập đoàn và doanh nghiệp đa ngành - đa dịch vụ.

Các giải pháp này được xây dựng theo mô hình hệ sinh thái số, liên kết với các doanh nghiệp khác để cung cấp giải pháp toàn diện - hoàn chỉnh cho từng lĩnh vực, vì không có doanh nghiệp nào có tất cả các giải pháp.

Hệ sinh thái số TMA với hơn 50 đối tác có thể cung cấp các giải pháp toàn diện cho doanh nghiệp với nhiều nhu cầu khác nhau. Lợi thế của TMA là có thể vừa làm sản phẩm phần mềm, vừa làm sản phẩm phần cứng nên có thể chủ động về công nghệ, tạo ra các sản phẩm nhanh và tối ưu.

Anh Khuê ( Giảng viên CNTT, Đà Nẵng)
Gần đây, trên các phương tiện báo chí truyền thông, chúng ta nói nhiều về AI, tiềm năng của AI… Vậy hiện nay, Việt Nam có đang tập trung phát triển AI lõi? Nguồn nhân lực của Việt Nam có đủ trình độ hay không? Theo ông, hiện nay Việt Nam nên phát triển AI trong lĩnh vực nào để có thể cạnh tranh với các tập đoàn công nghệ lớn?
 Ông Lâm Quang Nam, Ủy viên Ban chấp hành Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ CNTT Việt Nam (VINASA).
Ông Lâm Quang Nam, Ủy viên Ban chấp hành Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ CNTT Việt Nam (VINASA).

Chúng ta đều biết phát triển và ứng dụng AI là xu hướng toàn cầu, Việt Nam không phải là ngoại lệ. Trong số các thành viên của VINASA, nhiều doanh nghiệp đang đầu tư nghiêm túc vào phát triển và ứng dụng AI cả ở mức độ công nghệ lõi lẫn công nghệ ứng dụng.

Nhân lực cho phát triển và ứng dụng AI của Việt Nam không yếu. Hiện nay cái chúng ta thiếu là dữ liệu để phục vụ phát triển AI, cả chính phủ lẫn các hiệp hội và cộng đồng doanh nghiệp đều nhận thức rõ vấn đề này và đang có các chính sách và biện pháp giải quyết. Chúng ta có thể cạnh tranh với các tập đoàn công nghệ quốc tế bằng lời giải cho các bài toán đặc thù địa phương, rồi tìm cách thích nghi với các bài toán đặc thù tương tự trên thế giới. Chúng ta cũng có thể thay mục tiêu cạnh tranh bằng cộng tranh, hợp tác với các tập đoàn công nghệ quốc tế để đi đến lời giải nhanh hơn và phổ quát hơn.

Hứa Văn Tuấn, Bà Rịa- Vũng Tàu
FPT hiện có mặt tại 26 quốc gia và vùng lãnh thổ với 60.000 nhân viên trên tất cả các lĩnh vực. Với mảng xuất khẩu phần mềm, FPT Software bắt đầu làm từ 1999 và dự kiến sẽ đạt 1 tỷ USD vào năm 2023. Bí quyết thành công của FPT là gì?
Ông Ngô Minh Trí, Giám đốc đơn vị Giải pháp và Dịch vụ Doanh nghiệp, Công ty TNHH Phần mềm FPT
Ông Ngô Minh Trí, Giám đốc đơn vị Giải pháp và Dịch vụ Doanh nghiệp, Công ty TNHH Phần mềm FPT

Doanh thu 1 tỷ USD vào năm 2023 là mốc đầu tiên trong chiến lược 5 Giga phát triển dài hơi của FPT tại thị trường nước ngoài. Để tạo được những chiến tích mới, mỗi thành viên của chúng tôi luôn được tự chuẩn bị cho bản thân tinh thần bền bỉ, liên tục nâng cao khả năng chuyên môn để có thể thích ứng với bất cứ hoàn cảnh nào.

Chủ tịch HĐQT FPT Trương Gia Bình phát biểu trong lễ khai trương văn phòng thứ hai của FPT tại Hàn Quốc
Chủ tịch HĐQT FPT Trương Gia Bình phát biểu trong lễ khai trương văn phòng thứ hai của FPT tại Hàn Quốc

Mặt khác, ban điều hành công ty cũng đưa ra những chiến lược mới, linh hoạt thay đổi theo thị trường và thế giới để đưa FPT tiếp cận nhanh chóng với khách hàng mới, công nghệ mới. Và vận hành doanh nghiệp có mặt tại 29 quốc gia và vùng lãnh thổ cũng tạo cho FPT đa dạng văn hóa, đa dạng trải nghiệm, giúp tất các các nhân viên toàn cầu của chúng tôi luôn dễ dàng đón nhận những thử thách mới.

Anh Vũ Trần
Bộ Thông tin và Truyền thông có đánh giá, nhận định như thế nào về dư địa xuất khẩu công nghệ số cho Việt Nam trong những năm tới? Và những ngành công nghệ được thế giới quan tâm thuộc dịch vụ nào?
Ông Nguyễn Thiện Nghĩa, Phó Cục trưởng phụ trách Cục Công nghiệp CNTT và TT (Bộ TT-TT)
Ông Nguyễn Thiện Nghĩa, Phó Cục trưởng phụ trách Cục Công nghiệp CNTT và TT (Bộ TT-TT)
Ông Nguyễn Thiện Nghĩa trao đổi cùng đại diện Báo SGGP về dư địa xuất khẩu công nghệ số của Việt Nam. Ảnh: QUANG PHÚC
Ông Nguyễn Thiện Nghĩa trao đổi cùng đại diện Báo SGGP về dư địa xuất khẩu công nghệ số của Việt Nam. Ảnh: QUANG PHÚC

Thị trường dịch vụ CNTT thế giới (không tính phần của các Big Tech, các công ty dịch vụ CNTT hàng đầu như Infosys, Ascernture...) là 1000 tỷ USD, nghĩa là dư địa lớn.

Theo tôi, doanh nghiệp Việt Nam có khả năng cạnh tranh ở các phân khúc, dịch vụ như: CNTT, ODM, OEM, các sản phẩm công nghệ mới mà thế giới cũng đang khởi động ...

Nguyễn Nam
Bộ Thông tin và Truyền thông cho biết hiện Việt Nam có khoảng bao nhiêu doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghệ? Và đã có bao nhiêu doanh nghiệp có sản phẩm công nghệ xuất khẩu ra nước ngoài? Các sản phẩm xuất khẩu chủ yếu tập trung vào nhóm nào?
Ông Nguyễn Thiện Nghĩa, Phó Cục trưởng phụ trách Cục Công nghiệp CNTT và TT (Bộ TT-TT)
Ông Nguyễn Thiện Nghĩa, Phó Cục trưởng phụ trách Cục Công nghiệp CNTT và TT (Bộ TT-TT)

Các doanh nghiệp thực sự hoạt động trong lĩnh vực công nghệ (không kể doanh nghiệp phân phối, bán hàng) thì có khoảng 15.000 - 20.000 doanh nghiệp. Trong đó có khoảng 20% là FDI, chi nhánh công ty nước ngoài tại Việt Nam.

Có hơn 3.000 doanh nghiệp đã phát triển thị trường nước ngoài, với sản phẩm, dịch vụ chủ yếu tập trung vào: dịch vụ CNTT, ODM, OEM, một số thiết bị viễn thông...

Nguyễn Ngọc Tính (quận 6, TPHCM)
Trong nhiều năm qua, theo quan sát cá nhân, VINASA chú trọng những hoạt động mang tính chất phong trào vào những sự kiện mang tính hội hè nhiều hơn là những giải pháp thiết thực để doanh nghiệp phần mềm Việt hăng say lao vào làm sản phẩm xuất đi nước ngoài? Có những chính sách hấp dẫn nào cho doanh nghiệp hay không?
 Ông Lâm Quang Nam, Ủy viên Ban chấp hành Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ CNTT Việt Nam (VINASA).
Ông Lâm Quang Nam, Ủy viên Ban chấp hành Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ CNTT Việt Nam (VINASA).

Chúng ta đều biết, để tìm được cơ hội kinh doanh cần phải có kết nối với đồng nghiệp, với đối tác, với khách hàng trước tiên. Từ góc nhìn của VINASA, chúng tôi cho rằng "những hoạt động mang tính chất phong trào và những sự kiện mang tính hội hè" đều có tác dụng trong việc xây dựng cộng đồng và tạo kết nối cho các doanh nghiệp phần mềm và dịch vụ CNTT, để từ đó chúng ta tìm thấy các cơ hội hợp tác và kinh doanh cả trong nước lẫn nước ngoài.

Trên thực tế, có một số doanh nghiệp CNTT tìm đến VINASA để mong được giới thiệu trực tiếp với một cơ hội kinh doanh cụ thể. Chúng tôi vẫn luôn sẵn sàng hỗ trợ nếu có những cơ hội như vậy, tuy nhiên ngay cả trong trường hợp ấy, việc doanh nghiệp có thành công, thắng được cơ hội hay không hoàn toàn phụ thuộc vào năng lực của doanh nghiệp, trong đó năng lực xây dựng và bồi đắp kết nối là cực kỳ quan trọng.

Đối với việc kết nối thị trường nước ngoài, VINASA có thể giúp doanh nghiệp Việt Nam tiết kiệm phần lớn chi phí khi tham gia các hoạt động xúc tiến thương mại trực tiếp ngoài nước, nhờ sự hỗ trợ của chính phủ nước ta và các đối tác của VINASA ở nước ngoài. Chúng tôi rất mong các doanh nghiệp phần mềm và dịch vụ CNTT tận dụng tối đa các ưu đãi này để xây dựng và bồi đắp kết nối với đồng nghiệp, đối tác và khách hàng trên thị trường quốc tế.

