Tháng chín
Tuổi thơ Đôi vai thiếu phụ sông Hồng mẹ gánh mẹ gồng nuôi con chạy giặc này là “đường vô xứ Nghệ quanh quanh” nào là “non xanh nước biếc”… nước mắt mẹ ướt đẫm ngón tay ướt đẫm gót chân trắng tay bầm chân trơn tuột ba hòn đá nấu bằng củi lụt cơm rau má ven bờ sông Lam… Kháng chiến hai mùa thành Vinh cháy học trò ở đây đều có dáng ông đồ non nước nơi này sinh ra những con người những kỳ tài vinh danh nước Việt sống lâu năm chúng ta quên mình bỗng thấy nước non phong cảnh đẹp nhưng “người buồn cảnh có vui đâu…” tuổi thơ tôi xứ Nghệ tôi đi trên đường Di sản Danh nhân! |
Con gái Như cây nhiều bóng mát như sông ra biển rộng như bà như mẹ như bác như dì… con gái ra ở riêng tháng 9 Sài Gòn chiều mưa sáng nắng cha thương con nước mắt chảy xuôi… Tóc con gái sợi dài rớt trên bàn học, vướng trên nền nhà, trong cuốn sách dày cha đọc chân ghế ngồi như mọc rễ con gái đi tất tả về nhà là vui con hay cười hay ấm ức cha nhận ra con trong mỗi bước chân con lên xuống cầu thang nhà mình ít người con chăm em và học bài hai chị em ồn ào cư xá Nhà ta ở trên lầu ba hồi ấy thiếu nước, thiếu điện con theo cha xách nước ướt nhà cả nhà ta nằm trong cái màn rách bà nội vá cha thức đêm quạt cho hai chị em... Cha mẹ vui, cười nhiều cũng mệt nếp nhăn lo lắng in lâu con gái ra ở riêng buổi sáng cha tự nấu nước pha trà buổi tối mẹ tự hâm canh ăn tối em tự làm bánh trứng gà nhà ta như rộng ra… |
VŨ ÂN THY (Tháng 9-2007)
Đượm tình non nước
Để tưởng nhớ 130 năm ngày sinh của phụ thân - Ưng Bình Thúc Giạ Thị (1877-2007)
Một trăm ba mươi năm sinh
Lòng con vọng tưởng chốn Hương Bình:
Vi vu gió thoảng chiều non Ngự,
Lấp lánh dòng trăng ánh nước xanh.
Bốn sáu năm qua khuất bóng hình
Lời cha thường tạc dạ đinh ninh
“Hiếu trung gắng giữ tròn sau trước
Nhân nghĩa hằn sâu một chữ Tình”
Mãi nhớ thương và mãi thiết tha,
Khắc ghi hình ảnh đấng cha già.
Tháng năm qua vẫn còn in đậm,
Kỷ niệm ngày xưa chẳng nhạt nhòa.
Thời gian lặng lẽ trôi qua,
Bình minh đến ánh dương tà bên song.
Câu hò bát ngát trên sông,
Đượm tình non nước – thắm lòng thế nhân
TÔN NỮ HỶ KHƯƠNG
* Câu hò “Trước bến Văn Lâu” của phụ thân còn sống mãi với thời gian và non nước.