Gánh nặng học phí

Nhiều phụ huynh tại Mỹ luôn mơ ước con mình có thể vào học tại Ivy League (nhóm 8 trường đại học danh tiếng nhất nước Mỹ, gồm các đại học học Brown, Columbia, Cornell, Dartmouth, Harvard, Pennsylvania, Princeton và Yale). Họ sẽ làm mọi thứ trong khả năng của mình, kể cả vay mượn tiền để đưa con vào các trường này.

Nhiều phụ huynh tại Mỹ luôn mơ ước con mình có thể vào học tại Ivy League (nhóm 8 trường đại học danh tiếng nhất nước Mỹ, gồm các đại học học Brown, Columbia, Cornell, Dartmouth, Harvard, Pennsylvania, Princeton và Yale). Họ sẽ làm mọi thứ trong khả năng của mình, kể cả vay mượn tiền để đưa con vào các trường này.

Vì vậy, theo tờ Washington Post, một thanh niên trẻ tuổi từ Memphis đã từ chối tất cả các trường trong Ivy League dù thừa điều kiện, để ghi danh vào Trường Đại học Alabama. Anh bạn Ronald Nelson đã có sự lựa chọn hơi khác người cũng có cái lý của mình. Bởi vì không có trường đại học danh giá nào có thể đem đến cho anh nhiều ưu đãi như Trường Đại học Alabama. Đó là miễn phí toàn bộ học phí và được nhận vào chương trình danh dự của trường. Bố mẹ của anh đã quyết định rằng họ không muốn sống trong cảnh nợ nần vì cho con vào các trường danh giá.

Mỗi trường đại học trong nhóm Ivy League đều cam kết đáp ứng nhu cầu tài chính của tất cả các sinh viên vào trường. Ví dụ, chi phí tại Đại học Harvard ước tính trong 2015 - 2016 là khoảng 87.175USD cho một sinh viên năm thứ nhất. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là họ miễn phí hoàn toàn học phí cho các sinh viên. Thay vào đó, họ thêm yêu cầu gia đình sinh viên phải chứng minh thu nhập, tài sản, và nhiều thứ khác để được giảm học phí. Nhưng điều này chỉ diễn ra năm thứ nhất, bắt đầu năm thứ hai, mọi chi phí sinh viên đều phải trang trải. Nelson không muốn cha mẹ của anh phải vay mượn để anh hoàn thành bằng đại học. Vì vậy, anh và ba mẹ đã lựa chọn Trường Đại học Alabama để dành tiền cho các năm học chuyên ngành.

Cha của Nelson trong cuộc trả lời phỏng vấn với tạp chí Business Insider rằng “Nelson không muốn trở thành gánh nặng cho gia đình trong suốt thời gian nó học đại học”. Bản thân Nelson cho biết những kinh nghiệm tại Ivy League chắc chắn sẽ tuyệt vời và cả những giáo sư tuyệt vời nhưng anh thực sự nghĩ rằng anh sẽ có được những kinh nghiệm cho bản thân mình ở đại học mà anh đã chọn.

Nelson muốn theo chân của ông bà nội anh trở thành bác sĩ. Trường y thường đi kèm với một cái giá quá đắt. Năm học 2014 - 2015, theo Hiệp hội Các trường đại học y khoa Mỹ (AAMC), học phí trung bình cho các trường y tế tư nhân là khoảng 50.000USD, cộng thêm vài ngàn chi phí ăn ở. Để trả được học phí, nhiều sinh viên y khoa phải đi vay các khoản nợ lớn cho tới khi tốt nghiệp. Theo AAMC, tính trung bình, sinh viên y khoa tại các trường đại học Mỹ vay 190.053USD trong năm 2014. Vì muốn theo đuổi ngành y, để tiết kiệm tiền cho những năm học chuyên ngành, nên Nelson chọn Đại học Alabama.

Nhà báo Ron Lieber của tờ New York Times yêu cầu mọi người nên chia sẻ câu chuyện về những gì họ muốn biết trước khi vay tiền cho con học đại học. Ông viết: “Rõ ràng là quá nhiều gia đình biết quá ít về những khoản nợ của sinh viên”. Một người tốt nghiệp Đại học Oklahoma Christian với khoảng vay 100.000USD cho biết: Đại học là nơi đầu tư có giá trị, nhưng đó chưa thật đầy đủ. Tôi phải trả hai khoản thế chấp nhưng chỉ có 1 căn nhà.

KHÁNH MINH

Tin cùng chuyên mục