Đường hầm lớn nhất Đông Nam Á chính thức thông xe

Qua 10 năm thực hiện dự án với bao trông đợi của Đảng bộ và nhân dân TPHCM, hầm Thủ Thiêm và toàn bộ tuyến đại lộ Đông Tây đã chính thức được thông xe vào lúc 14 giờ chiều ngày 20-11.
Đường hầm lớn nhất Đông Nam Á chính thức thông xe

Qua 10 năm thực hiện dự án với bao trông đợi của Đảng bộ và nhân dân TPHCM, hầm Thủ Thiêm và toàn bộ tuyến đại lộ Đông Tây đã chính thức được thông xe vào lúc 14 giờ chiều ngày 20-11.

Lễ cắt băng khánh thành hầm Thủ Thiêm. Ảnh: VIỆT DŨNG

Lễ cắt băng khánh thành hầm Thủ Thiêm. Ảnh: VIỆT DŨNG

Đến dự lễ và cắt băng khánh thành có các đồng chí: Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch  nước Trương Tấn Sang; Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Lê Hồng Anh; nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Thủ tướng Chính phủ Phan Văn Khải; Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy TPHCM Lê Thanh Hải; Chủ tịch Ủy ban Mặt trận tổ quốc Việt Nam Huỳnh Đảm; Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ Hoàng Trung Hải; Bộ trưởng Bộ Giao thông - Vận tải Đinh La Thăng; Chủ tịch UBND TPHCM Lê Hoàng Quân; Chủ tịch HĐND TPHCM Nguyễn Thị Quyết Tâm; Phó Bí thư thường trực Thành ủy TPHCM Nguyễn Văn Đua; Phó Chủ tịch UBND TPHCM Nguyễn Hữu Tín; Đại sứ toàn quyền Nhật Bản tại Việt Nam và nhiều lãnh đạo Bộ ngành, các sở ban ngành, cùng đông đảo nhân dân TPHCM.

Chủ tịch nước Trương Tấn Sang trao tặng Huân chương Lao động cho các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong việc xây dựng hầm Thủ Thiêm. Ảnh: VIỆT DŨNG

Chủ tịch nước Trương Tấn Sang trao tặng Huân chương Lao động cho các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong việc xây dựng hầm Thủ Thiêm. Ảnh: VIỆT DŨNG

Bí thư Thành ủy TPHCM Lê Thanh Hải tặng bằng khen cho các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong việc xây dựng hầm Thủ Thiêm.

Bí thư Thành ủy TPHCM Lê Thanh Hải tặng bằng khen cho các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong việc xây dựng hầm Thủ Thiêm.

Háo hức chờ giờ thông xe

Từ 12 giờ trưa đã có hàng trăm người dân bất chấp trời nắng chang chang vẫn dồn về hai bên đầu hầm Thủ Thiêm để tận mắt ngắm nhìn những chiếc xe đầu tiên được lưu thông qua hầm.

Người dân háo hức đến xem lễ thông xe hầm Thủ Thiêm. Ảnh: CAO THĂNG

Người dân háo hức đến xem lễ thông xe hầm Thủ Thiêm. Ảnh: CAO THĂNG

Ông Nguyễn Văn Quýnh, ngụ tại quận 2, phấn khởi nói: “Thật vui mừng sau bao năm chờ đợi nay hầm Thủ Thiêm và tuyến đường được thông xe. Với tuyến đường này, người dân quận 2 mong muốn tương lai bán đảo Thủ Thiêm sẽ thành khu đô thị mới với nhiều tòa nhà cao tầng mọc lên thật đẹp. Tương lai không xa, cuộc sống của người dân nơi đây sẽ đủ đầy, hiện đại hơn. Điều quan trọng là người dân quận 2 sang quận 1 chỉ mất vài phút, không phải nhích từng tí qua cầu Sài Gòn mỗi khi kẹt xe”.