Thành Sương (quận 3, TPHCM)
Ông từng nhận định, năm nay, tình hình rất khó khăn với doanh nghiệp CNTT, các công ty công nghệ thế giới sa thải hàng ngàn thậm chí hàng chục ngàn người nên TPHCM cần có những kế sách giữ vững, phát triển nhân lực của ngành CNTT?
Ông Trần Phúc Hồng, Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Công nghệ TMA
Ông Trần Phúc Hồng, Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Công nghệ TMA

Thị trường nước ngoài đang chiếm tỷ trọng lớn trong doanh số của các doanh nghiệp CNTT TPHCM nên các biến động của thị trường và ngành công nghệ thế giới chắn chắn sẽ ảnh hưởng đến ngành CNTT, công nghệ số TPHCM. Nhưng nếu có sự hỗ trợ mạnh mẽ và thiết thực, đây cũng có thể là cơ hội để TPHCM bứt phá trở thành một trung tâm về công nghệ và giải pháp số ở Đông Nam Á. Do thị trường đang biến động nên giải pháp chính là xúc tiến thương mại để hỗ trợ các doanh nghiệp tìm kiếm khách hàng và mở rộng thị trường: Xây dựng các trung tâm giới thiệu giải pháp số TPHCM cho các lĩnh vực, xây dựng hệ sinh thái số cho các ngành, xuất bản sách trắng về năng lực và giải pháp số TPHCM, tổ chức các hội thảo trong và ngoài nước để giới thiệu giải pháp số TPHCM, tổ chức các đoàn tham gia các sự kiện công nghệ số tại nước ngoài... Để có thể duy trì các hoạt động này hàng năm, TPHCM cần có quỹ riêng cho xúc tiến thương mại trong lĩnh vực CNTT và giải pháp số.

Anh Khoa, TP Thủ Đức, TPHCM
Trong năm 2022, tăng trưởng của công ty tại các thị trường trọng điểm như thế nào? 
Ông Ngô Minh Trí, Giám đốc đơn vị Giải pháp và Dịch vụ Doanh nghiệp, Công ty TNHH Phần mềm FPT
Ông Ngô Minh Trí, Giám đốc đơn vị Giải pháp và Dịch vụ Doanh nghiệp, Công ty TNHH Phần mềm FPT

Sau hơn hai thập niên toàn cầu hóa, với tốc độ tăng trưởng bình quân 25-30%/năm, FPT đã đóng góp tích cực vào doanh thu xuất khẩu phần mềm của ngành công nghệ thông tin Việt Nam.

Năm 2022, mặc dù kinh tế thế giới có nhiều biến động nhưng công ty vẫn đảm bảo tăng trưởng tốt ở các thị trường trọng điểm. Đơn cử như thị trường Nhật Bản, tăng trưởng 30,3% tính theo Yên Nhật. Con số này cũng thể hiện được nhu cầu ngày càng tăng của thị trường.

Nhật Bản hiện cũng là thị trường chiếm tỷ trọng doanh thu cao nhất của công ty. Cùng với Nhật, Mỹ và Asia Pacific là hai thị trường có tốc độ phát triển mạnh mẽ, tạo thế kiềng ba chân của FPT trên toàn cầu.

thanhl... @gmail.com
Đưa sản phẩm công nghệ của Việt Nam ra thế giới không chỉ là nhiệm vụ của doanh nghiệp mà còn khẳng định trí tuệ của Việt Nam tại sân chơi toàn cầu. Xin ông vui lòng cho biết, là công ty xuất khẩu phần mềm hàng đầu khu vực châu Á, hiện công ty đã có mặt ở những thị trường nào và vị thế ra sao?
Ông Ngô Minh Trí, Giám đốc đơn vị Giải pháp và Dịch vụ Doanh nghiệp, Công ty TNHH Phần mềm FPT
Ông Ngô Minh Trí, Giám đốc đơn vị Giải pháp và Dịch vụ Doanh nghiệp, Công ty TNHH Phần mềm FPT

Hiện chúng tôi đang cung cấp dịch vụ, giải pháp cho khoảng 1.000 doanh nghiệp trên toàn cầu, trong đó có khoảng 100 khách hàng thuộc danh sách 500 doanh nghiệp lớn nhất thế giới. Chúng tôi có văn phòng, chi nhánh tại 29 quốc gia trên toàn cầu. Thị trường chính của công ty là Nhật Bản, Mỹ, châu Âu, châu Á - Thái Bình Dương.

Một góc văn phòng của Tập đoàn FPT tại Singapore
Một góc văn phòng của Tập đoàn FPT tại Singapore

Năm 2022, FPT cũng đã lần đầu tiên đạt doanh số ký 1 tỷ USD và nhận được bằng khen của Bộ TT-TT về việc đã có thành tích tiêu biểu xuất sắc trong hoạt động sản xuất, kinh doanh trên thị trường quốc tế năm 2022.

Công ty cũng đã khẳng định được vị thế trên toàn cầu như Top 8 nhà tư vấn tốt nhất về IoT tại châu Á - Thái Bình Dương do Forrester đánh giá.

Hoàng Hải
Theo Bộ TT-TT, Với trình độ công nghệ Việt Nam đã cạnh tranh được với các BigTech, những “ông lớn” công nghệ như Microsoft, Amazon, Google, Oracle, SAP, Meta..., chưa? Với thị trường rộng lớn và khắc nghiệt, liệu các doanh nghiệp Việt có cơ hội không?
Ông Nguyễn Thiện Nghĩa, Phó Cục trưởng phụ trách Cục Công nghiệp CNTT và TT (Bộ TT-TT)
Ông Nguyễn Thiện Nghĩa, Phó Cục trưởng phụ trách Cục Công nghiệp CNTT và TT (Bộ TT-TT)

Đây là câu hỏi rất hay. Theo tôi nhận định là chưa thể. Tuy nhiên, nhìn vào bức tranh tổng thể (Cục ICT sẽ cung cấp số liệu đính kèm), có rất nhiều việc, nhiều phân khúc thị trường mà Amazon, Google không thể "bao" hết được.

Ví dụ như tôi không nghĩ kỹ sư Google sẽ theo sát một dự án chuyển đổi số của một công ty (bất kể thị trường nào) từ A-Z. Trong khi đó, Việt Nam làm được, ví dụ điển hình cho điều này là FPT, VMO, NTO, TMA...

Hoặc như năng lực sản xuất lắp ráp thiết bị. Đơn cử có 2 công ty lớn là VNPT Tech và Viettel Manufacturing, mỗi năm đủ năng lực sản xuất hơn 100 triệu thiết bị (từ laptop đến đeo tay nghe nhìn), và có thể tổ chức đơn hàng rất linh hoạt từ vài nghìn đến vài triệu. Đó cũng là những sản phẩm dịch vụ mà BigTech không thể làm được hoặc phải hợp tác với các doanh nghiệp Việt Nam.

Như vậy, chúng ta cần có cách nhìn sòng phẳng đối với bức tranh thị trường thế giới. Từ đó, mỗi doanh nghiệp, mỗi quốc gia sẽ tìm ra phân khúc của riêng mình để cạnh tranh.

Mai Hoa, Tây Ninh
Có phải FPT giải quyết được bài toán nhân sự cấp cao, chuyên gia giỏi nên việc mở rộng thị trường ở các nước luôn gặp thuận lợi?
Ông Ngô Minh Trí, Giám đốc đơn vị Giải pháp và Dịch vụ Doanh nghiệp, Công ty TNHH Phần mềm FPT
Ông Ngô Minh Trí, Giám đốc đơn vị Giải pháp và Dịch vụ Doanh nghiệp, Công ty TNHH Phần mềm FPT

Hiện trong lĩnh vực xuất khẩu phần mềm chúng tôi có khoảng 27.000 nhân sự. Đầu tư vào nguồn nhân lực để mang tới trải nghiệm công việc tốt nhất cho nhân viên là một trong những chiến lược phát triển dài hạn của FPT Software.

Nhận thấy AI, Big Data, Cloud, Blockchain… là những mảng công nghệ đang phát triển mạnh mẽ trên thế giới, doanh nghiệp đã sớm đầu tư để nâng cao kỹ năng và kinh nghiệm của các chuyên gia dữ liệu để cung cấp các dịch vụ tư vấn và giải pháp công nghệ, dịch vụ chuyển đổi số cho khách hàng.

Đội ngũ FPT Software tại Hàn Quốc

Đội ngũ FPT Software tại Hàn Quốc

Ngoài ra, công ty cũng thực hiện bổ sung đội ngũ chuyên gia người nước ngoài thông qua các vụ M&A tại các thị trường trọng điểm như Mỹ, Nhật Bản.

Leson…@hotmail.com
Trong năm 2022, FPT đã mở thêm nhiều văn phòng mới trên toàn thế giới như tại New York (Mỹ), Copenhagen (Đan Mạch), Tokyo (Nhật Bản), Manila (Philippines) và Bangkok (Thái Lan). Việc mở rộng sự hiện diện trên toàn thế giới của mình có phải FPT muốn đi thật nhanh, muốn thể hiện hình ảnh nhiều hơn hiệu quả mang lại?
Ông Ngô Minh Trí, Giám đốc đơn vị Giải pháp và Dịch vụ Doanh nghiệp, Công ty TNHH Phần mềm FPT
Ông Ngô Minh Trí, Giám đốc đơn vị Giải pháp và Dịch vụ Doanh nghiệp, Công ty TNHH Phần mềm FPT

Chiến lược của FPT mở rộng nhiều văn phòng tại nhiều quốc gia sẽ tiếp diễn trong cả 2023 và sau này. Đây là chiến lược của chúng tôi để tiếp cận nhiều doanh nghiệp, hỗ trợ tốt nhất cho những khách hàng của chúng tôi với tiêu chí, không khoảng cách, không rào cản múi giờ và ngôn ngữ.

