Giao lưu trực tuyến: Áp lực học đường - Nguyên nhân và giải pháp

Thời gian qua, liên tiếp xảy ra các vụ bạo lực học đường, học sinh bóp cổ cô giáo, giáo viên bắt học sinh quỳ, ép học sinh uống nước vắt từ giẻ lau bảng… Phải chăng tất cả bắt đầu từ áp lực học đường? Vậy nguyên nhân và giải pháp cho vấn đề này là gì?

Quang cảnh buổi giao lưu trực tuyến. Ảnh: ĐỨC CƯỜNG
Quang cảnh buổi giao lưu trực tuyến. Ảnh: ĐỨC CƯỜNG

Để bạn đọc tìm hiểu thêm về những vấn đề trên, Báo Sài Gòn Giải Phóng đã tổ chức buổi giao lưu trực tuyến từ lúc 9 giờ đến 11 giờ sáng nay, 19-4, trên Sài Gòn Giải Phóng Online.

Buổi giao lưu có sự tham gia của các chuyên gia về giáo dục:

- Ông Nguyễn Minh, Trưởng phòng Chính trị tư tưởng, Sở Giáo dục và Đào tạo TPHCM.

- TS Nguyễn Kim Dung, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Giáo dục, Đại học Sư phạm TPHCM.

- TS Huỳnh Công Minh, nguyên Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo TPHCM.

- Ông Huỳnh Thanh Phú, Hiệu trưởng Trường THPT Nguyễn Du (quận 10).

Giao lưu trực tuyến: Áp lực học đường - Nguyên nhân và giải pháp ảnh 1 Ông Phạm Trường - Phó Tổng Biên tập Báo SGGP tặng hoa các khách mời tham gia buổi giao lưu. Ảnh: ĐỨC CƯỜNG

Khách mời

Ông Nguyễn Minh, Trưởng phòng Chính trị tư tưởng, Sở Giáo dục và Đào tạo TPHCM

Ông Nguyễn Minh, Trưởng phòng Chính trị tư tưởng, Sở Giáo dục và Đào tạo TPHCM

TS Nguyễn Kim Dung - Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Giáo dục, Đại học Sư phạm TPHCM

TS Nguyễn Kim Dung - Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Giáo dục, Đại học Sư phạm TPHCM

TS Huỳnh Công Minh - nguyên Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo TPHCM

TS Huỳnh Công Minh - nguyên Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo TPHCM

Ông Huỳnh Thanh Phú - Hiệu trưởng Trường THPT Nguyễn Du (quận 10)

Ông Huỳnh Thanh Phú - Hiệu trưởng Trường THPT Nguyễn Du (quận 10)

