Trong 5 đội châu Á dự World Cup 2018, đội nào cũng có điểm và có đến 4 đội giành được chiến thắng, thậm chí Nhật Bản có mặt ở vòng 16 đội mạnh nhất còn Hàn Quốc tạo cơn địa chấn khi đánh bại đương kim vô địch Đức ở trận cầu mà họ gần như không có mục tiêu. Xét về thành tích, ngoài kỳ World Cup đầu tiên diễn ra tại châu Á năm 2002 thì đây là lần thành công nhất của “lục địa vàng”.
World Cup 2018 dù chưa phải chứng kiến những bất ngờ lớn từ các đội bóng nhỏ, nhưng có một chi tiết khá đặc biệt là sau 48 trận vòng bảng, chỉ có đúng 1 trận kết thúc với tỷ số 0-0. Dù có không nhiều đội đá lượt cuối mang tính thủ tục nhưng họ vẫn tạo ra những trận đấu hấp dẫn đến tận phút chót, tác động đáng kể đến số phận nhiều đội bóng mạnh hơn mình, như trường hợp của Hàn Quốc, Costa Rica, Ba Lan, Peru, Morocco…
Tất cả các chi tiết trên dường như được tạo ra để chứng minh ý tưởng mở rộng World Cup lên 48 đội của FIFA. Nó cho thấy các đội bóng bé nhỏ khao khát một lần đá World Cup đến nhường nào, và khi đã có mặt, họ cũng không muốn lãng phí bất kỳ cơ hội tôn vinh màu cờ sắc áo của mình. Cái cách mà Nhật Bản mạo hiểm chờ nhận vé vào vòng 2, hay Iran cầm hòa Bồ Đào Nha khẳng định tham vọng của những đội bóng vốn vẫn bị xem là “lót đường” trong mắt các đại diện đến từ châu Âu, Nam Mỹ. Việc đá World Cup, thắng trận ở World Cup hay thậm chí là tiến xa ở World Cup không còn là giấc mơ nữa.
World Cup 2018 dù chưa phải chứng kiến những bất ngờ lớn từ các đội bóng nhỏ, nhưng có một chi tiết khá đặc biệt là sau 48 trận vòng bảng, chỉ có đúng 1 trận kết thúc với tỷ số 0-0. Dù có không nhiều đội đá lượt cuối mang tính thủ tục nhưng họ vẫn tạo ra những trận đấu hấp dẫn đến tận phút chót, tác động đáng kể đến số phận nhiều đội bóng mạnh hơn mình, như trường hợp của Hàn Quốc, Costa Rica, Ba Lan, Peru, Morocco…
Tất cả các chi tiết trên dường như được tạo ra để chứng minh ý tưởng mở rộng World Cup lên 48 đội của FIFA. Nó cho thấy các đội bóng bé nhỏ khao khát một lần đá World Cup đến nhường nào, và khi đã có mặt, họ cũng không muốn lãng phí bất kỳ cơ hội tôn vinh màu cờ sắc áo của mình. Cái cách mà Nhật Bản mạo hiểm chờ nhận vé vào vòng 2, hay Iran cầm hòa Bồ Đào Nha khẳng định tham vọng của những đội bóng vốn vẫn bị xem là “lót đường” trong mắt các đại diện đến từ châu Âu, Nam Mỹ. Việc đá World Cup, thắng trận ở World Cup hay thậm chí là tiến xa ở World Cup không còn là giấc mơ nữa.
Điều đó liệu có truyền cảm hứng cho bóng đá Việt Nam?
Theo thông tin mà chúng tôi biết, hiện đã có một chương trình hành động với mục tiêu Việt Nam sẽ dự World Cup 2026 được chính LĐBĐ Việt Nam âm thầm chuẩn bị. Nếu cách đây 10 năm, chương trình này có thể chỉ là một câu chuyện “trà dư tửu hậu”, thì sau World Cup 2018, chúng ta thấy có những nét khả thi.
Nếu không có gì thay đổi, tại World Cup 2026 sẽ có 48 đội tham gia. Trong trường hợp các đại diện châu Á tiếp tục chơi tốt như hiện nay, sẽ có ít nhất 8 suất dành cho châu Á ở thời điểm đó. Điều này đồng nghĩa các đội đứng trong tốp 16 châu lục hiện nay có đến 50% cơ hội dự World Cup, trong đó có Việt Nam.