Năm 2023, FPT triển khai chương trình MILAR. MILAR là từ viết tắt từ chữ cái đầu của các khu vực/quốc gia nơi chúng tôi sẽ thiết lập thêm trụ sở/văn phòng và các trung tâm sản xuất mới nhằm mở rộng lãnh thổ, tăng cường năng lực phục vụ khách hàng và khẳng định tên tuổi của một công ty toàn cầu lớn mạnh.

Chương trình nhằm mục đích phục vụ mục tiêu toàn cầu hoá sản xuất đảm bảo cung cấp dịch vụ 24/7 tới các khách hàng của FPT. Đồng thời, tận dụng nguồn lực toàn cầu để đưa FPT trở thành một công ty World-Class, đa quốc tịch, đa văn hóa.

Lê Hoài Nhơn (TP Quy Nhơn, Bình Định)
Bộ TT-TT đánh giá như thế nào về khả năng, tiềm lực của các doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam hiện nay. Có bao nhiêu phần trăm thành công khi các doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam đem sản phẩm ra nước ngoài kinh doanh?
Ông Nguyễn Thiện Nghĩa, Phó Cục trưởng phụ trách Cục Công nghiệp CNTT và TT (Bộ TT-TT)
Ông Nguyễn Thiện Nghĩa, Phó Cục trưởng phụ trách Cục Công nghiệp CNTT và TT (Bộ TT-TT)

1. Ở mảng dịch vụ CNTT (BPO, ITO, managed services, ...), nếu biết tổ chức bài bản mô hình kinh doanh (offshore - onsite có tỉ lệ phù hợp), hòa nhập được quy trình làm việc của đối tác, kiên nhẫn phát triển quy mô, doanh nghiệp Việt Nam rất có khả năng cạnh tranh sòng phẳng với mọi doanh nghiệp và quốc gia khác. Mức chi phí dịch vụ CNTT của Việt Nam chỉ bằng 1/8 chi phí trung bình của thế giới.

2. Ở mảng các sản phẩm số, sản phẩm công nghệ mới như Fintech, Edtech, Agritech: Xuất phát điểm đối với các sản phẩm này tại các quốc gia là gần như nhau. Ai năng động sẽ có nhiều cơ hội hơn.

3. Xây dựng các sản phẩm nền tảng lớn như google, amazon..., theo tôi, trong ngắn hạn chưa thể làm được ngay.

B….trang977@gmail.com
Theo Bộ TT-TT, những thành công của FPT hay Viettel trong quá trình mang sản phẩm số, công nghệ viễn thông, CNTT ra nước ngoài kinh doanh nói lên điều gì?
Ông Nguyễn Thiện Nghĩa, Phó Cục trưởng phụ trách Cục Công nghiệp CNTT và TT (Bộ TT-TT)
Ông Nguyễn Thiện Nghĩa, Phó Cục trưởng phụ trách Cục Công nghiệp CNTT và TT (Bộ TT-TT)

1. Xác định sản phẩm, dịch vụ phù hợp sẽ đem lại thành công.

2. Cần ý chí chịu khổ, không nản lòng ở những năm đầu.

Tuyền Lâm
Hiện nay, Viettel đang tập trung nghiên cứu, sản xuất vào các sản phẩm, giải pháp tiêu biểu nào để thúc đẩy việc chuyển đổi số?
Ông Phạm Trung Dũng, Phó Giám đốc Trung tâm kinh doanh giải pháp quốc tế - Tổng Công ty Giải pháp Doanh nghiệp Viettel
Ông Phạm Trung Dũng, Phó Giám đốc Trung tâm kinh doanh giải pháp quốc tế - Tổng Công ty Giải pháp Doanh nghiệp Viettel

Các sản phẩm - giải pháp chuyển đổi số của Viettel hướng đến mục tiêu đồng hành cùng Chính phủ, doanh nghiệp, cộng đồng ứng dụng công nghệ số mang lại hiệu quả cho tổ chức, hạnh phúc cho người dân. Vì vậy, chúng tôi tập trung phát triển các sản phẩm thúc đẩy chuyển đổi số tại các lĩnh vực chính:

+ Nhóm sản phẩm/giải pháp cho Chính phủ/chính quyền

+ Nhóm sản phẩm/giải pháp Thành phố thông minh

+ Nhóm sản phẩm/giải pháp cho khách hàng doanh nghiệp

+ Nhóm sản phẩm/giải pháp Y tế số

+ Nhóm sản phẩm/giải pháp Giáo dục số

Lethanh…@gmail.com
Các sản phẩm số hiện ăn khách nhất của FPT hiện nay ở thị trường Nhật Bản?
Ông Ngô Minh Trí, Giám đốc đơn vị Giải pháp và Dịch vụ Doanh nghiệp, Công ty TNHH Phần mềm FPT
Ông Ngô Minh Trí, Giám đốc đơn vị Giải pháp và Dịch vụ Doanh nghiệp, Công ty TNHH Phần mềm FPT

Tại Nhật Bản, chúng tôi phát triển nhiều sản phẩm dịch vụ công nghệ ứng dụng AI, data, low-code, block chain để giúp doanh nghiệp tại đây thay đổi bài toán kinh doanh, mô hình vận hành doanh nghiệp hay thúc đẩy phát triển sản phẩm của họ. Bởi thế mạnh của FPT là am hiểu đa ngành nghề, lĩnh vực, giải quyết các vấn đề của doanh nghiệp bằng công nghệ.

Tập đoàn FPT ký kết đầu tư vào Công ty LTS tại Nhật Bản

Tập đoàn FPT ký kết đầu tư vào Công ty LTS tại Nhật Bản

Hứa Thanh Minh (Liên Chiểu, Đà Nẵng)
Vì sao Việt Nam có khá nhiều doanh nghiệp viễn thông, CNTT, công nghệ số xếp vào loại lớn của khu vực về cả quy mô doanh thu, lợi nhuận, nhân lực… trong khối nhà nước và tư nhân. Nhưng đến nay, việc đi ra quốc tế, chinh phục thị trường nước ngoài vẫn còn hạn chế?
Ông Nguyễn Thiện Nghĩa, Phó Cục trưởng phụ trách Cục Công nghiệp CNTT và TT (Bộ TT-TT)
Ông Nguyễn Thiện Nghĩa, Phó Cục trưởng phụ trách Cục Công nghiệp CNTT và TT (Bộ TT-TT)

Nguyên nhân có thể là vì một số doanh nghiệp tự hài lòng với thị trường hiện có của họ tại Việt Nam. Đối với các doanh nghiệp có xu hướng như vậy thì chúng ta cũng không nên quá kỳ vọng vào sự chuyển mình trong thời gian tới.

Còn lại một số doanh nghiệp sáng tạo, có yếu tố đồng sáng lập, hiểu văn hóa và thị trường nước ngoài, sẽ tự tìm đến các phần khúc khác.

Trường Hải
Được biết, FPT cũng là một trong những doanh nghiệp cung cấp dịch vụ điện toán đám mây. Hiện nay, dịch vụ Cloud của đơn vị đã cung cấp cho các doanh nghiệp nào trong nước và trên toàn thế giới? Vậy, theo ông dịch vụ điện toán đám mây có vai trò như thế nào trong việc chuyển đổi số? Cơ sở hạ tầng của đơn vị được đầu tư như thế nào? Các dịch vụ bảo mật dữ liệu có đủ để khách hàng an tâm sử dụng?
Ông Ngô Minh Trí, Giám đốc đơn vị Giải pháp và Dịch vụ Doanh nghiệp, Công ty TNHH Phần mềm FPT
Ông Ngô Minh Trí, Giám đốc đơn vị Giải pháp và Dịch vụ Doanh nghiệp, Công ty TNHH Phần mềm FPT

Cloud là một trong các công nghệ lõi được FPT chú trọng đầu tư. Tại thị trường nước ngoài, các dịch vụ, giải pháp liên quan đến công nghệ Cloud trong năm 2022 cũng tăng trưởng mạnh mẽ, đạt doanh thu khoảng 160 triệu USD, tăng 38% so với cùng kỳ.

Tại thị trường trong nước, Hệ sinh thái đám mây liên tục ra mắt 26 các dịch vụ mới từ tầng dịch vụ Hạ tầng (IaaS) tới dịch vụ Nền tảng (PaaS), hoàn thiện hệ sinh thái hơn 80 dịch vụ điện toán đám mây phù hợp với thị trường Việt Nam.

Điện toán đám mây sẽ giúp các doanh nghiệp tiết kiệm chi phí cũng như triển khai nhanh chóng các giải pháp, dịch vụ công nghệ thông tin, đồng thời đảm bảo tính an toàn bảo mật cao.

Nguyễn Ngọc Tính, quận 6, TPHCM
Những chương trình hành động lớn của Vinasa ở năm 2023 để hỗ trợ doanh nghiệp CNTT vừa và nhỏ?
 Ông Lâm Quang Nam, Ủy viên Ban chấp hành Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ CNTT Việt Nam (VINASA).
Ông Lâm Quang Nam, Ủy viên Ban chấp hành Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ CNTT Việt Nam (VINASA).

Hàng năm VINASA đều có hàng loạt hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp CNTT vừa và nhỏ. Chúng tôi vừa kết thúc hoạt động bình chọn giải thưởng Sao Khuê - giải thưởng lâu năm dành cho sản phẩm và dịch vụ CNTT. Trong lĩnh vực phù hợp, các sản phẩm và dịch vụ đều được xem xét và đánh giá công bằng nên xuất xứ từ doanh nghiệp lớn hay nhỏ được coi ngang nhau.

Chúng tôi có những hoạt động như VINASA Talk, nơi các doanh nghiệp CNTT và khách hàng trao đổi kinh nghiệm về mọi hoạt động của mình. Chúng tôi có câu lạc bộ Khởi nghiệp, nơi các doanh nghiệp start-up có thể tìm được tư vấn và hướng dẫn rà soát từ mô hình kinh doanh đến kiến trúc sản phẩm và giải pháp, cũng như tìm kiếm nguồn đầu tư. Trong năm 2023, chúng tôi cũng sẽ triển khai mô hình kèm cặp (mentoring) cho các doanh nghiệp nhỏ và doanh nghiệp start-up, trong đó, các chuyên gia kinh nghiệm sẽ hướng dẫn các doanh nghiệp mới lựa chọn và điều chỉnh kế hoạch phát triển sản phẩm, kinh doanh.