Trần Đình Dư, Tân Phú, TPHCM
Tôi thấy hiện nay ở bậc đại học, các trường đại học ngoài việc giáo dục kiến thức, kỹ năng còn chú trọng giáo dục đạo đức, thái độ sống đối với người học, được quy định rõ ràng qua các bài kiểm tra, chuẩn đầu ra khi tốt nghiệp. Nhưng với bậc phổ thông, ngoài điểm số môn học đạo đức (ở tiểu học) và giáo dục công dân (ở THCS, THPT), xin hỏi ngành giáo dục đã có những hình thức nào để đánh giá được kết quả giáo dục đạo đức, kỹ năng sống cho học sinh?
Ông Nguyễn Minh, Trưởng phòng Chính trị tư tưởng, Sở Giáo dục và Đào tạo TPHCM
Ông Nguyễn Minh, Trưởng phòng Chính trị tư tưởng, Sở Giáo dục và Đào tạo TPHCM
Hiện nay, việc đánh giá rèn luyện đạo đức của học sinh thông qua việc đánh giá hạnh kiểm của học sinh theo từng học kỳ, được hướng dẫn rất cụ thể trong Thông tư 58/2011/TT-BGDĐT ngày 12-12-2011 về quy chế đánh giá xếp loại học sinh THCS và học sinh THPT.
Nguyễn Hoàng Ba, BÌnh Chánh, TPHCM
Xin hỏi Thầy Nguyễn Minh - Trưởng phòng Chính trị tư tưởng Sở Giáo dục - Đào tạo TPHCM. Ông có ý kiến hoặc đề xuất gì trước nhận định hành lang pháp lý trong xử phạt giáo viên hiện nay còn quá nhẹ, thiếu tính răn đe đối với người sai phạm (đơn cử trường hợp giáo viên ở huyện Nhà Bè đã nhận quyết định kỷ luật của Giám đốc Sở GD-ĐT, nay tái phạm với cùng lỗi vi phạm chuẩn mực đạo đức nghề giáo chỉ bị chuyển công tác qua làm công việc khác mà không bị hình thức xử lý cao hơn)? Liệu đây có phải là nguyên nhân khiến bạo lực học đường chưa được trị một cách triệt để?
Ông Nguyễn Minh, Trưởng phòng Chính trị tư tưởng, Sở Giáo dục và Đào tạo TPHCM
Ông Nguyễn Minh, Trưởng phòng Chính trị tư tưởng, Sở Giáo dục và Đào tạo TPHCM
Cảm ơn bạn!
Vấn đề mà bạn đặt ra đã được trả lời trong những câu hỏi trước. Bạn vui lòng xem lại những câu trả lời trước đó. Trân trọng!
Nguyễn Tuệ Phương, Quận 8, TPHCM
Mỗi khi có việc không hay xảy đến với học sinh, tôi thấy giáo viên chủ nhiệm là người đầu tiên phải chịu trách nhiệm. Bản thân tôi làm công tác chủ nhiệm hơn 10 năm rồi nhưng ngoài lương và một số phụ cấp (không đáng kể) của đơn vị, tôi chưa từng nhận được bất kỳ đãi ngộ, phụ cấp thêm cho công việc này. Sở GD-ĐT có tính đến việc kiến nghị Bộ GD-ĐT có quy định pháp lý rõ ràng về vấn đề này?
Ông Nguyễn Minh, Trưởng phòng Chính trị tư tưởng, Sở Giáo dục và Đào tạo TPHCM
Ông Nguyễn Minh, Trưởng phòng Chính trị tư tưởng, Sở Giáo dục và Đào tạo TPHCM
Trong công tác phân công hiện nay của nhà trường, mỗi thầy cô giáo ngoài việc được phân công giảng dạy chuyên môn còn được phân công làm công tác giáo viên chủ nhiệm.
Giáo viên chủ nhiệm có vai trò rất quan trọng trong việc là cấu nối giữa nhà trường với phụ huynh học sinh, là người gần gũi và hỗ trợ kịp thời nhất cho học sinh khi gặp khó khăn trong học tập cũng như các vấn đề có liên quan đến cuộc sống của các em.
Tôi rất chia sẻ với tâm tư của bạn, bởi với vai trò quan trọng như vậy nên giáo viên cũng khá nhiều áp lực trong quá trình thực hiện nhiệm vụ được giao. Tuy nhiên, khi xử  lý các sự việc có liên quan đến học sinh thì nhà trường đều phải nắm bắt thông tin từ giáo viên chủ nhiệm. Vì vậy nếu bạn đã thực hiện đầy đủ nhiệm vụ được giao thì Hội đồng kỷ luật nhà trường sẽ có phân tính và đánh giá cụ thể đúng người, đúng việc, đảm bảo tính công bằng.
Giao lưu trực tuyến: Áp lực học đường - Nguyên nhân và giải pháp ảnh 9 Giáo viên chủ nhiệm có vai trò rất quan trọng trong việc hỗ trợ kịp thời nhất cho học sinh khi gặp khó khăn trong học tập cũng như các vấn đề có liên quan đến cuộc sống của các em
Bùi Văn Kiên, CNV
Tôi nghĩ nên loại những thầy cô mất phẩm chất ra khỏi ngành giáo dục. Cụ thể là cô cho trẻ uống nước lau bảng ở Hải Phòng và cô đi dạy mà không nói (bạo lực tinh thần học sinh).
TS Huỳnh Công Minh - nguyên Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo TPHCM
TS Huỳnh Công Minh - nguyên Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo TPHCM
Cảm ơn bạn!
Tôi đồng ý với bạn, có những trường hợp nếu tiếp tục làm việc trong ngành thì không còn phù hợp nữa, vừa khổ cho bản thân người đó và đặc biệt là có hại đến hoạt động giáo dục của ngành.
Ông Nguyễn Minh, Trưởng phòng Chính trị tư tưởng, Sở Giáo dục và Đào tạo TPHCM
Ông Nguyễn Minh, Trưởng phòng Chính trị tư tưởng, Sở Giáo dục và Đào tạo TPHCM
Sự việc mà bạn đang quan tâm có liên quan đến cô Châu, giáo viên Trường THPT Long Thới và đã được Hội đồng kỷ luật nhà trường xử lý theo quy định.
Nguyễn Mỹ Vị, Quận 2, TPHCM
Vụ cô giáo bạo hành học sinh ở Trường Mầm non 30-4 (quận 1), nhiều ý kiến cho rằng trường có dấu hiệu ém thông tin vụ việc khi đoạn clip đã được giáo viên chuyền tay nhau từ cuối tháng 3 nhưng hết tuần lễ đầu tiên của tháng 4, Sở GD-ĐT mới vào cuộc yêu cầu đơn vị báo cáo kết quả xử lý. Trong trường hợp này, Sở có tính đến việc xem xét trách nhiệm người đứng đầu đơn vị, cụ thể là hiệu trưởng?
Ông Nguyễn Minh, Trưởng phòng Chính trị tư tưởng, Sở Giáo dục và Đào tạo TPHCM
Ông Nguyễn Minh, Trưởng phòng Chính trị tư tưởng, Sở Giáo dục và Đào tạo TPHCM
Hiện nay, sự việc bạn quan tâm đang được Phòng GD-ĐT Quận 1 (TPHCM) tham mưu lãnh đạo Quận xử lý theo đúng quy định. Trách nhiệm và quyền hạn xử lý thuộc UBND Quận 1, đồng thời có báo cáo cụ thể về UBND TP và Sở GD-ĐT TP.
Giao lưu trực tuyến: Áp lực học đường - Nguyên nhân và giải pháp ảnh 13 Giáo viên Trần B.N. dùng đồ chơi nhựa đánh nhiều lần vào người cháu bé tại Trường Mầm non 30-4. Ảnh cắt từ clip
Nguyễn Quỳnh Như, Quận Phú Nhuận, TPHCM