Thật vậy. Đội tuyển do HLV Park Hang-seo dẫn dắt hiện đã giành quyền dự Asian Cup 2019 dành cho 24 đội mạnh nhất châu lục và chúng ta cũng đang là á quân của U.23 châu Á. Theo kế hoạch, VFF sẽ sử dụng lứa cầu thủ U.19 đã từng dự World Cup trẻ năm ngoái, cùng với đội U.23 hiện nay để hình thành bộ khung đội tuyển có tuổi bình quân khoảng 27-28 để tranh chấp vé dự World Cup 2026. Song song đó, các lứa U.17, U.19 hiện nay sẽ được đầu tư cho các cơ hội của 10 năm sau khi cánh cửa đến World Cup đã được mở rộng cho những khu vực nhỏ như Đông Nam Á.
Liệu bóng đá Việt Nam có giành vé dự World Cup 2026 được không? Thiết nghĩ, đó không phải là điều quan trọng. Cái chính là cơ hội đang được mở rộng, cảm hứng đang được truyền đi mạnh mẽ từ thành công của U.23 hay màn trình diễn của bóng đá Á châu tại nước Nga. Quan trọng hơn cả, chưa bao giờ mà cơ hội dự World Cup lại gần đến mức có thể cảm nhận được như thời điểm hiện nay.
Tuy nhiên, chạm được vào cơ hội ấy hay không, lại tùy thuộc vào cách mà chúng ta làm việc. Nói chính xác hơn, không cần phải vẽ ra một bản kế hoạch đồ sộ trên giấy mà chỉ cần bắt tay ngay vào việc. Bởi để đạt được mục tiêu ấy, bóng đá Việt Nam cần đến 10 năm, thậm chí 15 năm nữa với điều kiện là làm việc cật lực và bằng mọi cách phải thu hút được các nguồn lực xã hội có tiềm lực kinh tế, có tinh thần cộng đồng trách nhiệm.
Dù giấc mơ rất gần nhưng chẳng có kỳ tích nào đến từ sự mơ mộng và các tính toán lý thuyết, kết quả chỉ có thể đến sau nỗ lực bền bỉ, không có giới hạn. Bởi nếu chúng ta không dự World Cup 2026, thì phải nghĩ ngay đến 2030, 2034…
Nếu không có gì thay đổi, tại World Cup 2026 sẽ có 48 đội tham gia. Trong trường hợp các đại diện châu Á tiếp tục chơi tốt như hiện nay, sẽ có ít nhất 8 suất dành cho châu Á ở thời điểm đó. Điều này đồng nghĩa các đội đứng trong tốp 16 châu lục hiện nay có đến 50% cơ hội dự World Cup, trong đó có Việt Nam.
Thật vậy. Đội tuyển do HLV Park Hang-seo dẫn dắt hiện đã giành quyền dự Asian Cup 2019 dành cho 24 đội mạnh nhất châu lục và chúng ta cũng đang là á quân của U.23 châu Á. Theo kế hoạch, VFF sẽ sử dụng lứa cầu thủ U.19 đã từng dự World Cup trẻ năm ngoái, cùng với đội U.23 hiện nay để hình thành bộ khung đội tuyển có tuổi bình quân khoảng 27-28 để tranh chấp vé dự World Cup 2026. Song song đó, các lứa U.17, U.19 hiện nay sẽ được đầu tư cho các cơ hội của 10 năm sau khi cánh cửa đến World Cup đã được mở rộng cho những khu vực nhỏ như Đông Nam Á.
Liệu bóng đá Việt Nam có giành vé dự World Cup 2026 được không? Thiết nghĩ, đó không phải là điều quan trọng. Cái chính là cơ hội đang được mở rộng, cảm hứng đang được truyền đi mạnh mẽ từ thành công của U.23 hay màn trình diễn của bóng đá Á châu tại nước Nga. Quan trọng hơn cả, chưa bao giờ mà cơ hội dự World Cup lại gần đến mức có thể cảm nhận được như thời điểm hiện nay.
Tuy nhiên, chạm được vào cơ hội ấy hay không, lại tùy thuộc vào cách mà chúng ta làm việc. Nói chính xác hơn, không cần phải vẽ ra một bản kế hoạch đồ sộ trên giấy mà chỉ cần bắt tay ngay vào việc. Bởi để đạt được mục tiêu ấy, bóng đá Việt Nam cần đến 10 năm, thậm chí 15 năm nữa với điều kiện là làm việc cật lực và bằng mọi cách phải thu hút được các nguồn lực xã hội có tiềm lực kinh tế, có tinh thần cộng đồng trách nhiệm.
Dù giấc mơ rất gần nhưng chẳng có kỳ tích nào đến từ sự mơ mộng và các tính toán lý thuyết, kết quả chỉ có thể đến sau nỗ lực bền bỉ, không có giới hạn. Bởi nếu chúng ta không dự World Cup 2026, thì phải nghĩ ngay đến 2030, 2034…