Theo số liệu do cơ quan thống kê quốc gia cung cấp sáng 28-2, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 2-2023 tăng 0,45% so với tháng 1 và so với tháng 12-2022 thì đã tăng tới 0,97% - mức tăng đáng kể.
Trong hai phương án của Bộ Công thương, VCCI ủng hộ phương án thứ hai là để doanh nghiệp tự xác định và công bố giá bán lẻ, thực hiện kê khai giá khi thay đổi giá và báo cáo về Bộ Công thương, Bộ Tài chính để giám sát. Khi giá bán do cung cầu quyết định sẽ phụ thuộc vào mức độ cạnh tranh của thị trường. Việc này sẽ tuân theo quy định của Luật Giá và hạn chế sự can thiệp của Nhà nước nếu không cần thiết.
Kể từ 0 giờ ngày 1-1-2023, xăng E5RON92 có giá mới là 21.020 đồng/lít (tăng 1.045 đồng/lít); xăng RON95-III có giá mới là 21.807 đồng/lít (tăng 1.100 đồng/lít); dầu diesel là 22.151 đồng/lít (tăng 550 đồng/lít); dầu hỏa là 22.166 đồng/lít (tăng 330 đồng/lít); dầu mazut 180CST 3.5S là 13.633 đồng/kg (tăng 770 đồng/kg). Các mức giá bán lẻ này đã bao gồm thuế bảo vệ môi trường và thuế giá trị gia tăng.
Do giá xăng dầu thế giới rớt mạnh nên chiều nay 1-12, liên Bộ Công thương - Tài chính đã yêu cầu các doanh nghiệp bán lẻ xăng dầu phải giảm đồng loạt giá bán trên thị trường nội địa.
Cử tri cho rằng tình hình biến động xăng dầu gây ảnh hưởng rất nghiêm trọng đến đời sống nhân dân. Do đó, kiến nghị Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ có văn bản chỉ đạo quyết liệt, giao nhiệm vụ cụ thể cho các bộ, cơ quan liên quan thực hiện tổng thể các giải pháp xử lý, tháo gỡ khó khăn và bảo đảm nguồn cung xăng dầu cho thị trường trong nước.
Chiều 15-11, Sở Công thương TPHCM gửi UBND TPHCM dự thảo, xem xét trình Thủ tướng Chính phủ các giải pháp tháo gỡ khó khăn và đảm bảo cung ứng xăng dầu trên địa bàn TP.
Dự thảo Luật Giá (sửa đổi) được các đại biểu Quốc hội thảo luận tổ vào chiều 7-11 đã quy định chi tiết hơn các nguyên tắc bình ổn giá và cụ thể hóa các trường hợp áp dụng bình ổn giá...
Liên bộ Công thương - Tài chính cho rằng, giá mặt hàng xăng E5RON92, dầu hỏa, dầu diesel nếu không có tác động của yếu tố tỷ giá sẽ giảm nhẹ, nhưng do tỷ giá tăng nên giá cơ sở của xăng E5RON92, dầu hỏa, dầu diesel tăng, dẫn đến giá bán lẻ phải điều chỉnh tăng nhẹ kể từ chiều 1-11.
Tổng cục Thống kê (Bộ KH-ĐT) vừa cho biết, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 10-2022 tăng 0,15% so với tháng trước; tăng 4,16% so với tháng 12-2021 và tăng 4,3% so với cùng kỳ năm trước.
Theo ĐB Tạ Thị Yên (Điện Biên), Phó Trưởng Ban Công tác đại biểu, vấn đề xăng dầu “thiếu thật” hay “thiếu giả” cũng cần phải nghiêm túc nghiên cứu, thảo luận, đánh giá để có giải pháp căn cơ, lâu dài.
Bộ Tài chính có công văn trả lời Bộ Công thương sau khi nhận được đề nghị tiếp tục rà soát và điều chỉnh các khoản chi phí đưa xăng dầu từ nước ngoài về Việt Nam, chi phí kinh doanh định mức, lợi nhuận định mức… theo mức phù hợp với thực tế phát sinh thời gian qua để tính đúng tính đủ trong giá cơ sở.
Đề nghị làm rõ thực trạng cung cấp xăng dầu; phân tích nguyên nhân cả khách quan lẫn chủ quan trong công tác điều hành giá xăng dầu để rút ra bài học kinh nghiệm và có giải pháp ứng phó kịp thời, phù hợp khi giá xăng dầu thế giới nhiều khả năng tiếp tục có những diễn biến bất lợi trong tương lai.
“Chúng ta có nguồn dự trữ lớn của quốc gia, chúng ta cũng tự đáp ứng 2/3 nguồn cung xăng dầu chứ không hoàn toàn nhập khẩu. Nhưng tình trạng thiếu hụt vẫn xảy ra, lặp lại lần thứ hai thì có khuyết điểm trong công tác chỉ đạo, điều hành của các cơ quan có chức năng”, Chủ tịch nước nhận định.
Thủ tướng Phạm Minh Chính vừa ký Chỉ thị số 15/CT-TTg về các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng và bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế trong tình hình mới.
Ngay sau khi xuất hiện tình trạng khan hiếm xăng, dầu cục bộ trên địa bàn, ông Trần Văn Lâu, Chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng và các ngành có liên quan đã nhanh chóng vào cuộc kiểm tra, khảo sát thực tế nhằm tìm cách tháo gỡ khó khăn, không để thiếu hụt nguồn nhiên liệu phục vụ sản xuất, kinh doanh và sinh hoạt của người dân.