Dự thảo Chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2030, tầm nhìn 2040

Sáng ngày 16-7, tại TP Đà Nẵng, Viện Chiến lược Chính sách Tài nguyên Môi trường (Bộ TN-MT) phối hợp với Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên tại Việt Nam (WWF Việt Nam) tổ chức Hội thảo tham vấn  “Dự thảo Chiến lược bảo vệ môi trường (BVMT) quốc gia đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2040”.

Các hội, đoàn thể tham gia công tác tuyên truyền, bảo vệ môi trường
Các hội, đoàn thể tham gia công tác tuyên truyền, bảo vệ môi trường

Tại hội thảo, ông Nguyễn Trung Thắng, Phó Viện trưởng Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên Môi trường cho biết, việc nhìn nhận, đánh giá lại tình hình thực hiện Chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2030 là rất quan trọng và cần thiết, nhằm đề ra những mục tiêu, định hướng cụ thể cho công tác bảo vệ moi trường ở nước ta trong thời kỳ mới, giai đoạn 2021-2030.

Hội thảo có sự tham dự của gần 100 đại biểu đại diện các Bộ, ngành, chuyên gia, nhà khoa học và đại diện Sở TN-MT các tỉnh, thành miền Trung
Dự thảo được xây dựng trên tinh thần tiếp tục kế thừa các định hướng BVMT của Chiến lược BVMT đến năm 2030; bổ sung các quan điểm, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về BVMT, đặc biệt là chủ trương của Đảng tại Kết luận 56-KL/TW và xác định các vấn đề trọng điểm, cấp bách trong 10 năm tới.
Dự thảo Chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2030, tầm nhìn 2040 ảnh 2 Dự thảo Chiến lược được chia làm 2 phần: Tình hình thực hiện Chiến lược BVMT quốc gia đến năm 2020 và Chiến lược BVMT quốc gia đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2040
Dự thảo đề ra 4 mục tiêu cụ thể, 4 nhóm nhiệm vụ và 6 nhóm giải pháp thực hiện Chiến lược BVMT quốc gia đến năm 2030. Theo đó, đến năm 2030, xu hướng ô nhiễm, suy thoái môi trường từng bước được ngăn chặn, bảo đảm an ninh môi trường; giải quyết cơ bản các vấn đề môi trường trọng điểm cấp bách, từng bước cải thiện chất lượng môi trường; tăng cường hoạt động bảo tồn, phục hồi các hệ sinh thái quan trọng; khắc phục xu hướng suy giảm đa dạng sinh học và cảnh quan thiên nhiên; đẩy mạnh các hoạt động đồng lợi ích để đồng thời nâng cao năng lực thích ứng với biến đổi khí hậu và giảm nhẹ phát thải khí nhà kính.

Để đạt được các mục tiêu trên, Dự thảo nêu lên 6 nhóm giải pháp sau: Nâng cao nhận thức của các cấp, ngành về vai trò của môi trường trong phát triển; biến ý thức thành hành động BVMT của các doanh nghiệp và cộng đồng dân cư; Tăng cường thực thi chính sách, pháp luật về BVMT thông qua nâng cao các biện pháp chế tài, tăng cường cung cấp, công khai, minh bạch thông tin và sự giám sát của cộng đồng; Huy động đầu tư từ xã hội, tăng dần ngân sách cho BVMT, tăng cường sử dụng hiệu quả nguồn lực trong BVMT; Hoàn thiện chính sách, pháp luật về BVMT phù hợp với thể chế kinh tế thị trường định hướng Xã hội Chủ nghĩa, áp dụng hiệu quả các công cụ kinh tế, thực hiện cải cách hành chính và nâng cao năng lực quản trị môi trường; Ứng dụng khoa học - công nghệ trong BVMT, thúc đẩy đổi mới sáng tạo, xây dựng và phát triển ngành công nghiệp môi trường; xây dựng hạ tầng kỹ thuật, mạng lưới quan trắc và cơ sở dữ liệu về môi trường; Tận dụng các cơ hội của quá trình hội nhập, tiếp tục đẩy mạnh hợp tác quốc tế về BVMT. Ngoài ra, Dự thảo cũng đưa ra các chỉ tiêu giám sát và đánh giá Chiến lược giai đoạn đến năm 2030.

Âu thuyền Thọ Quang là 1 trong 2 điểm nóng về môi trường chưa được giải quyết dứt điểm của Đà Nẵng
Bà Nguyễn Thị Kim Hà, Chi cục phó Chi cục BVMT (Sở TNMT TP Đà Nẵng) cho biết, sau 11 năm thực hiện đề án thành phố môi trường, đến năm 2020, các nguồn thải của đô thị thành phố đã được thu gom, xử lý tại 5 trạm xử lý nước thải tập trung đạt tiêu chuẩn trên 80%; 95% chất thải rắn trong đô thị được thu gom, 100% chất thải rắn được xử lý bằng phương pháp chôn lấp hợp vệ sinh…
Tại TP Đà Nẵng huy động sự tham gia của các tổ chức xã hội, cộng đồng thông qua nhiều phong trào như ngày chủ nhật xanh-sạch-đẹp; mô hình trường học xanh, phường xã thân thiện môi trường; vai trò của báo chí trong công tác vận động người dân tham gia bảo vệ môi trường; nhiều chính sách quy định cụ thể về bảo vệ môi trường như mức xả thải, quan trắc môi trường, phân vùng nguồn nước, nghị quyết riêng về quản lý chất thải rắn với tiêu chí cần đạt được trong từng năm… Tuy nhiên, những mục tiêu đặt ra để cải thiện môi trường vẫn chưa hoàn thành do nguyên nhân 2 điểm nóng bãi rác Khánh Sơn và Âu thuyền Thọ Quang chưa giải quyết dứt điểm.

“Trong chiến lược bảo vệ môi trường, chúng tôi nhận thấy cần thể hiện vai trò của cộng đồng và các tổ chức chính trị xã hội, những cách làm cụ thể huy động vai trò truyền thông trong bảo vệ môi trường”, bà Hà chia sẻ.

Quản lý phương tiện, thiết bị vận chuyển, xử lý chất thải theo công nghệ 4.0 
Ông Nguyễn Việt Hùng, Chi cục trưởng Chi cục BVMT (Sở TN-MT tỉnh Thừa Thiên - Huế) nhìn nhận, rất nhiều chỉ số liên quan đến bảo vệ môi trường, mỗi ngành mỗi chỉ số riêng biệt. Vì vậy, đơn vị đề nghị cần có bộ chỉ số tổng hợp, tránh việc chồng chéo về chỉ số trong báo cáo chiến lược BVMT. Đồng thời đơn vị mong muốn chiến lược có thể định hướng công cụ hậu kiểm như các chế tài xử lý góp phần công cụ quản lý, hoạt động của địa phương hiệu quả.

Tin cùng chuyên mục