Nhiều người cho rằng một phần nguyên nhân của các hành vi bạo hành của giáo viên trong thời gian qua xuất phát từ áp lực thành tích thi đua giữa các tổ bộ môn trong cùng một trường, giữa các trường trong cùng quận, huyện. Ông có phân tích và nhận định gì về điều này? Phải chăng hiện nay ngoài trách nhiệm giảng dạy, giáo viên phải gánh quá nhiều áp lực thành tích thi đua?
Ông Nguyễn Minh, Trưởng phòng Chính trị tư tưởng, Sở Giáo dục và Đào tạo TPHCM
Ông Nguyễn Minh, Trưởng phòng Chính trị tư tưởng, Sở Giáo dục và Đào tạo TPHCM
Một số sự việc xảy ra trong quá trình giảng dạy đối với thầy cô giáo hiện nay theo tôi nghĩ xuất phát từ sự thiếu kỹ năng trong việc xử lý tình huống của thầy cô giáo và sự chưa thích ứng với sự phát triển của học sinh. Bên cạnh đó, nhiều sự việc cũng xuất phát một phần do chi phối từ cuộc sống hằng ngày của các giáo viên.
Trước sự phát triển hiện nay của học sinh, đòi hỏi thầy cô giáo phải từng bước thay đổi phương pháp giáo dục để xử lý các vấn đề thực tiễn xảy ra trong quá trình giảng dạy.
Lê Đức Cường, Tân Bình, TPHCM
Ông có nhận định gì trước ý kiến chính sự bùng nổ của cuộc cách mạng công nghệ, các mối quan hệ trong xã hội ngày càng thay đổi theo sự điều tiết của cơ chế thị trường khiến hoạt động trường học cũng gặp nhiều khó khăn hơn? Theo ý kiến của thầy Huỳnh Công Minh, trường học cần thay đổi gì để đáp ứng nhu cầu đặt ra từ thực tế?
TS Huỳnh Công Minh - nguyên Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo TPHCM
TS Huỳnh Công Minh - nguyên Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo TPHCM
Cảm ơn bạn đã quan tâm!
Cuộc cách mạng 4.0 hay cơ chế thị trường là những thực tế khách quan. Ngành giáo dục luôn chịu ảnh hưởng của xã hội sẽ gặp khó khăn trước những đổi mới nhưng sẽ khắc phục những khó khăn ấy nếu có sự chuẩn bị đúng hướng, kịp thời.
Sự chuẩn bị, theo tôi, trước hết là đội ngũ thầy cô giáo thông qua đào tạo sư phạm và tuyển dụng giáo viên với những điều kiện làm việc phù hợp.
Huỳnh Thanh Lâm, Tân Bình, TPHCM
Thưa TS Huỳnh Công Minh, tôi thấy rằng nhiều năm qua, ngành giáo dục liên tục cải cách thi cử, hướng đến ngành giáo dục giảm nhẹ áp lực thành tích, phát triển toàn diện năng lực, phẩm chất người học. Tuy nhiên, thực tế cho thấy chúng ta vẫn còn thiếu công cụ và cách thức thực hiện phù hợp. Là người làm công tác lãnh đạo lâu năm ông có hiến kế gì giúp ngành giáo dục thành phố thực hiện có hiệu quả mục tiêu nói trên?
TS Huỳnh Công Minh - nguyên Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo TPHCM
TS Huỳnh Công Minh - nguyên Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo TPHCM
Cảm ơn bạn đã quan tâm!
Thật ra những thành tựu của đổi mới giáo dục thường diễn ra trong một quá trình và không đồng loạt, nó tùy thuộc vào đặc điểm của từng vùng miền với cung cách quản lý của từng địa phương. Tôi đồng ý với bạn về những chia sẻ của bạn gửi đến buổi giao lưu trực tuyến này.
Hiện nay, chúng ta đang chuẩn bị cho công cuộc đổi mới theo chủ trương của Đảng và Nhà nước, đó là đổi mới căn bản toàn diện giáo dục theo định hướng hội nhập quốc tế. Ở đó, đòi hỏi nhà trường phải đào tạo nguồn nhân lực chất lượng thay cho khoa bản. Hy vọng, các lực lượng xã hội, đặc biệt là ngành giáo dục sẽ quán triệt sâu sắc mục tiêu đổi mới này để sớm giải quyết dứt điểm những hệ lụy vừa qua nhằm củng cố niềm tin của xã hội đối với nhà trường.
Lê Hoàng Lâm, Quận 2, TPHCM
Xin hỏi thầy Nguyễn Minh, Tôi được biết trong dự thảo chương trình giáo dục phổ thông mới, tôi thấy có các môn học trải nghiệm, giáo dục kỹ năng sống cho học sinh. Nếu chương trình được thông qua, xin được hỏi ngành giáo dục sẽ có những chuẩn bị gì về bổ sung chuyên môn, năng lực cho các thầy, cô giáo khi chính đội ngũ này đang được lo ngại về kỹ năng giao tiếp với học sinh?
Ông Nguyễn Minh, Trưởng phòng Chính trị tư tưởng, Sở Giáo dục và Đào tạo TPHCM
Ông Nguyễn Minh, Trưởng phòng Chính trị tư tưởng, Sở Giáo dục và Đào tạo TPHCM
Trong những năm qua, thành phố đã chủ động đẩy mạnh chương trình giáo dục trải nghiệm và giáo dục kỹ năng sống trong trường học. Việc triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới trên địa bàn thành phố trong thời gian sắp tới sẽ thuận lợi bởi vì thầy cô đã được tiếp cận với chương trình này.
Tuy nhiên, để thực hiện tốt chương trình giáo dục phổ thông mới, ngành sẽ có những lớp tập huấn chuyên môn cụ thể cho từng giáo viên phụ trách các công việc trên.
Giao lưu trực tuyến: Áp lực học đường - Nguyên nhân và giải pháp ảnh 18  Học sinh cần được tham gia những hoạt động trải nghiệm, vui chơi sau giờ học để giải tỏa căng thẳng. Ảnh: THU TÂM
Lê Thị Thắm, Thủ Đức, TPHCM
Qua hàng loạt vụ việc đáng buồn diễn ra trong thời gian qua, Bộ GD-ĐT đã có liên tiếp nhiều văn bản chấn chỉnh văn hóa ứng xử trong nhà trường. Xin hỏi thầy Nguyễn Minh - Việc triển khai các văn bản đó ở TPHCM hiện nay đến đâu, có gặp khó khăn gì trong tình hình thực tế ở TP (sĩ số học sinh/lớp quá đông, đội ngũ giáo viên có trình độ nhiều chênh lệch giữa các quận, huyện)?
Ông Nguyễn Minh, Trưởng phòng Chính trị tư tưởng, Sở Giáo dục và Đào tạo TPHCM
Ông Nguyễn Minh, Trưởng phòng Chính trị tư tưởng, Sở Giáo dục và Đào tạo TPHCM
Việc xây dựng văn hóa ứng xử trong nhà trường trong thời gian qua được ngành giáo dục thành phố quan tâm và cũng là nội dung mang nhiều trăn trở.