Ngoài ra, VINASA còn hàng loạt hoạt động khác tạo điều kiện cho các doanh nghiệp vừa, nhỏ thi thố và bộc lộ khả năng, cũng như tìm kiếm đối tác và khách hàng phù hợp. Từ nay đến cuối năm, chúng tôi có nhiều hoạt động trong và ngoài nước cho các doanh nghiệp CNTT không giới hạn quy mô tham gia. Chúng tôi mong các doanh nghiệp số theo dõi sát thông tin tại trang web và fanpage của VINASA để tham gia các hoạt động phù hợp.

Mai Bình Trọng (Nhơn Trạch, Đồng Nai)
Cục Công nghiệp CNTT và TT có thường xuyên làm việc với các doanh nghiệp CNTT để tham gia chương trình hỗ trợ các doanh nghiệp công nghệ số đang kinh doanh ở nước ngoài hay không?
Ông Nguyễn Thiện Nghĩa, Phó Cục trưởng phụ trách Cục Công nghiệp CNTT và TT (Bộ TT-TT)
Ông Nguyễn Thiện Nghĩa, Phó Cục trưởng phụ trách Cục Công nghiệp CNTT và TT (Bộ TT-TT)

Cục CN ICT thường xuyên tổ chức các hội thảo, hội nghị tại các địa phương, bên cạnh việc trao đổi trực tiếp với các doanh nghiệp. Thông tin về các sự kiện sắp diễn ra và các buổi trao đổi trực tiếp, doanh nghiệp có thể cập nhật tại MakeInVietnam.mic.gov.vn

Thành An, du học sinh Nhật Bản
Riêng với thị trường Nhật Bản, FPT có thể chia sẻ thêm thông tin về kinh nghiệm làm việc với những khách hàng ở thị trường khó tính hàng đầu thế giới này không?
Ông Ngô Minh Trí, Giám đốc đơn vị Giải pháp và Dịch vụ Doanh nghiệp, Công ty TNHH Phần mềm FPT
Ông Ngô Minh Trí, Giám đốc đơn vị Giải pháp và Dịch vụ Doanh nghiệp, Công ty TNHH Phần mềm FPT
Ông Ngô Minh Trí, Giám đốc đơn vị Giải pháp và Dịch vụ Doanh nghiệp, Công ty TNHH Phần mềm FPT. Ảnh: CAO THĂNG

Ông Ngô Minh Trí, Giám đốc đơn vị Giải pháp và Dịch vụ Doanh nghiệp, Công ty TNHH Phần mềm FPT. Ảnh: CAO THĂNG

Khó khăn thách thức nhất khi làm việc với thị trường Nhật Bản là rào cản cả về ngôn ngữ và văn hoá làm việc. Về cơ bản, người Nhật yêu thích sử dụng ngôn ngữ của họ hơn là của nước khác, do đó nhân sự làm việc với khách hàng Nhật Bản của chúng tôi đều phải sử dụng tốt tiếng Nhật.

Hiện công ty có khoảng hơn 2.000 nhân sự làm việc trực tiếp tại Nhật Bản, và mới đây, chi nhánh của công ty tại Nhật Bản cũng đã được xếp hạng Top 100 môi trường làm việc tốt nhất tại Nhật Bản. Ngoài ra, người Nhật khá nguyên tắc, họ thường ưu tiên các đối tác truyền thống, do đó, cần xây dựng lòng tin với họ. Cần đồng hành cùng họ trong mọi hoàn cảnh, kể cả lúc thuận lợi cũng như đối mặt với những thách thức.

Đại Nguyên, quận Gò Vấp, TPHCM
Thị trường nước ngoài đóng vai trò quan trọng với FPT nói riêng và xuất khẩu sản phẩm số nói chung. FPT có thể chia sẻ một số kế hoạch của công ty tại thị trường nước ngoài trong thời gian tới?
Ông Ngô Minh Trí, Giám đốc đơn vị Giải pháp và Dịch vụ Doanh nghiệp, Công ty TNHH Phần mềm FPT
Ông Ngô Minh Trí, Giám đốc đơn vị Giải pháp và Dịch vụ Doanh nghiệp, Công ty TNHH Phần mềm FPT

Thị trường nước ngoài năm 2022 mang về cho công ty 1 tỷ USD doanh số ký trong năm 2022. Trong thời gian tới, thị trường nước ngoài vẫn sẽ là động lực tăng trưởng quan trọng của công ty. Công ty sẽ tiếp tục đẩy mạnh hoạt động cung cấp các giải pháp dịch vụ công nghệ cho các doanh nghiệp trên phạm vi toàn cầu.

FPT đã sớm mở văn phòng tại Nhật Bản
FPT đã sớm mở văn phòng tại Nhật Bản

Trong đó, riêng với mảng giải pháp dịch vụ doanh nghiệp, dựa trên những kết quả đạt được trong năm vừa qua, chúng tôi kỳ vọng sẽ tăng trưởng khoảng trên dưới 30% trong năm nay. Đồng thời để tạo đà tăng trưởng trong dài hạn, ở mảng kinh doanh này, chúng tôi sẽ tập trung để phát triển mảng ERP cho thị trường các nước nói tiếng anh như châu Âu, Mỹ; Tìm kiếm các hướng đi đột phá; Xây dựng bổ sung thêm nhiều nguồn lực có tiếng anh tốt và hiểu về thị trường tiếng Anh.

huunhonBĐ@gmail.com
Viettel có thể “khoe” những sản phẩm số độc đáo, có thể xuất khẩu hoặc sử dụng trong nước hiện nay?
Ông Phạm Trung Dũng, Phó Giám đốc Trung tâm kinh doanh giải pháp quốc tế - Tổng Công ty Giải pháp Doanh nghiệp Viettel
Ông Phạm Trung Dũng, Phó Giám đốc Trung tâm kinh doanh giải pháp quốc tế - Tổng Công ty Giải pháp Doanh nghiệp Viettel
Ông Phạm Trung Dũng, Phó Giám đốc Trung tâm kinh doanh giải pháp quốc tế - Tổng Công ty Giải pháp Doanh nghiệp Viettel (bìa trái). Ảnh: CAO THĂNG

Ông Phạm Trung Dũng, Phó Giám đốc Trung tâm kinh doanh giải pháp quốc tế - Tổng Công ty Giải pháp Doanh nghiệp Viettel (bìa trái). Ảnh: CAO THĂNG

Giải pháp phục vụ Chính phủ điện tử/Hành chính công: Giải pháp Cổng thông tin một cửa quốc gia, hệ thống quản lý văn bản, điều hành, tác nghiệp, Hệ thống thông tin phục vụ họp và xử lý công việc (e-Cabinet), Giải pháp đảm bảo an toàn bảo mật và Dịch vụ giám sát đảm bảo an toàn thông tin 24/7 (SOC)…

Giải pháp Smart City: Trung tâm giám sát điều hành tập trung, các ứng dụng CNTT phục vụ cho chính quyền, người dân, các nền tảng về đô thị thông minh.

Giải pháp dành cho ngành y tế: Hệ thống hồ sơ sức khỏe điện tử, Hệ thống quản lý bệnh viện HIS, Nền tảng hỗ trợ tư vấn khám chữa bệnh từ xa (Viettel Telehealth), Hệ thống quản lý nhà thuốc, Nền tảng quản lý y tế cơ sở.

Giải pháp cho ngành giáo dục: Hệ thống CSDL ngành giáo dục, Hệ thống quản lý học và trực tuyến (K120Online), hệ thống mạng xã hội học tập trực tuyến (ViettelStudy), Sổ liên lạc điện tử (SMS Edu), Phần mềm quản lý nhà trường (SMAS)…

Các giải pháp tiêu biểu triển khai tại thị trường quốc tế: Triển khai chuỗi giải pháp Tổng đài chăm sóc khách hàng IPCC cho 10 thị trường Viettel đầu tư; triển khai hệ thống Quản lý Tài chính FMS & ERP cho Điện lực Timor - trở thành nền tảng số cốt lõi phục vụ quản trị điều hành tại Điện lực Timor (VTS hiện cũng đang là đối tác hàng đầu, song hành cùng Điện lực Đông Timor trong Dự án Hiện đại hóa, chuyển đổi số ngành điện do Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB); Triển khai giải pháp CNTT: Voffice, RPA, Cyber Securrity, Cloud…cho các thị trường Lào, Myanmar, Timor Leste, Peru.

Một trong những giải pháp chuyển đổi số tiêu biểu của Viettel có thể kể đến Giải pháp Trung tâm Giám sát và Điều hành thông minh của Thừa Thiên Huế đã vượt qua nhiều dự án smart city do những tập đoàn công nghệ lớn triển khai để đoạt giải “Thành phố thông minh sáng tạo nhất châu Á” vào năm 2019. Đây là dự án được Viettel xây dựng theo hình thức “may đo” theo yêu cầu và đặc thù của tỉnh. Đó cũng chính là điểm độc đáo được Giải thưởng Viễn thông châu Á (Telecom Asia Awards 2019) ghi nhận.