Mới 13 giờ, ngay tại phía miệng hầm đầu quận 1, hàng ngàn người dân chen nhau trên lề đại lộ Võ Văn Kiệt cũng háo hức chờ đến giờ được đi bộ qua hầm Thủ Thiêm. Anh Nguyễn Quang Thông, ngụ tại đường Ký Con, quận 1 cho biết, mặc dù thông báo 4 giờ 30 mới cho đi bộ qua hầm, sợ đông không đến lượt mình nên anh phải ra sớm để xí chỗ.

Khoảng 3 giờ hàng ngàn người đổ về phía miệng hầm quận 1, đứng kín hai bên lề đường kéo dài gần 2 cây số để mong được lưu thông qua hầm. 

Đúng 15 giờ 30 phút, một đoàn xe tiến đến và chui qua đường hầm nằm dưới lòng sông rồi chầm chậm tiến ra từ hai miệng hầm, hòa theo sau đó là những tràng vỗ tay hò reo của hàng ngàn người dân trong niềm hân hoan.
 
Công trình tầm cỡ quốc tế

Tại lễ khánh thành, Chủ tịch UBND TPHCM Lê Hoàng Quân đã phát biểu điểm lại quá trình thực hiện dự án. Trong đó nêu rõ: TP đã chắt chiu từ nguồn vốn ngân sách có hạn để đáp ứng đầy đủ nhu cầu tái định cư của hơn 11.000 hộ dân với khoảng hơn 5.000 tỷ đồng. Qua 10 năm thực hiện, dự án đã sử dụng  khoảng 61 ngàn tấn thép, 450 ngàn m³ bê tông chất lượng cao, đào đắp 3 triệu m³ đất, xây dựng hơn 1 triệu m² mặt đường. Có hơn 1.500 cán bộ, kỹ sư công nhân và hàng ngàn lao động tham gia thực hiện với 5,1 triệu ngày công lao động, trên 400 chuyên gia trong nước và quốc tế tham gia dự án với gần 7500 ngày công nghiên cứu, thiết kế dự án…

Lối thoát hiểm hai bên hầm chui Thủ Thiêm. ẢNH: TRẦN THANH

Lối thoát hiểm hai bên hầm chui Thủ Thiêm. ẢNH: TRẦN THANH

Để có được con đường hôm nay, nhà đầu tư và các đơn vị thi công, tư vấn giám sát và các sở ngành đã có nhiều nỗ lực vượt qua những thời điểm khó khăn, thách thức; áp dụng nhiều cách làm mới để hoàn thành dự án đúng tiến độ. Dự án được tập trung xây dựng với tiến độ cao nhất, kể cả trong thời kỳ giá vật liệu tăng đột biến, nhưng tiến độ thi công vẫn hoàn thành trước kế hoạch.

Đây là trục đường đô thị mới với chức năng là trục đường chính đến xa lộ Hà Nội, cũng như hình thành một phần của đường vành đai trong khu vực phía Nam. Đồng thời đây cũng là công trình giao thông lớn và hiện đại nhất TPHCM hiện nay. Đi trên tuyến đường từ quận 1 ra cửa ngõ về các tỉnh miền Tây (quốc lộ 1A) sẽ rút ngắn khoảng 1/2 thời gian so với đi các tuyến đường khác.

Dịp này, Chủ tịch Lê Hoàng Quân gửi lời cảm ơn sự hỗ trợ, chia sẻ, hợp tác của các đồng chí lãnh đạo các địa phương, của toàn thể nhân dân, các hộ gia đình và các đơn vị liên quan.