Trước sự phát triển của xã hội, môi trường giáo dục hiện nay không còn khép kín như trước đây, vì vậy đòi hỏi nhà trường, thầy cô giáo cũng từng bước thay đổi phương pháp để áp ứng sự phát triển đó. Bênh cạnh việc thực hiện các văn bản chỉ đạo của Bộ, ngành giáo dục TPHCM cũng xây dựng một số chương trình, hoạt động cụ thể mang tính chất đặc thù với sự phát triển của học sinh thành phố.
Để thực hiện tốt việc xây dựng văn hóa ứng xử trong trường học, trước hết phải nói đến sự chuyển biến trong nhận thức của đội ngũ cán bộ quản lý trong việc đề ra các giải pháp cụ thể tại đơn vị. Bên cạnh đó, đòi hỏi thầy cô giáo cũng có sự thay đổi trong giải pháp giáo dục và sự quan tâm của phụ huynh học sinh đến sự phát triển của con em mình.
Giao lưu trực tuyến: Áp lực học đường - Nguyên nhân và giải pháp ảnh 20 Các khách mời đang trả lời câu hỏi của độc giả. Ảnh: ĐỨC CƯỜNG
Phạm Viết Đào, 40, Đà Lạt
Tôi nghĩ tình trạng hiện nay ở nhà trường Việt Nam do nhiều nguyên nhân nhưng nguyên nhân quan trọng nhất xuất phát từ ngành giáo dục. Giáo dục Việt Nam vẫn loanh quanh mãi với đổi mới theo kiểu nửa vời, mục tiêu giáo dục không rõ ràng, quản lý giáo dục theo kiểu thành tích là trên hết dẫn đến giáo viên là nghề chịu nhiều áp lực trong khi lương không đủ sống... Các chuyên gia có nghĩ như thế không? Giải pháp đưa ra là gì?
TS Nguyễn Kim Dung - Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Giáo dục, Đại học Sư phạm TPHCM
TS Nguyễn Kim Dung - Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Giáo dục, Đại học Sư phạm TPHCM
Cảm ơn câu hỏi của bạn!
Ngành giáo dục rõ ràng đang đối diện với rất nhiều vấn đề. Tuy nhiên, việc kết luận ngành giáo dục là nguyên nhân thì theo tôi chúng ta nên cân nhắc.
Tôi đồng ý là ngành giáo dục đang chưa hoàn toàn giải quyết được các vấn đề về chương trình và nội dung, đang tạo ra nhiều áp lực cho giáo viên, dù theo quan điểm của ngành, áp lực đó chưa hoàn toàn mang tính tích cực. Điều này nằm ở vấn đề ''năng lực'' chứ không phải là ''nguyên nhân".
Tôi nghĩ để giải quyết vấn đề này, cần thay đổi quan điểm và cơ chế quản lý. Đây là điều mà ngành giáo dục đang làm hiện nay, bạn ạ. Chúng ta hãy hy vọng và cùng giúp ngành thực hiện trọng trách đó. Tạo ra một áp lực xã hội cũng là một cách hiệu quả?
TS Huỳnh Công Minh - nguyên Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo TPHCM
TS Huỳnh Công Minh - nguyên Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo TPHCM
Cảm ơn bạn đã quan tâm!
Tôi đồng ý với bạn là giáo dục chúng ta đã có nhiều đổi mới nhưng những bất cập vẫn còn. Công cuộc đổi mới lần này với chủ trương của Đảng và Nhà nước rất rõ ràng, mục tiêu cơ bản là đào tạo nguồn nhân lực chất lượng thay vì chạy theo khoa bản.
Với mục tiêu này nếu các lực lượng từ trong nhà trường đến ngoài xã hội đều quán triệt một các sâu sắc thì chúng ta sẽ giải quyết được một cách cơ bản những hệ lụy của ngành trong thời gian vừa qua. 
Vấn đề hiện nay là các lực lượng giáo dục từ trong nhà trường đến ngoài xã hội phải có những kế hoạch triển khai cụ thể, hiệu quả để nâng cao niềm tin của xã hội đối với nhà trường. 
Mai Thắng, giáo viên
Rất nhiều vụ bạo lực học sinh, nhưng chưa có vụ nào thi hành án đủ sức răn đe. Vậy xin hỏi cô Nguyễn Kim Dung vụ cô giáo cho học sinh uống nước dẻ lau bảng, có bị truy tố không? Xin cảm ơn cô.
TS Nguyễn Kim Dung - Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Giáo dục, Đại học Sư phạm TPHCM
TS Nguyễn Kim Dung - Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Giáo dục, Đại học Sư phạm TPHCM
Phải nói rằng câu hỏi của bạn dường như là để hỏi một luật sư hơn là một nhà nghiên cứu giáo dục. Rất cảm ơn câu hỏi của bạn!
Theo tôi, việc giáo viên ''bạo hành'' học sinh như vụ việc trên là có thể giải quyết được trong phạm vi của giáo dục. Còn việc truy tố, tôi biết đã có luật sự lên tiếng rồi.
Nguyễn Tấn Việt, Hóc Môn, TPHCM
Xin hỏi thầy Huỳnh Công Minh, theo cả nước có hơn một triệu thầy, cô giáo. Một vài trường hợp trong số đó không tuân thủ chuẩn mực về đạo đức và nghiệp vụ sư phạm nhưng lại ảnh hưởng xấu đến toàn ngành. Xin ông cho biết làm sao để trường học lấy lại niềm tin của người dân và truyền thống “tôn sư trọng đạo” được trả về với đúng bản chất tốt đẹp của nó?
TS Huỳnh Công Minh - nguyên Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo TPHCM
TS Huỳnh Công Minh - nguyên Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo TPHCM
Cảm ơn bạn đã quan tâm!
Thực tế vừa qua, từ khâu đào tạo sư phạm đến tuyển dụng giáo viên, chúng ta vẫn còn những trường hợp có phẩm chất và năng lực không phù hợp. Những trường hợp cá biệt làm ảnh hưởng đến môi trường sư phạm như bạn đề cập, theo tôi, tốt nhất là phải đưa họ ra khỏi ngành.
Nguyễn Khánh Hà, Bình Thạnh, TPHCM
Xin Thầy Nguyễn Minh cho tôi hỏi quy định về biên chế giám thị trong các trường phổ thông hiện nay? Vì tôi thấy có trường tổ chức rất tốt đội ngũ này, có trường chỉ làm cho có, thậm chí phân công giáo viên thể dục, giáo viên công nghệ kiêm nhiệm công việc này. Hiện Sở GD-ĐT quản lý và kiểm tra như thế nào đối với lực lượng này?
Ông Nguyễn Minh, Trưởng phòng Chính trị tư tưởng, Sở Giáo dục và Đào tạo TPHCM
Ông Nguyễn Minh, Trưởng phòng Chính trị tư tưởng, Sở Giáo dục và Đào tạo TPHCM
Cảm ơn bạn về câu hỏi bạn quan tâm!
Hiện nay, trong định biên các chức danh trong trường học chưa định biên chức danh giám thị. Tuy nhiên, trong thực tế, đây là lực lượng không thể thiếu ở nhà trường để giúp nhà trường trong công tác quản lý, giáo dục học sinh. Do đó, các trường trên địa bàn thành phố đã chủ động hợp đồng hoặc phân công giáo viên kiêm nhiệm công việc này.