N.V.Thông (sinh viên trường ĐH Kinh tế TPHCM)
Được biết 10 năm trước, TMA đã thành lập Trung tâm Thực tập sinh viên (Student Development Center) chuyên đào tạo những môn kỹ thuật đặc thù không có dạy ở trường hoặc đào tạo kỹ năng "mềm" như cách ăn nói, tranh luận đặc biệt bằng tiếng Anh, hướng dẫn kỹ năng làm việc nhóm… Hiện trung tâm này có còn hoạt động và đóng góp nhân lực cho Tập đoàn Công nghệ TMA?
Ông Trần Phúc Hồng, Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Công nghệ TMA
Ông Trần Phúc Hồng, Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Công nghệ TMA

Hiện nay TMA đang hợp tác với 65 trường đại học trong và ngoài nước trong các hoạt động đào tạo, hướng nghiệp, R&D. Trung tâm Thực tập sinh viên (Student Development Center) được thành lập từ năm 2010 và hiện nay đang nhận trên 1.000 sinh viên trong và ngoài nước mỗi năm. Với mô hình phát triển toàn diện các kỹ năng thông qua dự án, sinh viên sẽ học hỏi và trải nghiệm thực tế từ các anh chị kỹ sư - chuyên gia. Sau quá trình thực tập các sinh viên đạt tiêu chuẩn sẽ được công ty mời làm việc sau khi tốt nghiệp. Cho đến nay, đây là nguồn cung cấp nhân lực quan trọng cho tập đoàn với hàng ngàn kỹ sư.

Thans…@gmail.com
Mới đây, FPT vừa mở văn phòng thứ hai tại Hàn Quốc. Xin cho hỏi vì sao phải mở đến hai văn phòng ở một quốc gia, trong khi nhiều tập đoàn công nghệ đang thu hẹp dần hoạt động?
Ông Ngô Minh Trí, Giám đốc đơn vị Giải pháp và Dịch vụ Doanh nghiệp, Công ty TNHH Phần mềm FPT
Ông Ngô Minh Trí, Giám đốc đơn vị Giải pháp và Dịch vụ Doanh nghiệp, Công ty TNHH Phần mềm FPT

Công ty mở văn phòng thứ hai tại Hàn Quốc nhằm tăng cường nguồn lực công nghệ, mở rộng mạng lưới hoạt động khu vực châu Á và trên phạm vi toàn cầu trong bối cảnh nhu cầu chuyển đổi số ngày càng tăng cao tại thị trường này.

Văn phòng mới của FPT toạ lạc tại tòa nhà JangHeung thuộc quận Gangseo-gu. Khu vực này cũng quy tụ các doanh nghiệp đa ngành hàng đầu của Hàn Quốc như LG, đồng thời cũng được xem là trung tâm nghiên cứu và phát triển mới của Seoul.

Hiện, nhu cầu phát triển các giải pháp công nghệ như công nghệ ô tô theo tiêu chuẩn AUTOSAR, Giải pháp quản trị doanh nghiệp SAP, Công nghệ Low-code, Dịch vụ quản trị và Chuyển đổi số tại Hàn Quốc đang ngày càng tăng cao.

Xuân Thành, quận 10, TPHCM
Trong các thị trường xuất khẩu sản phẩm số của FPT, thị trường nào được cho là khó khăn nhất?
Ông Ngô Minh Trí, Giám đốc đơn vị Giải pháp và Dịch vụ Doanh nghiệp, Công ty TNHH Phần mềm FPT
Ông Ngô Minh Trí, Giám đốc đơn vị Giải pháp và Dịch vụ Doanh nghiệp, Công ty TNHH Phần mềm FPT

Mỗi thị trường có một khó khăn và thách thức riêng. Chẳng hạn với thị trường Nhật Bản, rào cản lớn nhất là ngôn ngữ. Còn với những thị trường phát triển như Mỹ, châu Âu thì cạnh tranh rất lớn và phải bắt kịp các xu hướng công nghệ mới nhất.

Để nâng cao lợi thế cạnh tranh cũng như tham gia ở những công đoạn cao hơn trong chuỗi giá trị phần mềm, công ty tập trung đầu tư phát triển các sản phẩm, giải pháp, dịch vụ dựa trên các công nghệ cốt lõi như trí tuệ nhân tạo (AI), internet vạn vật (IoT), điện toán đám mây (Cloud), công nghệ chuỗi khối (Blockchain), dữ liệu lớn (Big data), tự động hóa (Automation).

FPT luôn có lực lượng lao động năng động, giàu kinh nghiệm
FPT luôn có lực lượng lao động năng động, giàu kinh nghiệm

Nhằm mở rộng cung ứng dịch vụ công nghệ cao tới các doanh nghiệp, tổ chức lớn và giải quyết nhu cầu nhân lực công nghệ cao, công ty cũng không ngừng mở rộng sự hiện diện trên toàn cầu bằng việc mở các văn phòng mới tại Đan Mạch, Mỹ, Thái Lan, Nhật Bản...

Ngoài ra, công ty còn đầu tư vào các đối tác cung cấp dịch vụ tại các nước lân cận khu vực Mỹ – Latin, Tây Âu... để bổ sung nguồn lực sản xuất, đảm bảo việc cung ứng dịch vụ được diễn ra liên tục.

Binhla…@gmail.com
Với việc liên tịch mở văn phòng ở khắp nơi trên thế giới, bí quyết của FPT có phải là khách hàng ở đâu, doanh nghiệp CNTT Việt Nam cần có văn phòng ở đó?
Ông Ngô Minh Trí, Giám đốc đơn vị Giải pháp và Dịch vụ Doanh nghiệp, Công ty TNHH Phần mềm FPT
Ông Ngô Minh Trí, Giám đốc đơn vị Giải pháp và Dịch vụ Doanh nghiệp, Công ty TNHH Phần mềm FPT

Với nguyên tắc khách hàng ở đâu chúng tôi có mặt ở đó, công ty đã không ngừng mở rộng quy mô hiện diện trên toàn cầu. Hiện công ty có văn phòng, chi nhánh và các trung tâm nguồn lực, trung tâm nghiên cứu phát triển tại 29 quốc gia và vùng lãnh thổ. Mạng lưới hoạt động trên toàn cầu này giúp chúng tôi "sát cánh" cùng khách hàng trong một không gian không giới hạn về khu vực địa lý cũng như thời gian.

Phú Lâm (huyện Hóc Môn, TPHCM)
Đánh giá của Vinasa về thực lực của doanh nghiệp CNTT Việt Nam có thể tham gia xuất khẩu sản phẩm số.
 Ông Lâm Quang Nam, Ủy viên Ban chấp hành Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ CNTT Việt Nam (VINASA).
Ông Lâm Quang Nam, Ủy viên Ban chấp hành Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ CNTT Việt Nam (VINASA).

Chúng tôi thấy rằng về khả năng kỹ thuật và công nghệ, doanh nghiệp CNTT Việt Nam hoàn toàn đủ sức tham gia giải các bài toán của thế giới. Tuy nhiên ngoài các doanh nghiệp tiên phong và đã thành công nhiều năm ở thị trường quốc tế, chúng ta còn đang yếu về khả năng hiểu các bài toán của thế giới.

Để hiểu các bài toán này, chúng ta cần hiểu văn hóa làm việc của thị trường mục tiêu, khả năng kết nối với khách hàng và đối tác tại thị trường mục tiêu, khả năng tài chính cũng như niềm tin để tồn tại ở thị trường mục tiêu trước khi đạt mức độ am hiểu cần thiết.

Thái Văn Bình, du học sinh tại Singapore
Xây dựng con người bản địa cùng làm việc là một trong những yếu tố góp phần thành công của Tập đoàn Viettel trong đầu tư nước ngoài, vậy có công thức chung nào cho việc này hay không?
Ông Phạm Trung Dũng, Phó Giám đốc Trung tâm kinh doanh giải pháp quốc tế - Tổng Công ty Giải pháp Doanh nghiệp Viettel
Ông Phạm Trung Dũng, Phó Giám đốc Trung tâm kinh doanh giải pháp quốc tế - Tổng Công ty Giải pháp Doanh nghiệp Viettel

Khi ra thị trường nước ngoài, thì yếu tố văn hóa, con người… của mỗi thị trường đều rất khác nhau. Viettel cần thực sự nắm chắc thông tin để có thể tạo ra sự gần gũi, thấu hiểu con người bản địa. Có thấu hiểu thì chúng ta mới có thể hợp tác với nhau suôn sẻ, thành công được.

Đây là việc làm không đơn giản, nhưng luôn cần thiết, đặc biệt trong bối cảnh toàn cầu hóa của Viettel hiện nay. Chính vì vậy, việc xây dựng con người bản địa có thể cùng làm việc, đồng thời chúng tôi cũng cùng hòa đồng với tính cách của họ, văn hóa của nước sở là những yếu tố then chốt, góp phần vào thành công của chúng tôi ngày hôm nay.

Tại Peru, thương hiệu Viettel cũng ghi dấu ấn và được sự tin tưởng của khách hàng nhiều nước trên thế giới với mạng Bitel
Tại Peru, thương hiệu Viettel cũng ghi dấu ấn và được sự tin tưởng của khách hàng nhiều nước trên thế giới với mạng Bitel

Để hiện thực hóa tư tưởng này, chúng tôi đã triển khai tổ chức các lớp đào tạo, các buổi hội thảo tập trung tại Trung tâm Đào tạo của Viettel tại Việt Nam, kết hợp với hình thức trực tuyến (online) trong và ngoài nước, các buổi giao lưu thường niên hàng quý, hàng năm để chia sẻ kinh nghiệm, cách làm hay với người bản địa để hiểu văn hóa Việt Nam, văn hóa bản địa và cách làm của người Viettel, các bên có thể học hỏi cách làm của nhau để ánh xạ vào công việc trực tiếp.

