Dân hỏi

Gây TNGT chết người, bồi thường ra sao?

Thượng tá Phạm Văn Thịnh, Trưởng Phòng CSGT đường bộ Công an TPHCM cho biết:

Thượng tá Phạm Văn Thịnh, Trưởng Phòng CSGT đường bộ Công an TPHCM cho biết:

Theo quy định về điều tra tai nạn: sau khi nhận được tin báo tai nạn, lực lượng CSGT và công an khu vực gần nhất sẽ đến để bảo vệ hiện trường, đồng thời thông tin về cơ quan điều tra của quận, huyện, thành phố. Nếu đó là vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng (làm chết từ 2 người trở lên) thì Phòng CSGT và Đội Điều tra chống tội phạm trật tự xã hội (PC 14) sẽ cử điều tra viên, kỹ thuật viên đến để khám nghiệm hiện trường, giám định mức độ thiệt hại của người, phương tiện, lấy lời khai của nhân chứng và cả người gây tai nạn giao thông…

Từ kết quả đó, cơ quan điều tra sẽ đánh giá tính chất, nguyên nhân dẫn đến tai nạn… Nếu đó là lỗi của người điều khiển phương tiện dẫn đến chết người, cơ quan điều tra sẽ khởi tố vụ án và thực hiện các quy trình tố tụng như bắt giữ, tạm giam người điều khiển phương tiện gây chết người… Nếu lỗi thuộc về người bị nạn thì cơ quan điều tra xem xét để không khởi tố mà chỉ xử lý hành chính…

- Người gây tai nạn sẽ phải bồi thường cho nạn nhân theo những quy định nào của pháp luật và mức bồi thường như thế nào, thưa ông?

Mức phạt  hành chính được căn cứ theo Nghị định 152 và một số văn bản pháp quy liên quan. Theo đó, với những vụ tai nạn giao thông gây ra mức độ thương tật dưới 30%, người gây tai nạn phải bồi hoàn chi phí điều trị cho nạn nhân và bị xử phạt hành chính nhưng nếu mức độ thương tật là trên 30%, người gây tai nạn sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

- Nếu người bị nạn không đồng ý với việc bồi thường thì giải quyết tranh chấp ở đâu?

Với mức xử phạt hành chính, người gây tai nạn sẽ giúp nạn nhân khắc phục những hỏng hóc của phương tiện, giúp nạn nhân thanh toán các khoản chi phí hồi phục sức khoẻ… Nếu việc bồi thường theo án dân sự không thoả đáng thì hai bên có thể kiện ra tòa dân sự để được xử lý.

- Phương tiện gây tai nạn sẽ bị tạm giữ trong bao lâu?

Sau khi gây tai nạn, các phương tiện sẽ bị tạm giữ để phục vụ cho công tác điều tra, khám nghiệm và thẩm định mức độ thiệt hại… Thời gian tạm giữ phương tiện là từ 10 - 20 ngày hoặc lâu hơn. Thời gian tạm giữ phương tiện sẽ do cơ quan điều tra quyết định. Chủ xe có thể nộp tiền để bảo lãnh xe khi cơ quan điều tra đã thẩm định mức độ hỏng hóc của phương tiện, giám định mức độ thiệt hại của nạn nhân…

- Xin cảm ơn ông.

Nguyên Thảo thực hiện

Tin cùng chuyên mục