Để đánh giá công tác của lực lượng này căn cứ vào chức năng chính công việc được phân công. Nếu số tiết kiêm nhiệm ít hơn so với số tiết chuyên môn được phân công thì cơ sở đánh giá chính là công tác chuyên môn.
Giao lưu trực tuyến: Áp lực học đường - Nguyên nhân và giải pháp ảnh 26 Ông Nguyễn Minh đang trả lời câu hỏi độc giả. Ảnh: ĐỨC CƯỜNG
Nguyễn Tấn Định, Nhà Bè, TPHCM
Nhìn qua các vụ việc, hầu hết bạo hành đều đến khi giáo viên mất kiểm soát, tức giận trước vi phạm lặp đi lặp lại của học sinh. Với kinh nghiệm nhiều năm quản lý, xin thầy Huỳnh Công Minh cho biết làm sao để giáo viên “trị” được đối tượng học sinh cá biệt để không xảy ra tình huống đáng tiếc như thời gian qua?
TS Huỳnh Công Minh - nguyên Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo TPHCM
TS Huỳnh Công Minh - nguyên Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo TPHCM
Cảm ơn bạn đã quan tâm!
Để người giáo viên bình tĩnh trước những bức xúc vì học sinh ngỗ nghịch, theo tôi, đã là giáo viên thì phải thấy học sinh là học sinh của mình. Ý muốn nói, những bất cập khó dạy của học sinh là bình thường bởi vì đó là học sinh, những đứa trẻ cần sự dạy dỗ của chúng ta. Còn chúng ta là thầy cô giáo, đứng trước những trở ngại khó khăn chúng ta phải tìm cách vượt qua bởi vì chúng ta là thầy, là cô. Những phản ứng gay gắt thiếu kiểm soát là sự bất lực của thầy cô giáo. Chúng ta chưa sử dụng hết những thế mạnh tuyệt đối của mình đó là chân lý, vị thế và cả một hệ thống sư phạm của nhà trường. 
Các bạn nào chưa bình tĩnh, tự tin trước học sinh thì hãy suy nghĩ những điều như tôi vừa mới đề cập. Tôi nghĩ, các bạn sẽ thành công! 
Nguyễn Văn Dũng, Quận 7, TPHCM
Xin hỏi đại diện Sở GD-ĐT TPHCM, giáo viên sai phạm ở mức độ nào sẽ bị điều chuyển khỏi ngành hoặc buộc phải chuyển công tác khác? Ai hoặc cơ quan nào chịu trách nhiệm giám sát việc thi hành kết quả kỷ luật? Trường hợp người bị kỷ luật có đơn khiếu nại về kết quả xử lý ở đơn vị, cơ quan nào có trách nhiệm điều tra, làm rõ vụ việc? Xin cảm ơn ông.
Ông Nguyễn Minh, Trưởng phòng Chính trị tư tưởng, Sở Giáo dục và Đào tạo TPHCM
Ông Nguyễn Minh, Trưởng phòng Chính trị tư tưởng, Sở Giáo dục và Đào tạo TPHCM
Cảm ơn bạn với câu hỏi nói về vấn đề bạn đang quan tâm!
Hiện nay, việc xử lý giáo viên vi phạm căn cứ trên tinh thần Nghị định 27/2012/NĐ-CP ngày 6/4/2012 quy định về xử lý kỷ luật viên chức và trách nhiệm bồi thường, hoàn trả viên chức.
Theo Nghị định này, có 3 hình thức xử lý kỷ luật giáo viên: Khiển trách, cảnh cáo, buộc thôi việc. Như vậy đối với trường hợp giáo viên bị xử lý kỷ luật buộc thôi việc khi vi phạm các nội dung sau: Không tuân thủ quy trình, quy định chuyên môn, đạo đức nghề nghiệp, quy tắc ứng xử trong khi thực hiện nghề nghiệp gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng. 
Nguyên tắc xử lý kỷ luật tại mục 4 điều 3: Thái độ tiếp thu, sửa chữa và chủ động khắc phục hậu quả của viên chức có vi phạm pháp luật là yếu tố xem xét tăng nặng hoặc giảm nhẹ.
Việc giám sát thi hành kỷ luật do Hội đồng kỷ luật và Hội đồng sư phạm nhà trường phụ trách. Trong quá trình xử lý kỷ luật (nếu có), những vấn đề khiếu nại về kết quả xử lý kỷ luật, có thể gửi thông tin phản ánh về Phòng Thanh tra Sở GD-ĐT.
Nguyễn Minh Trí, Thủ Đức, TPHCM
Xin hỏi TS Nguyễn Kim Dung, là người làm công tác nghiên cứu Giáo dục, Đại học Sư phạm nhiều năm, thường thì khi một sự việc "bạo hành" xảy ra, dư luận có khuynh hướng quan tâm nhiều đến tâm lý học sinh, phụ huynh nhưng bỏ qua tâm lý giáo viên. Nhưng tôi nghĩ, trong nhiều trường hợp, giáo viên cũng là nạn nhân khi vấn đề tâm lý, đời sống chưa được quan tâm đúng mức. Ý kiến của bà như thế nào về nhận định này?
TS Nguyễn Kim Dung - Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Giáo dục, Đại học Sư phạm TPHCM
TS Nguyễn Kim Dung - Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Giáo dục, Đại học Sư phạm TPHCM
Chào anh Trí!
Tôi đoán rằng anh cũng là giáo viên, phải không ạ? 
Tôi đồng ý với anh về việc dư luận chú ý đến ''nạn nhân'' của ''bạo hành'' nếu ''nguyên nhân'' xuất phát từ giáo viên. Còn nếu giáo viên là ''nạn nhân'' (bị bắt quỳ gối) thì chắc chắn dư luận sẽ chĩa mũi dùi về phía người khác, phải không?
Theo tôi, dù ai là "nạn nhân" hay là "nguyên nhân", thì với tư cách là giáo viên, chúng ta đều phải góp phần giải vấn đề, do giáo viên đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình giáo dục. Anh có đồng ý với tôi điều này không?
Chúc anh sức khỏe!
Minh Thảo, Quận 2, TPHCM
Theo tôi, bạo lực thể chất tuy gây nhiều tổn hại nhưng có thể dễ dàng nhìn thấy được. Mức độ xử lý và hình thức khắc phục có cơ sở pháp lý rõ ràng. Nhưng với bạo lực tinh thần (vốn nở rộ trong thời gian gần đây như ép học sinh uống nước vắt giẻ lau bảng, cự tuyệt giao tiếp với học sinh suốt 3, 4 tháng trời) thì rất khó để xác định mức độ sai phạm và tác hại, tổn thương gây ra đối với người học có thể kéo dài suốt cuộc đời các em. Xin hỏi TS Huỳnh Công Minh, phải chăng ngành giáo dục đang có lỗ hổng trong việc quản lý trường học, khiến bạo lực ngày càng trở nên tinh vi và có hậu quả nghiêm trọng hơn?
TS Huỳnh Công Minh - nguyên Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo TPHCM
TS Huỳnh Công Minh - nguyên Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo TPHCM
Cảm ơn bạn đã quan tâm!
Tình huống bạn nêu, ý muốn nói đến trường hợp một cô giáo ở Trường THPT Long Thới. Trong trường hợp này, theo tôi, khuyết điểm chính là ở người hiệu trưởng. 