Quốc Huy (Trần Bình Trọng, quận 5)
Theo Bộ TT-TT, hiện nay, các doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam đang gặp những khó khăn gì, kể cả việc phát triển trong nước, cũng như trong việc tìm hướng phát triển, kinh doanh ở nước ngoài?
Ông Nguyễn Thiện Nghĩa, Phó Cục trưởng phụ trách Cục Công nghiệp CNTT và TT (Bộ TT-TT)
Ông Nguyễn Thiện Nghĩa, Phó Cục trưởng phụ trách Cục Công nghiệp CNTT và TT (Bộ TT-TT)
Ông Nguyễn Thiện Nghĩa, Phó Cục trưởng phụ trách Cục Công nghiệp CNTT và TT (Bộ TT-TT). Ảnh: QUANG PHÚC
Ông Nguyễn Thiện Nghĩa, Phó Cục trưởng phụ trách Cục Công nghiệp CNTT và TT (Bộ TT-TT). Ảnh: QUANG PHÚC

Đi thẳng vào các vấn đề khó khăn:

- Trong nước:

1. Khó bán hàng: các sản phẩm công nghệ mới dựa trên IoT, Blockchain, AI chưa tìm thấy nhu cầu thị trường trong nước ở mức độ như các quốc gia khác.

2. Văn hóa kinh doanh ở một số trường hợp không lành mạnh: chậm trả tiền, không đảm bảo hợp đồng...

3. Không hiểu công nghệ lõi: đây là một yếu tố ảnh hưởng đến chiến lược bền vững, khả năng cạnh tranh lâu dài. Không hiểu công nghệ lõi khác với làm chủ công nghệ lõi.

- Nước ngoài:

1. Không có mạng lưới khách hàng tiềm năng. Để khắc phục khó khăn này, các doanh nghiệp trong nước có thể liên kết với các công ty consulting bản địa, nếu tiềm lực mạnh thì có thể mua cổ phần để hợp tác và biến họ thành cầu nối.

2. Như tôi đã có trao đổi ở trước, văn hóa và ngôn ngữ là một trong những rào cản cần vượt qua. Chúng ta cần hiểu cách nghĩ, cách đặt vấn đề của người bản xứ để đưa ra định hướng, sản phẩm phù hợp.

3. Chưa định hình sản phẩm, dịch vụ của mình cần phải phù hợp với thị trường hướng đến. Có một số doanh nghiệp đề nghị Nhà nước hỗ trợ cung cấp thông tin thị trường nhưng quan điểm của tôi là chỉ có chính doanh nghiệp mới khảo sát tốt nhất thị trường phù hợp với mình. Nhà nước có thể thực hiện kết nối doanh nghiệp với một số hiệp hội, đối tác để có đầu mối phối hợp, triển khai...

Huỳnh Vân (du học sinh tại Singapore)
Năm 2009, khi đạt được 1.000 nhân viên, TMA khánh thành và đi vào hoạt động TMA Tower tại Công viên phần mềm Quang Trung và cũng thành danh từ đó. Ông có cho thể biết vai trò của Công viên phần mềm Quang Trung trong hỗ trợ doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp chuyên xuất khẩu sản phẩm số?
Ông Trần Phúc Hồng, Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Công nghệ TMA
Ông Trần Phúc Hồng, Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Công nghệ TMA
Nhà báo Nguyễn Khắc Văn (bìa phải) tặng hoa cho các khách mời tham gia giao lưu trực tuyến. Ảnh: CAO THĂNG

Nhà báo Nguyễn Khắc Văn (bìa phải) tặng hoa cho các khách mời tham gia giao lưu trực tuyến. Ảnh: CAO THĂNG

Sau khi hoàn thành TMA Tower tại Công viên phần mềm Quang Trung với quy mô 24.000 m2, TMA đã phát triển mạnh mẽ lên 4.000 kỹ sư như hiện nay. Công viên phần mềm Quang Trung đã cung cấp rất nhiều lợi ích cho TMA và các doanh nghiệp CNTT về cơ sở hạ tầng, thủ tục hành chính về xuất nhập khẩu sản phẩm số, hệ sinh thái số, các chương trình kết nối - quảng bá giúp doanh nghiệp giảm thời gian và chi phí, tìm kiếm khách hàng. Với quy mô 157 doanh nghiệp và doanh số xuất khẩu hàng trăm triệu đô la, Công viên phần mềm Quang Trung hiện nay đã trở thành một thương hiệu mạnh để quảng bá năng lực của ngành công nghệ số Việt Nam và thu hút các công ty - tập đoàn nước ngoài đến đầu tư.

Vanson77@gmail.com
Có nhiều cá nhân, doanh nghiệp nhỏ “ẩn mình trong bóng tối” kết nối với các đối tác nước ngoài thực hiện công đoạn gia công (không thể tính xuất khẩu được) với doanh thu đủ sống. VINASA có nắm được cộng đồng này hay không, có cách nào để họ “quang minh chính đại” công việc và thân phận, chung tay với VINASA nâng cao giá trị xuất khẩu phần mềm Việt trên thị trường thế giới?
 Ông Lâm Quang Nam, Ủy viên Ban chấp hành Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ CNTT Việt Nam (VINASA).
Ông Lâm Quang Nam, Ủy viên Ban chấp hành Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ CNTT Việt Nam (VINASA).

VINASA luôn tìm cách thu hút và hợp tác với các doanh nghiệp không phải hội viên nhằm phụng sự mục đích chung là sự phát triển của ngành CNTT Việt Nam. Trên thực tế, nhiều doanh nghiệp ngoài VINASA vẫn cử đại diện tham gia các hoạt động chúng tôi tổ chức và đóng góp từ tri thức chuyên gia cho đến cơ hội kinh doanh cho cộng đồng.

Ông Lâm Quang Nam, Ủy viên Ban chấp hành Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ CNTT Việt Nam (VINASA). Ảnh: CAO THĂNG

Ông Lâm Quang Nam, Ủy viên Ban chấp hành Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ CNTT Việt Nam (VINASA). Ảnh: CAO THĂNG

VINASA là hiệp hội hoạt động trên nguyên tắc tự nguyện, chúng tôi sẽ rất vui mừng khi các doanh nghiệp "ẩn mình trong bóng tối" bước ra ánh sáng và gia nhập VINASA. Ngay cả khi họ không muốn tham gia hiệp hội, chúng tôi vẫn rất hoan nghênh các cá nhân và doanh nghiệp nỗ lực tồn tại và phát triển bằng thực lực của mình. Chúng tôi biết rằng khi nước ta càng có nhiều lực lượng cung cấp sản phẩm và dịch vụ số thì cơ hội phát triển về chất càng lớn, và khả năng đóng góp của VINASA với tư cách hiệp hội đại diện cho ngành công nghiệp phần mềm và dịch vụ CNTT Việt Nam trong sự phát triển chung cũng sẽ càng nhiều.

Đào Văn Thanh (quận Bình Thạnh, TPHCM)
Khi đi ra thế giới, có quan điểm của Viettel là: “Thiết kế công nghệ đặt con người làm trung tâm”. Viettel ánh xạ quan điểm này thế nào vào sản phẩm của mình?
Ông Phạm Trung Dũng, Phó Giám đốc Trung tâm kinh doanh giải pháp quốc tế - Tổng Công ty Giải pháp Doanh nghiệp Viettel
Ông Phạm Trung Dũng, Phó Giám đốc Trung tâm kinh doanh giải pháp quốc tế - Tổng Công ty Giải pháp Doanh nghiệp Viettel

Công nghệ từ trái tim nghĩa là phát triển công nghệ xuất phát từ sự đồng cảm, quan tâm, mong muốn mang lại một cuộc sống tốt đẹp hơn cho con người, tạo ra một thế giới tốt đẹp hơn trong tương lai. Đó chính là những điều mà chúng tôi kiên trì theo đuổi nhiều năm.

Viettel Money có thể trở thành ví điện tử, thanh toán số ngay trên điện thoại “cục gạch”. Năm 2021, người dùng điện thoại cơ bản vẫn chiếm 25% tổng số người dùng di động toàn cầu - tương đương với khoảng 1,3 tỷ người - theo nghiên cứu của GSMA. Phần lớn họ sinh sống tại các vùng nông thôn, hẻo lánh, kinh tế chưa phát triển. Cách tiếp cận của Viettel Money là cơ hội độc đáo, nhanh chóng để tài chính số tiến tới các vùng như vậy.

Kiến trúc linh hoạt của Mô hình Trung tâm Điều hành thông minh (Intelligent Operation Center) của Viettel hỗ trợ xây dựng chính quyền số từ những nhu cầu cấp bách tại địa phương, trước khi phải đầu tư toàn diện. Với cách tiếp cận mới, chính quyền có thể nhanh chóng giải quyết vấn đề với chi phí hợp lý, vì đặc thù của kinh tế, địa hình, cư dân của mỗi nơi không giống nhau.

Bộ sản phẩm 5G do Viettel tự làm chủ hoàn toàn và tự nghiên cứu phát triển giúp giảm giá thành sản xuất, mang đến khả năng tiếp cận dễ chịu hơn cho nhà đầu tư. Hiểu rõ vấn đề hạ tầng viễn thông liên quan trực tiếp đến an toàn thông tin quốc gia, Viettel không chỉ bán sản phẩm, mà sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm, chuyển giao công nghệ lõi về 5G để đối tác có thể phát triển nhanh, bền vững và tối ưu chi phí.

Tựu chung lại, các công nghệ - sản phẩm - giải pháp do Viettel nghiên cứu - phát triển đều hướng đến mục tiêu tiên phong xây dựng các nền tảng số để mỗi cá nhân và tổ chức cùng nhau tạo nên những giá trị riêng và cộng hưởng những giá trị khác biệt ấy để kiến tạo xã hội số.

Văn Long (Đinh Bộ Lĩnh, quận Bình Thạnh, TPHCM)
Ông nhận định như thế nào về tiềm năng của doanh nghiệp CNTT tại TPHCM và TPHCM cần làm những việc nào để đưa doanh nghiệp CNTT của TP ra nước ngoài?
Ông Trần Phúc Hồng, Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Công nghệ TMA
Ông Trần Phúc Hồng, Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Công nghệ TMA

TPHCM có số lượng doanh nghiệp CNTT hàng đầu cả nước và đã cung cấp dịch vụ - giải pháp cho thị trường nước ngoài từ cách đây 20-25 năm. Với năng lực hiện nay, TPHCM có thể trở thành một trung tâm về R&D và giải pháp CNTT, giải pháp số ở Đông Nam Á và Châu Á.

