Giận mà thương

Đến bất cứ địa điểm thi đấu nào, giới truyền thông cũng được các tình nguyện viên nhiệt tình đón tiếp và phục vụ không hề phàn nàn nửa lời. Dẫu có lúc, tình nguyện viên cũng khiến cánh phóng viên “nổi điên”. Asian Games 2010 đang trôi về những ngày cuối, đội ngũ tình nguyện viên cũng chính là hình ảnh đẹp và rất đáng nhớ đối với bạn bè châu Á, bên cạnh những khoảnh khắc thăng hoa cùng chiến thắng của các VĐV trên sân đấu…
Giận mà thương

Đến bất cứ địa điểm thi đấu nào, giới truyền thông cũng được các tình nguyện viên nhiệt tình đón tiếp và phục vụ không hề phàn nàn nửa lời. Dẫu có lúc, tình nguyện viên cũng khiến cánh phóng viên “nổi điên”. Asian Games 2010 đang trôi về những ngày cuối, đội ngũ tình nguyện viên cũng chính là hình ảnh đẹp và rất đáng nhớ đối với bạn bè châu Á, bên cạnh những khoảnh khắc thăng hoa cùng chiến thắng của các VĐV trên sân đấu…

  • Điểm 10 cho lòng nhiệt tình

Đến bất cứ địa điểm thi đấu nào, giới truyền thông cũng được các tình nguyện viên nhiệt tình đón tiếp và phục vụ không hề phàn nàn nửa lời. Dẫu có lúc, tình nguyện viên cũng khiến cánh phóng viên “nổi điên”. Asian Games 2010 đang trôi về những ngày cuối, đội ngũ tình nguyện viên cũng chính là hình ảnh đẹp và rất đáng nhớ đối với bạn bè châu Á, bên cạnh những khoảnh khắc thăng hoa cùng chiến thắng của các VĐV trên sân đấu…

Trưa muộn, trời nắng nóng và khô, đang ăn dở hộp cơm vừa được bạn đưa cho, nhóm tình nguyện viên (TNV) trước lối vào khu kiểm tra an ninh của Nhà thi đấu taekwondo Guangdong đứng bật dậy khi nhìn thấy tôi và anh bạn đồng nghiệp bước vào. Tất cả cùng niềm nở chào đón và vận hành các thủ tục kiểm tra an ninh mau chóng. Tôi hơi áy náy vì bất chợt phá hỏng bữa trưa muộn của họ, nhưng vì công việc phải đến trước giờ thi đấu của các VĐV Việt Nam nên trong lòng tự bảo… quên luôn. Bữa trưa muộn của nhóm TNV ấy sau đó có tiếp diễn hay không thì tôi không biết, vì phía sau chúng tôi, đoàn phóng viên của Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc, rồi những chuyến xe buýt đưa cánh báo chí từ Trung tâm báo chí (MPC) đến tác nghiệp đang nối dài phía sau…

Có lẽ, đối với tất cả các phóng viên đã và đang tác nghiệp ở Asian Games 2010, ấn tượng đầu tiên cảm nhận được chính là lòng nhiệt tình hết mức của các TNV. Họ sẵn sàng chạy ngược chạy xuôi, lo vẹn toàn yêu cầu của những người tác nghiệp mà không hề hé răng phàn nàn nửa câu. Ở MPC, hơn 500 TNV làm việc không ngơi nghỉ, hết hướng dẫn chọn tuyến xe buýt, đến chỉ đường đi bằng xe điện ngầm hoặc taxi cho phóng viên, rồi ngược xuôi cung cấp tài liệu môn thi đấu, giúp nạp tiền điện thoại, đổi ngoại tệ…

Một tình nguyện viên hỗ trợ cho cánh báo chí tại Asian Games. Ảnh: V.H

Một tình nguyện viên hỗ trợ cho cánh báo chí tại Asian Games. Ảnh: V.H

Thậm chí, tại các trạm phục vụ xe buýt cho báo chí từ MPC hay từ MMC, thường xuyên xảy ra cảnh chỉ có 1 phóng viên yêu cầu được đưa đến địa điểm thi đấu xa từ 60-80 km, nhưng TNV tại đây vẫn sẵn sàng đồng hành. Nữ TNV Xie Quangxie ở khu Liên hợp thể thao Tianhe cho biết: “Chúng tôi làm việc từ sáng sớm cho đến khi lịch trình kết thúc lúc 24 giờ mới nghỉ. Rất nhiều lần, tôi chỉ đưa 1 phóng viên đi từ đây đến địa điểm thi đấu, rồi chờ đến tối muộn lại đưa anh ấy về. Mệt nhưng được góp sức cho thành công của Á vận hội, tôi cảm thấy mãn nguyện rồi”.