Hiệu trưởng nhà trường đóng một vai trò quan trọng trong hệ thống giáo dục. Khoa quản lý giáo dục xưa nay đòi hỏi người hiệu trưởng phải đi sớm về trễ, phải lắng nghe thông qua hệ thống quản lý của mình. 
Quản lý là xử lý thông tin, nhận được thông tin là phải giải quyết, nếu không giải quyết được thì phải báo cáo xin ý kiến để xử lý kịp thời.
Trường hợp quản lý ở Trường THPT Long Thới là một cá biệt.
Như vậy, bạn đề cập đến lỗ hổng của quản lý là sự cá biệt, không phải là thực trạng nói chung.
Nguyễn Hùng Dũng, Quận 12, TPHCM
Có ý kiến cho rằng sau các vụ việc bức xúc thời gian qua, phản ứng của ngành, các cơ quan quản lý còn quá chậm trong việc xử lý sai phạm, tạo thêm bất bình trong dư luận xã hội. Xin hỏi TS Nguyễn Kim Dung, việc đó là do chúng ta đang thiếu quy trình xử lý chuyên nghiệp, thiếu người thực thi, thiếu quyết tâm và trách nhiệm hay thiếu yếu tố nào khác?
TS Nguyễn Kim Dung - Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Giáo dục, Đại học Sư phạm TPHCM
TS Nguyễn Kim Dung - Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Giáo dục, Đại học Sư phạm TPHCM
Cảm ơn câu hỏi của bạn!
Tôi rất thông cảm và hoàn toàn chia sẻ với sự bức xúc của xã hội. Tuy nhiên, trong giáo dục, để đưa ra một quyết định và quy trình xử lý ''tâm phục, khẩu phục'' có thể không hoàn toàn dễ dàng trong một môi trường khá nhạy cảm như hiện nay, đặc biệt khi nó có liên quan đến yếu tố con người như giáo viên.
Tôi cho rằng, ngành giáo dục đang rút ''kinh nghiệm'' và việc xây dựng kỹ năng giải quyết khủng hoảng trở nên quan trọng hơn. Hy vọng sẽ làm được.
Phạm Thanh Nhã, Tân Bình
Tôi thấy bảo vệ ở trường Hoàng Hoa Thám (Tân Bình) vẫn phì phèo thuốc lá trong khuôn viên nhà trường. Đây là hành vi xấu cần chấn chỉnh ngay vì nó tác động đến hành vi các em học sinh. Rất mong quý thầy cô, kịp thời chấn chỉnh những hành vi này.
Ông Nguyễn Minh, Trưởng phòng Chính trị tư tưởng, Sở Giáo dục và Đào tạo TPHCM
Ông Nguyễn Minh, Trưởng phòng Chính trị tư tưởng, Sở Giáo dục và Đào tạo TPHCM
Cảm ơn anh đã cung cấp thông tin rất cụ thể về nội dung trên. Tôi sẽ nắm bắt lại sự việc và đề nghị nhà trường chấn chỉnh.
Nguyễn Bảy, Củ Chi, TPHCM
Kính gửi TS Nguyễn Kim Dung, Theo bà, đâu là nguyên nhân khiến vấn đề đạo đức của giáo viên ngày càng báo động? Phải chăng do áp lực công việc, áp lực từ việc chạy theo thành tích thi đua khiến người thầy giáo phải gồng lên quá sức, dần đánh mất hình ảnh tốt đẹp của mình trong lòng học sinh?
TS Nguyễn Kim Dung - Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Giáo dục, Đại học Sư phạm TPHCM
TS Nguyễn Kim Dung - Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Giáo dục, Đại học Sư phạm TPHCM
Cảm ơn ý kiến của bạn!
Tôi nghĩ, áp lực công việc, áp lực từ việc chạy theo thành tích thi đua khiến người thầy giáo phải gồng lên quá sức như bạn nói đó cũng là một nguyên nhân. Do đó, sẽ có nhiều hành vi khác nhau. Có những giáo viên xây dựng hình ảnh của mình tốt đẹp hơn vì áp lực đó.
Tuy nhiên, làm việc trong một áp lực nặng nề thì việc có các hành vi không phù hợp là hoàn toàn có thể xảy ra đối với các giáo viên chưa có sự chuẩn bị tâm lý tốt. Hoặc có thể có các quan điểm chưa hoàn toàn tích cực. 
Nguyễn Ngọc Bình, Gò Vấp, TPHCM
Thời gian qua liên tục xảy ra nhiều vụ bạo hành ở trường học, giáo viên đánh học sinh, sử dụng ngôn ngữ miệt thị hoặc không nói gì suốt 3 tháng lên lớp khiến học sinh hoảng sợ. Đáng nói là sau tất cả vụ việc, phản ứng của Sở GD-ĐT TPHCM rất chậm, đẩy hết trách nhiệm xử lý về cho trường, cụ thể là hiệu trưởng. Với tư cách đại diện cơ quan quản lý, xin ông cho biết trách nhiệm của Sở đến đâu mỗi khi xảy ra bạo hành? Phải chăng đang có lỗ hổng trong công tác quản lý giáo viên tại các đơn vị (hiệu trưởng bao che sai phạm của giáo viên)?
Ông Nguyễn Minh, Trưởng phòng Chính trị tư tưởng, Sở Giáo dục và Đào tạo TPHCM
Ông Nguyễn Minh, Trưởng phòng Chính trị tư tưởng, Sở Giáo dục và Đào tạo TPHCM
Cảm ơn bạn đã đặt câu hỏi về nội dung bạn đang quan tâm!
Những sự việc mà bạn đang quan tâm xảy ra trong thời gian vừa qua là sự việc rất đáng tiếc và rất trăn trở đối với ngành giáo dục thành phố. Có lẽ bạn cũng đồng tình rằng trong thời gian vừa qua, ngành giáo dục thành phố đang từng bước đổi mới với mục tiêu đào tạo ra những công dân tương lai, đóng góp vào sự phát triển của thành phố và đáp ứng mong đợi của cha mẹ học sinh. Tuy nhiên, bên cạnh những thành quả đó cũng còn một số sự việc, một số hiện tượng xảy ra trong ngành giáo dục ít nhiều cũng tác động đến niềm tin của xã hội, của cha mẹ học sinh. 
Trong công tác phân cấp quản lý hiện nay, các bậc học mầm non, tiểu học, THCS do phòng GD-ĐT tham mưu UBNDQ/H trực tiếp quản lý. Tuy nhiên trong đó cũng có trách nhiệm của Sở GD-ĐT TP, trên tinh thần sở không khoái thác trách nhiệm khi xảy ra các sự việc có liên quan đến ngành.
Là cơ quan tham mưu cho UBND TPHCM chỉ đạo trực tiếp công tác giáo dục trên địa bàn thành phố, khi xảy ra các sự việc trên trước hết, chúng tôi tiếp cận, nắm bắt và tìm hiểu các nội dung đồng thời phối hợp với địa phương trong việc xử lý. Bên cạnh đó, rà soát toàn bộ những văn bản bản pháp lý hiện nay và chủ động tham mưu cho UBND TPHCM chỉ đạo cụ thể từng sự việc.
Trần Huy Thắng, Tân Phú, TPHCM