Ông Trần Phúc Hồng, Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Công nghệ TMA
Ông Trần Phúc Hồng, Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Công nghệ TMA

TPHCM nên có những chương trình xúc tiến thương mại riêng cho lĩnh vực công nghệ và giải pháp số để xây dựng thương hiệu và hỗ trợ doanh nghiệp số, trong đó có nhiều doanh nghiệp nhỏ và vừa, mở rộng thị trường nước ngoài. Tôi cho rằng ở giai đoạn đầu tiên nên nhắm đến thị trường Đông Nam Á vì có trình độ tương tự như Việt Nam. Với đà tăng trưởng ở mức 2 con số, thị trường kinh tế số ASEAN dự kiến đạt 1.000 tỷ đô la trong 10 năm tới và sẽ là thị trường lớn, vừa sức và khả thi cho các doanh nghiệp CNTT TPHCM trong giai đoạn đầu ra biển lớn.

(Q…thanh1972@.com)
Tại sao đến bây giờ, Bộ TT-TT mới thực hiện Chiến dịch hỗ trợ các doanh nghiệp công nghệ số đang kinh doanh ở nước ngoài hoặc đi ra nước ngoài. Bộ kỳ vọng gì khi thực hiện chiến dịch này?
Ông Nguyễn Thiện Nghĩa, Phó Cục trưởng phụ trách Cục Công nghiệp CNTT và TT (Bộ TT-TT)
Ông Nguyễn Thiện Nghĩa, Phó Cục trưởng phụ trách Cục Công nghiệp CNTT và TT (Bộ TT-TT)

Để đánh giá mức độ thành công của một chính sách, cần có một quá trình. Thời gian qua cho thấy, việc thu hút FDI để lan tỏa công nghệ chưa mang lại kết quả rõ rệt như việc các doanh nghiệp công nghệ số trong nước phát triển trực tiếp hoạt động sản xuất kinh doanh tại thị trường nước ngoài.

Ông Nguyễn Thiện Nghĩa, Phó Cục trưởng phụ trách Cục Công nghiệp CNTT và TT, Bộ TT-TT (bên phải) đang giao lưu trực tuyến tại Báo SGGP. Ảnh: QUANG PHÚC
Ông Nguyễn Thiện Nghĩa, Phó Cục trưởng phụ trách Cục Công nghiệp CNTT và TT, Bộ TT-TT (bên phải) đang giao lưu trực tuyến tại Báo SGGP. Ảnh: QUANG PHÚC

Từ thực tiễn khách quan này, Bộ TT-TT đã xác định, doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam phát triển thị trường ở nước ngoài chính là một trong các thế mạnh của quốc gia. Đồng thời có các hoạt động, chiến lược hỗ trợ tập trung vào nội dung này trong thời gian tới.

Hoa…vant@gmail.com
Viettel có thể cho biết những lợi thế, tiềm năng của Viettel khi tham gia vào việc nghiên cứu, làm chủ công nghệ, sản phẩm giải pháp CNTT?
Ông Phạm Trung Dũng, Phó Giám đốc Trung tâm kinh doanh giải pháp quốc tế - Tổng Công ty Giải pháp Doanh nghiệp Viettel
Ông Phạm Trung Dũng, Phó Giám đốc Trung tâm kinh doanh giải pháp quốc tế - Tổng Công ty Giải pháp Doanh nghiệp Viettel

Lợi thế, tiềm năng khi Viettel tham gia vào việc nghiên cứu, sản xuất, làm chủ công nghệ, sản phẩm giải pháp, cụ thể như:

- Về thị trường: Chúng tôi có một thị trường rộng lớn với gần 300 triệu dân tại 11 quốc gia; Chúng tôi kinh doanh, quản lý khách hàng nên hiểu khách hàng muốn gì, từ đó có thể thiết kế, sản xuất sản phẩm đáp ứng nhu cầu của khách hàng.

- Về công nghệ: Xuyên suốt quá trình phát triển, Viettel luôn gắn liền với lĩnh vực công nghệ cao, tiếp cận với những công nghệ mới, nhờ đó Viettel đã tích lũy được kiến thức nền tảng công nghệ, nguồn nhân lực trình độ cao và kinh nghiệm nghiên cứu phát triển.

Phát triển mạng lưới Movitel tại Mozambique

Phát triển mạng lưới Movitel tại Mozambique

- Về tài chính: Chính phủ đã có cơ chế, chính sách cho phép Viettel trích lập và sử dụng quỹ phát triển KH-CN. Như vậy, Viettel hoàn toàn chủ động về tài chính cho nghiên cứu khoa học.

- Về hợp tác quốc tế: Viettel có mối quan hệ chặt chẽ với nhiều tập đoàn công nghệ cao hàng đầu thế giới, sẵn sàng trong việc cập nhật các công nghệ mới, chuyển giao công nghệ.

- Về văn hóa: Trong quá trình phát triển của mình, Viettel luôn đặt cho mình những thách thức mới và quyết tâm vượt qua.

Yêu công nghệ
FPT có những định hướng, chiến lược nào trong việc phát triển trí tuệ nhân tạo (AI), dữ liệu lớn (big data)… để hỗ trợ, phục vụ cho việc chuyển đổi số tại Việt Nam?
Ông Ngô Minh Trí, Giám đốc đơn vị Giải pháp và Dịch vụ Doanh nghiệp, Công ty TNHH Phần mềm FPT
Ông Ngô Minh Trí, Giám đốc đơn vị Giải pháp và Dịch vụ Doanh nghiệp, Công ty TNHH Phần mềm FPT

FPT sẽ tiếp tục Cloud hóa và tích hợp AI trong các sản phẩm, dịch vụ, giải pháp Made by FPT, nhằm gia tăng hiệu suất cho các sản phẩm này, giúp khách hàng vận hành tốt hơn, mang lại sự đột phá cho doanh nghiệp.

Nguyễn Thái Sơn (Hà Nội)
Viettel có thể chia sẻ câu chuyện của mình về “Sản phẩm Make in Viet Nam thành công trong nước và mở rộng ra thị trường nước ngoài về lĩnh vực chuyển đổi số”?
Ông Phạm Trung Dũng, Phó Giám đốc Trung tâm kinh doanh giải pháp quốc tế - Tổng Công ty Giải pháp Doanh nghiệp Viettel
Ông Phạm Trung Dũng, Phó Giám đốc Trung tâm kinh doanh giải pháp quốc tế - Tổng Công ty Giải pháp Doanh nghiệp Viettel
Unitel, thương hiệu viễn thông của Viettel tại Lào

Unitel, thương hiệu viễn thông của Viettel tại Lào

Văn Thái Hoa (quận Tân Phú, TPHCM)
Xin ông cho biết các chi nhánh của Tập đoàn Công nghệ TMA tại Canada, Mỹ, châu Âu, Úc, Nhật Bản, Singapore. Các chi nhánh này có mối quan hệ như thế nào với TMA tại Việt Nam?
Ông Trần Phúc Hồng, Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Công nghệ TMA
Ông Trần Phúc Hồng, Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Công nghệ TMA

Từ năm 2004, TMA đã đầu tư mở các văn phòng tại nước ngoài để mở rộng thị trường, hỗ trợ khách hàng hiện tại và tìm kiếm khách hàng mới. Đây là bước đi quan trọng để khẳng định năng lực và chủ động trong phát triển thị trường và tìm khách hàng.

Các chi nhánh của TMA ở nước ngoài sẽ tham gia các sự kiện công nghệ để quảng bá về ngành phần mềm Việt Nam và giới thiệu năng lực của công ty để thuyết phục các công ty - tập đoàn nước ngoài đến Việt Nam. Do TMA đang làm việc với khách hàng từ 30 nước với múi giờ khác nhau nên các chi nhánh tại các nước sẽ hỗ trợ khách hàng khi làm việc với các kỹ sư tại Việt Nam.

Trần Vũ (quận Tân Phú, TPHCM)
Theo Bộ TT-TT, đâu là điểm mấu chốt, quan trọng nhất để một doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam, có thể đi ra nước ngoài và thành công với những sản phẩm công nghệ số ở thị trường quốc tế?
Ông Nguyễn Thiện Nghĩa, Phó Cục trưởng phụ trách Cục Công nghiệp CNTT và TT (Bộ TT-TT)
Ông Nguyễn Thiện Nghĩa, Phó Cục trưởng phụ trách Cục Công nghiệp CNTT và TT (Bộ TT-TT)

Có nhiều điểm mấu chốt.

Điểm mấu chốt đầu tiên đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa là hiểu sâu sắc văn hóa và ngôn ngữ thị trường bản địa, nghĩa là doanh nghiệp cần những nhân sự bi-language và bi-cultural. Đó chính là yếu tố giúp kết nối các sản phẩm, dịch vụ hiện có của doanh nghiệp đến với khách hàng bản địa.

Điểm mấu chốt thứ hai là khi phát triển các sản phẩm, dịch vụ CNTT, doanh nghiệp cần định hình ngay phân khúc thị trường của mình tại các quốc gia. Điều đó sẽ tác động đến các yếu tố như tính năng kỹ thuật, giao diện, triết lý của sản phẩm. Doanh nghiệp cần đánh giá được khả năng cạnh tranh sản phẩm của mình tại thị trường nước ngoài trong khi phát triển tại Việt Nam. Đối với dịch vụ CNTT sẽ rất hữu ích nếu tuân theo các tiêu chuẩn thường dùng trong lĩnh vực.