Vì được huấn luyện kỹ càng, nên cách phục vụ của các TNV luôn tạo cho người đối diện một cảm giác hài lòng. Ở bất kỳ vị trí túc trực nào, từ phía ngoài cổng vào, phòng báo chí hay bên trong nhà thi đấu, thì các TNV vẫn luôn là lực lượng hỗ trợ tốt và hữu ích nhất đối với cánh phóng viên tác nghiệp ở Quảng Châu. Nói thực, nếu không có họ, nhiều người chẳng biết lần tìm đường từ khách sạn đến các địa điểm thi đấu ra sao cho chính xác, một phần vì đường phố Quảng Châu quá dày đặc, phần nữa vì hầu hết các bác tài xế taxi không thèm… học ngoại ngữ!

  • Vừa giận lại vừa thương

Trên chuyến xe buýt từ MPC về trở lại Khu liên hợp Tianhe trước khi đón xe taxi về khách sạn, tôi không khỏi ngậm ngùi trước hai hốc mắt thâm quầng của cô bé TNV giao thông. Lúc ấy kim đồng hồ đã chỉ 23g30. Muốn chợp mắt một chút ngay tại ghế, cô bé cũng không dám, vì chỉ lo tôi yêu cầu chuyện gì đó bất thường. Suốt quãng đường dài hơn 80km, nữ TNV này luôn trong trạng thái nửa tỉnh, nửa mê, thi thoảng ngủ gật rồi giật mình chồm dậy khi xe nảy lên. Tôi hiểu cái cảm giác buồn ngủ nó khiến con người ta mệt mỏi cỡ nào, nhất là sau một ngày làm việc căng thẳng.

Một anh bạn đồng nghiệp Việt Nam kể câu chuyện ở lễ trao huy chương môn đua thuyền rồng. Cô bé tình nguyện viên bê khay HCV chờ trao cho đội đua thuyền rồng Indonesia bất ngờ ngã ra đất và xỉu khiến nhiều người được một phen hú vía. Cũng may, sau khi được đưa vào bóng mát và được trợ giúp từ đội ngũ y tế, nữ tình nguyện viên này đã hồi phục. Sau khi hoàn hồn, nữ TNV này cho biết cô dậy và ăn sáng từ lúc 6g30, đứng một chỗ chờ đến lúc trao huy chương thì mặt trời đã chính ngọ, vừa mất sức lại vừa đói nên… tụt huyết áp và xỉu!

Trên thực tế, ngoại ngữ của nhiều TNV không tốt, giao tiếp bằng tiếng Anh khá ngượng ngùng. Cũng dễ hiểu vì những người giỏi sinh ngữ hơn đã được tuyển chọn đưa vào phục vụ ở bên trong các địa điểm thi đấu, nơi đón tiếp quan chức thể thao châu Á và ở MPC, IBC… Cũng chính rào cản ngôn ngữ đôi lúc khiến cánh phóng viên dở khóc dở cười, vì đã muộn giờ vào tác nghiệp mà TNV vẫn loay hoay không biết hướng dẫn đi cửa nào cho đúng với nhiệm vụ. Nản nhất là một TNV ở khu vực kiểm tra an ninh vì tuân thủ nguyên tắc đến cứng nhắc nên thường xuyên khiến giới truyền thông bực bội. Cáu lên thì phóng viên cũng chỉ nhận được câu như… vẹt nói: “I’m sorry! That is the rule!” (Xin lỗi! Đấy là quy định!).

Lúc đó, vừa giận lại vừa thấy tội nghiệp cho các TNV.

THANH LÂM

Tin cùng chuyên mục