Xe ra khỏi miệng hầm Thủ Thiêm trong lễ thông xe. Ảnh: CAO THĂNG

Xe ra khỏi miệng hầm Thủ Thiêm trong lễ thông xe. Ảnh: CAO THĂNG

Tại buổi lễ, ngài Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Nhật Bản tại Việt Nam TanizakiYasuaki phát biểu bày tỏ trong thời gian tới phía Nhật Bản mở rộng hơn nữa quan hệ hợp tác chiến lược với VN, đặc biệt là trong lĩnh vực cơ sở hạ tầng giao thông như đường bộ, cảng, đường sắt và lĩnh vực công nghệ cao…

Phát biểu trước lúc cắt băng khánh thành và thông hầm, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải chúc mừng và đánh giá cao người dân và Đảng bộ TPHCM đã vượt qua nhiều khó khăn để thực hiện dự án đúng tiến độ, tạo dựng được một công trình giao thông đẹp hiện đại. Đại lộ đông Tây TPHCM đi vào hoạt động, rút ngắn được thời gian đi lại của người dân TP, góp phần giải quyết  tình trạng ùn tắc giao thông, tạo thành hệ thống giao thông hoàn chỉnh sau khi kết nối với đường cao tốc TPHCM - Trung Lương, đường cao tốc TPHCM- Long Thành-Dầu Giây.

Đại lộ Đông Tây trong lễ thông xe toàn tuyến. ẢNH: CAO THĂNG

Đại lộ Đông Tây trong lễ thông xe toàn tuyến. ẢNH: CAO THĂNG

Phó Thủ tướng đánh giá cao lãnh đạo TPHCM đã nhanh nhạy thu hút nhiều nguồn vốn để đầu tư phát triển các dự án mang lại hiệu quả cao trong việc phát triển kinh tế - xã hội. Phó Thủ tướng cũng cảm ơn Chính phủ và nhân dân Nhật Bản đã giúp Việt Nam đầu tư xây dựng nhiều dự án giao thông thông qua cơ quan hợp tác quốc tế JICA.

Đường hầm lớn nhất Đông Nam Á chính thức thông xe ảnh 8

Tóm tắt dự án đại lộ Đông - Tây

Tổng mức đầu tư dự án 16.000 tỷ đồng (tương đương 762 triệu USD). Trong đó, vốn vay ODA Nhật Bản chiếm 65%, vốn ngân sách nhà nước 35%. Dự án có tổng chiều dài toàn tuyến trên 22km, chia làm bốn đoạn. Trong đó bao gồm 1,49km hầm vượt sông Sài Gòn, xây mới 13 cầu, cải tạo 3 cầu cũ hiện có, xây mới 5 nút giao thông, xây mới 12 cầu bộ hành. Địa điểm xây dựng toàn dự án đi qua địa bàn các quận 1, 2, 4, 5, 6, 8, Bình Tân và huyện Bình Chánh với 6.754 hộ dân, 368 cơ quan đơn vị phải di dời, hoặc bị ảnh hưởng một phần.

Hầm Thủ Thiêm gồm 2 đường dẫn (một đầu thuộc quận 1, đầu còn lại ở quận 2 bên khu đô thị mới Thủ Thiêm) và đoạn dìm ngầm dưới lòng đất vượt sông Sài Gòn dài 370m gồm 4 đốt hầm. Mỗi đốt có chiều rộng xấp xỉ 33m, cao 9m, dài 92m, nặng khoảng 27.000 tấn. Hầm vượt sông cho phép lưu thông 2 chiều, mỗi chiều 3 làn xe, hành lang thoát hiểm.

Đây cũng là hầm chui vượt sông lớn nhất Đông Nam Á và đầu tiên tại Việt Nam, có 4 đốt dìm dưới độ sâu gần 14m so với mặt sông. Vận tốc tối đa cho xe lưu thông lên đến 60 km/giờ, bề dày thành hầm hơn 1,2m được cấu tạo bởi bê tông cốt thép chống thấm có tuổi thọ 100 năm.

Mục tiêu dự án, rút ngắn thời gian đi lại từ Đông qua Tây và ngược lại (20 - 25 phút) không qua trung tâm TP, giảm ách tắt giao thông qua khu vực trung tâm thành phố cải tạo cảnh quan môi trường dọc kênh Tàu Hủ - Bến Nghé (phía Bắc), phát triển khu đô thị Thủ Thiêm.

Quốc Hùng-Lương Thiện

Tin cùng chuyên mục