Taninhoai…@hotmail.com
Ngoài những thị trường Viettel đã đầu tư, Viettel có ý định mở rộng và đầu tư thêm nhiều thị trường khác không?
Ông Phạm Trung Dũng, Phó Giám đốc Trung tâm kinh doanh giải pháp quốc tế - Tổng Công ty Giải pháp Doanh nghiệp Viettel
Ông Phạm Trung Dũng, Phó Giám đốc Trung tâm kinh doanh giải pháp quốc tế - Tổng Công ty Giải pháp Doanh nghiệp Viettel

Ngoài những thị trường Viettel đã đầu tư, chúng tôi cũng hướng tới hiện diện tại nhiều quốc gia mới tiềm năng khác: Bangladesh, Ai Cập, Mông Cổ... trên trường quốc tế trong năm 2023. Chúng tôi xác định quyết tâm chinh phục, đón đầu cơ hội mới tại những thị trường này để xác lập chỗ đứng trên bảng xếp hạng quốc tế. Đó là định hướng Go Global xuyên suốt của Viettel trong năm 2023. Cụ thể là:

- Hiện tại, chúng tôi đang xúc tiến, hợp tác với các đối tác tại Bangladesh, Ai Cập, Mông Cổ, Kenya, Dominican, Kazakhstan... Là các đối tác có năng lực/mối quan hệ tốt với bộ ngành, đã triển khai các dự án giải pháp CNTT với Bộ Tài chính, Bộ Y tế, Bộ GTVT. Trong thời gian tới, chúng tôi cũng sẽ tiến hành đàm phán, thống nhất mô hình hợp tác kinh doanh và ký thỏa thuận hợp tác kinh doanh toàn diện với các đối tác này. Tập trung vào các dự án giải pháp CNTT, các bộ ngành có ngân sách chi hàng năm cho đầu tư hệ thống phần mềm, CNTT chuyển đổi số.

- Ngoài tham gia đấu thầu các dự án giải pháp CNTT, chúng tôi cũng sẽ nghiên cứu và xúc tiến các sản phẩm/giải pháp CNTT tiềm năng đã triển khai thành công tại Việt Nam để kinh doanh tại các thị trường mới này.

Tanzania là một trong những thị trường lớn mà Viettel đã đầu tư
Tanzania là một trong những thị trường lớn mà Viettel đã đầu tư
Trần Thị Phương Oanh- (quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ)
Bấy lâu nay, VINASA chỉ chú trọng đến phát triển hội viên, còn hoạt động hỗ trợ các doanh nghiệp công nghệ xuất khẩu phần mềm, sản phẩm số chưa được chú trọng?
 Ông Lâm Quang Nam, Ủy viên Ban chấp hành Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ CNTT Việt Nam (VINASA).
Ông Lâm Quang Nam, Ủy viên Ban chấp hành Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ CNTT Việt Nam (VINASA).

Xuất khẩu phần mềm và dịch vụ CNTT luôn là mảng công việc quan trọng của VINASA. Ngay tại thời điểm này (30-3-2023), VINASA và các doanh nghiệp hội viên đang có hai đoàn công tác tại Đài Loan và Hàn Quốc, vừa kết thúc một chuyến công tác tại Ấn Độ... nhằm đưa các doanh nghiệp số Việt Nam trực tiếp kết nối với khách hàng và đối tác tiềm năng ở các thị trường này. Trong giai đoạn giao thương khó khăn do đại dịch, các hoạt động kết nối kinh doanh vẫn được VINASA thực hiện đều đặn và thường xuyên dưới hình thức trực tuyến. Rất nhiều doanh nghiệp xuất khẩu sản phẩm và dịch vụ số đã tìm được cơ hội phát triển và thật sự trưởng thành từ các hoạt động do VINASA tổ chức trong suốt hơn 20 năm qua.

Các hoạt động kết nối và xúc tiến thương mại, xúc tiến đầu tư của VINASA luôn luôn được thông báo rộng rãi đến doanh nghiệp cả trong và ngoài hiệp hội. Chúng tôi rất mong các doanh nghiệp số Việt Nam lưu tâm và không bỏ qua các hoạt động này.

Thanh Thủy, Thủ Dầu Một, Bình Dương
Viettel có thể “khoe” những sản phẩm giải pháp công nghệ thông tin số độc đáo đã triển khai cho thị trường nước ngoài?
Ông Phạm Trung Dũng, Phó Giám đốc Trung tâm kinh doanh giải pháp quốc tế - Tổng Công ty Giải pháp Doanh nghiệp Viettel
Ông Phạm Trung Dũng, Phó Giám đốc Trung tâm kinh doanh giải pháp quốc tế - Tổng Công ty Giải pháp Doanh nghiệp Viettel

Giải pháp phục vụ Chính phủ điện tử /Hành chính công: Giải pháp Cổng thông tin một cửa quốc gia, hệ thống quản lý văn bản, điều hành, tác nghiệp, Hệ thống thông tin phục vụ họp và xử lý công việc (e-Cabinet), Giải pháp đảm bảo an toàn bảo mật và Dịch vụ giám sát đảm bảo an toàn thông tin 24/7 (SOC)…

Giải pháp Smart City: Trung tâm giám sát điều hành tập trung, các ứng dụng CNTT phục vụ cho chính quyền, người dân, các nền tảng về đô thị thông minh.

Giải pháp dành cho ngành Y tế: Hệ thống hồ sơ sức khỏe điện tử, Hệ thống quản lý bệnh viện HIS, Nền tảng hỗ trợ tư vấn khám chữa bệnh từ xa (Viettel Telehealth), Hệ thống quản lý nhà thuốc, Nền tảng quản lý y tế cơ sở.

Giải pháp cho ngành Giáo dục: Hệ thống CSDL ngành giáo dục, Hệ thống quản lý học và trực tuyến (K120Online), hệ thống Mạng xã hội học tập trực tuyến (ViettelStudy), Sổ liên lạc điện tử (SMS Edu), Phần mềm quản lý nhà trường (SMAS)…

Các giải pháp tiêu biểu triển khai tại thị trường quốc tế: Triển khai chuỗi giải pháp Tổng đài chăm sóc khách hàng IPCC cho 10 thị trường Viettel đầu tư; triển khai hệ thống Quản lý Tài chính FMS & ERP cho Điện lực Timor - trở thành nền tảng số cốt lõi phục vụ quản trị điều hành tại Điện lực Timor (VTS hiện cũng đang là đối tác hàng đầu, song hành cùng Điện lực Đông Timor trong Dự án Hiện đại hóa, chuyển đổi số ngành điện do Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB); Triển khai giải pháp CNTT: Voffice, RPA, Cyber Securrity, Cloud…cho các thị trường Lào, Myanmar, Timor Leste, Peru.

Viettel được đông đảo khách hàng ở Myanmar đánh giá cao
Viettel được đông đảo khách hàng ở Myanmar đánh giá cao

Một trong những giải pháp chuyển đổi số tiêu biểu của Viettel có thể kể đến Giải pháp Trung tâm Giám sát và Điều hành thông minh của Thừa Thiên Huế đã vượt qua nhiều dự án smart city do những tập đoàn công nghệ lớn triển khai để đoạt giải “Thành phố thông minh sáng tạo nhất Châu Á” vào năm 2019. Đây là dự án được Viettel xây dựng theo hình thức “may đo” theo yêu cầu và đặc thù của tỉnh. Đó cũng chính là điểm độc đáo được Giải thưởng Viễn thông Châu Á (Telecom Asia Awards 2019) ghi nhận.

Hoàng Kiên (Sơn Trà, Đà Nẵng)
Với các tỉnh thành có doanh nghiệp CNTT mạnh như TPHCM, Hà Nội, Đà Nẵng, Cục Công nghiệp CNTT và TT đã có những khảo sát đánh giá năng lực của doanh nghiệp công nghệ để từ đó đưa những kiến nghị với Bộ TT-TT để hỗ trợ các tỉnh thành phát triển doanh nghiệp lớn mạnh?
Ông Nguyễn Thiện Nghĩa, Phó Cục trưởng phụ trách Cục Công nghiệp CNTT và TT (Bộ TT-TT)
Ông Nguyễn Thiện Nghĩa, Phó Cục trưởng phụ trách Cục Công nghiệp CNTT và TT (Bộ TT-TT)

Bộ TT-TT đã có khảo sát, đồng thời tổ chức nhiều hội thảo tại Hà Nội, TPHCM, Đà Nẵng và các địa phương lân cận. Nhận định chung là hệ sinh thái doanh nghiệp, sản phẩm và dịch vụ CNTT Việt Nam là một phần bổ sung quan trọng của hệ sinh thái CNTT thế giới. Và sẽ có rất nhiều việc mà các doanh nghiệp có thể triển khai ở các thị trường trong thời gian tới. Đó là cơ sở để các doanh nghiệp tiếp tục lớn mạnh.

Huathaivan…@gmail.com
Với vai trò là một doanh nghiệp lớn, là công ty 100% Việt Nam với hơn 4.000 kỹ sư, xuất khẩu phần mềm cho khách hàng từ 30 nước, kinh nghiệm khi bắt đầu làm xuất khẩu phần mềm là gì, nhất là lời khuyên dành cho những doanh nghiệp phần mềm lần đầu tiên tham gia vào thị trường quốc tế?
Ông Trần Phúc Hồng, Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Công nghệ TMA
Ông Trần Phúc Hồng, Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Công nghệ TMA

Kinh nghiệm của TMA về xuất khẩu phần mềm là tập trung vào 2 yếu tố chính: Thứ nhất là đào tạo để có đội ngũ nhân lực mạnh, không chỉ về công nghệ mà còn về ngoại ngữ, kỹ năng giao tiếp - làm việc với khách hàng nước ngoài. Thứ hai là quy trình chất lượng chặt chẽ để tạo uy tín và niềm tin của khách hàng để khách hàng tin tưởng làm việc lâu dài, giới thiệu cho nhiều khách hàng khác. Có một thực tế là cho đến nay phần lớn khách hàng mới của TMA là từ các khách hàng cũ giới thiệu.

Tin cùng chuyên mục