Bên cạnh tình trạng bạo lực về thể chất (giáo viên đánh học sinh, học sinh bóp cổ giáo viên), gần đây xã hội cũng báo động về vấn đề bạo lực tinh thần. Nhiều hình thức xử phạt “rất sáng tạo” đã được giáo viên nghĩ ra như ép học sinh uống nước vắt giẻ lau bảng, cự tuyệt giao tiếp với các em… Phải chăng đây là một trong những hình thức bạo lực mới trong điều kiện sống của xã hội nhiều thay đổi? Theo TS Nguyễn Kim Dung - với công việc nghiên cứu trong lĩnh vực này lâu năm thì theo bà mức độ "nguy hiểm" của bạo lực tinh thần là như thế nào so với bạo lực thể chất đối với học sinh? Xin bà cho biết có cách nào để hạn chế tình trạng bạo lực học đường này?
TS Nguyễn Kim Dung - Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Giáo dục, Đại học Sư phạm TPHCM
TS Nguyễn Kim Dung - Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Giáo dục, Đại học Sư phạm TPHCM
Bạo lực tinh thần hay thể chất đều nguy hiểm cả. Bạn có đồng ý với tôi là bạo lực thể chất tất yếu dẫn đến bạo lực tinh thần không ạ? 
Tôi nghĩ, có nhiều cách để hạn chế. Cách chúng ta đang làm cũng có thể đang góp phần cho việc hạn chế, nhưng chưa giải quyết hoàn toàn.
Rõ ràng, chưa bao giờ dư luận lên tiếng nhiều như thế. Truyền thông đang góp phần cho việc giải quyết, nhưng quan trọng hơn cả, tôi nghĩ, đây là lúc cả ngành giáo dục và xã hội, gia đình đang phải dũng cảm để đối diện với và giải quyết. Điều này cần một kế hoạch dài hơi mà tất cả chúng ta đang cùng nhau chờ đợi.
Về phía chúng tôi, chúng tôi đang có một nghiên cứu để có cơ sở đưa ra các giải pháp khoa học và đáng tin cậy.
Giao lưu trực tuyến: Áp lực học đường - Nguyên nhân và giải pháp ảnh 36 TS Nguyễn Kim Dung trả lời câu hỏi độc giả. Ảnh: ĐỨC CƯỜNG
Trang Nguyễn, 29 tuổi
Gởi thầy Huỳnh Thanh Phú - Hiệu trưởng trường THPT Nguyễn Du (quận 10). Tôi được biết, chương trình học môn giáo dục công dân ở trường phổ thông hiện nay còn nhiều thiếu sót và bất cập. Trong khi chờ những đổi mới căn cơ hơn từ chương trình giáo dục phổ thông mới của Bộ GD-ĐT, xin thầy cho biết làm sao để khắc phục tạm thời những lỗ hổng, thiếu sót đó? Làm sao để việc dạy "LỄ" trong trường học không bị đẩy xuống hàng thứ yếu so với việc học văn như thời gian qua?
Ông Huỳnh Thanh Phú - Hiệu trưởng Trường THPT Nguyễn Du (quận 10)
Ông Huỳnh Thanh Phú - Hiệu trưởng Trường THPT Nguyễn Du (quận 10)
Ở Trường THPT Nguyễn Du, thầy cô tổ Giáo dục công dân bổ sung những kiến thức thực tiễn cho các em thông qua việc tổ chức các phiên tòa giả định lưu động, các buổi sinh hoạt chuyên đề về luật giao thông, bình đẳng giới, đọc sách hạt giống tâm hồn...
Đặng Văn Sáng- Giáo viên Trường Trung cấp Bách Khoa TPHCM, Quận 12, TPHCM
Bạo lực học đường cần phải bị lên án và ngăn chặn. Trong thời gian vừa qua, đã xảy ra một số vụ việc ở các địa phương khác nhau, nhiều phụ huynh, độc giả cũng đã bày tỏ nhiều ý kiến trái chiều nhưng chủ yếu là lên án những hành động sai trái của thầy cô, học sinh. Tuy nhiên, đây không phải là hiện tượng phổ biến, chỉ là "con sâu làm rầu nồi canh", còn lại đại đa số giáo viên hện nay rất có tâm, có đức với nghề, sinh tử với nghề. Mong xã hội có cái nhìn khách quan, và "đại xá" cho những thầy cô, học sinh đã trót mắc phải những sai lầm đáng tiếc. Để nếu không còn được tiếp tục đứng lớp thì cũng là người có ích cho xã hội.
TS Nguyễn Kim Dung - Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Giáo dục, Đại học Sư phạm TPHCM
TS Nguyễn Kim Dung - Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Giáo dục, Đại học Sư phạm TPHCM
Ý kiến của bạn rất cần được lưu ý. Tôi cũng cho rằng cần có các nghiên cứu đáng tin cậy để có thể đánh giá một cách khách quan và khoa học về vấn đề này. Rõ ràng, sẽ rất không công bằng khi chúng ta cho rằng đây là hiện tượng phổ biến. Tuy nhiên, các nghiên cứu của chúng tôi cũng cho thấy đây không phải là ngoại lệ.
Tôi cũng đồng ý rằng có rất nhiều điều chúng ta cần làm để giải quyết những khủng hoảng lòng tin xã hội vào ngành giáo dục vừa qua, trong đó, vai trò của nhà trường, giáo viên là rất quan trọng.
Những người làm nghiên cứu như chúng tôi và xã hội cần lắng nghe tiếng nói của các bạn nhiều hơn. Mong mọi người hãy lên tiếng!
Đặng Minh Khang, 28 tuổi
Kỉnh gửi câu hỏi đến TS.Huỳnh Công Minh. Thầy đánh giá thế nào về chất lượng và hiệu quả giáo dục đạo đức cho học sinh ở trường học hiện nay? Theo thầy, đâu là điểm hạn chế lớn nhất của chương trình giáo dục đạo đức ở các trường phổ thông?
TS Huỳnh Công Minh - nguyên Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo TPHCM
TS Huỳnh Công Minh - nguyên Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo TPHCM
Cảm ơn bạn đã quan tâm!
Chúng ta đều biết rằng nhà trường đang còn nhiều vấn đề bất cập, nên Đảng và Nhà nước đã có chủ trương đổi mới căn bản toàn diện để hội nhập với quốc tế. Một trong những bất cập đó là phương pháp dạy học nặng từ chương, sáo rỗng, mà môn Đạo đức không thoát ra khỏi ảnh hưởng này.
Chúng ta mong muốn có một hệ thống giáo dục đạo đức đạt hiệu quả cao theo một chuẩn mực thống nhất từ mầm non đến phổ thông. Ở tuổi mầm non như tờ giấy trắng, nhà giáo dục sẽ góp phần kiến tạo những phẩm chất tốt đẹp thông qua sinh hoạt, trải nghiệm trong cả 3 môi trường gia đình, nhà trường và xã hội.
Cách giáo dục đạo đức hiện nay chưa có sự phối hợp chặt chẽ giữa 3 môi trường, giữa các cấp học mà chỉ tập trung học thuộc lòng cùng với một sự trải nghiệm thiếu thống nhất. Vì vậy, nhà trường dạy rất nhiều điều hay nhưng chỉ có những học sinh được giáo dục tốt từ trong gia đình mới thành những công dân tốt trong xã hội một cách chắc chắn mà thôi. Từ đó, chúng ta thấy hiệu quả giáo dục đạo đức trong nhà trường chưa tốt là vì vậy.
Giao lưu trực tuyến: Áp lực học đường - Nguyên nhân và giải pháp ảnh 40 TS Huỳnh Công Minh - nguyên Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo TPHCM. Ảnh: ĐỨC CƯỜNG
Nguyễn Lê Ngọc, 28 tuổi
Gởi thầy Huỳnh Thanh Phú. Xin thầy cho biết ở Trường THPT Nguyễn Du đã có những hoạt động gì để lan tỏa sự dũng cảm, tinh thần "dám nói, dám chịu trách nhiệm" của học sinh? Làm sao để học sinh cảm thấy không đơn độc, có thể dễ dàng chia sẻ những tâm tư, tình cảm của mình với các thầy, cô giáo để mối quan hệ thầy - trò trở nên gần gũi, bản thân các em cũng được định hướng phát triển nhân cách tốt đẹp hơn?
Ông Huỳnh Thanh Phú - Hiệu trưởng Trường THPT Nguyễn Du (quận 10)
Ông Huỳnh Thanh Phú - Hiệu trưởng Trường THPT Nguyễn Du (quận 10)
Cảm ơn bạn!
Ở Trường THPT Nguyễn Du luôn tổ chức đối thoại và sau buổi đối thoại đều khắc phục những chia sẻ của phụ huynh, giáo viên, nhân viên.
Tôi luôn đặt quyền lợi của giáo viên lên trên hết và yêu cầu giáo viên cũng phải đặt quyền lợi của học sinh, phụ huynh lên trên hết. Có như thế mới tạo một sự tổng hòa, tin yêu.
Hằng ngày, tôi luôn ở sân trường để tạo sự gặp gỡ với các em. Tôi tin chắc rằng học sinh ở Trường THPT Nguyễn Du rất mạnh mẽ, dũng cảm để chia sẻ với nhà trường trên tinh thần tự hào ngôi trường mình đang học.
Ngọc Trương, 42 tuổi
Gởi TS. Nguyễn Kim Dung. Tôi rất băn khoăn về chất lượng đào tạo giáo viên hiện tại. Phải chăng chương trình giáo dục ở các trường sư phạm mới chú ý đến đào tạo kiến thức, kỹ năng mà bỏ qua việc giáo dục đạo đức, thái độ nghề nghiệp cho sinh viên? Theo TS., các trường sư phạm cần làm gì để cải tiến chất lượng giảng dạy cho sinh viên?
TS Nguyễn Kim Dung - Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Giáo dục, Đại học Sư phạm TPHCM
TS Nguyễn Kim Dung - Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Giáo dục, Đại học Sư phạm TPHCM
Cảm ơn câu hỏi đầy quan tâm của bạn!
Thật ra, chương trình đào tạo của các trường sư phạm vẫn chú ý đến giáo dục đạo đức, thái độ nghề nghiệp cho sinh viên. Trong chương trình được ban hành năm 2016 của Trường Đại học Sư phạm TPHCM, chúng tôi xây dựng chuẩn đầu ra với đầy đủ các mục tiêu về kiến thức, kỹ năng và thái độ mà sinh viên tốt nghiệp cần phải có. 
Tuy nhiên, tôi đồng ý rằng có thể khi triển khai, chúng ta chưa hoàn toàn tập trung vào việc xây dựng và đánh giá thái độ, chuẩn mực đạo đức cho sinh viên. Tôi cho rằng việc đưa những giáo viên trong tương lai xuống các trường phổ thông nhiều hơn, quan sát và thực hành nhiều hơn để nâng cao nhận thức và thái độ là điều cần thiết.
Rõ ràng, phải yêu nghề, yêu học sinh thì mới có thể làm việc và phát triển nghề nghiệp được. Đây là điều mà các trường sư phạm cần quan tâm hơn. 
Bảo Lan, 35 tuổi
Gởi thầy Huỳnh Thanh Phú. Tôi thấy Trường THPT Nguyễn Du có rất nhiều hoạt động giúp học sinh thể hiện tiếng nói dân chủ của mình. Tuy nhiên, không phải học sinh nào cũng mạnh dạn nói lên những bức xúc, suy nghĩ của mình về các thầy, cô giáo. Vậy xin thầy cho biết làm sao để giáo viên và ban giám hiệu theo sát từng diễn biến tâm tư, tình cảm của các em, đặc biệt những học sinh có hoàn cảnh đặc biệt, khó khăn về tâm lý?
Ông Huỳnh Thanh Phú - Hiệu trưởng Trường THPT Nguyễn Du (quận 10)
Ông Huỳnh Thanh Phú - Hiệu trưởng Trường THPT Nguyễn Du (quận 10)
Ở Trường THPT Nguyễn Du có 11 học sinh có hoàn cảnh khó khăn đều được chế độ miễn giảm học phí và nhận học bổng. 
Có 4 học sinh tâm lý không ổn định, chúng tôi đều phân công các thầy cô chủ nhiệm, giáo viên bộ môn, giám thị giám sát từng buổi học để động viên tinh thần. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng thường xuyên liên hệ với gia đình để phối hợp giáo dục các em.
Bản thân tôi thường xuyên tiếp xúc và thăm hỏi các em (có khi tặng quà, thậm chí dẫn uống nước...). Hiện nay, số em này rất an tâm học tập.
Huỳnh Minh Phong, Tân Phú, TPHCM
Từng làm công tác lãnh đạo trong ngành giáo dục, xin hỏi TS Huỳnh Công Minh là các yếu tố áp lực công việc, thu nhập, đời sống có phải là nguyên nhân khiến giáo viên ngày càng đánh mất hình ảnh của mình trước học sinh? Là người có nhiều năm kinh nghiệm thì theo ông trong khi chờ các quy định, chính sách căn cơ hơn từ cơ quan quản lý, trường học cần làm gì để quan tâm, động viên tinh thần của các thầy, cô giáo?
TS Huỳnh Công Minh - nguyên Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo TPHCM
TS Huỳnh Công Minh - nguyên Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo TPHCM
Cảm ơn bạn đã quan tâm!
Tôi đồng ý với bạn về các yếu tố ảnh hưởng đến uy tín của nhà giáo như đời sống, thu nhập, áp lực công việc... Nhưng theo tôi, quan trọng nhất là bản thân người thầy giáo tự làm mất vai trò vị trí của mình. Đời sống có khó khăn, công việc có nặng nề nhưng việc tự đánh mất hình ảnh của người thầy trước học sinh là một số rất ít tồn tại trong đội ngũ sư phạm.
Trong khi chờ đợi những chế độ chính sách khả quan hơn, trước mắt, theo tôi công tác quản lý nhà trường là rất quan trọng. Căn cứ vào thực tế của nhà trường cùng với những chức năng được quy định, người quản lý tổ chức nhà trường như thế nào để đảm bảo được điều kiện làm việc tốt nhất cho thầy cô giáo. Ví dụ như về kế hoạch thời gian, sỉ số học sinh trong lớp, điều kiện làm việc, cơ chế hoạt động khoa học dân chủ và môi trường văn hóa học đường.
Nguyễn Văn Minh, Nhà Bè, TPHCM
Trong vụ việc học sinh tố cáo cô giáo lên lớp 3 tháng trời không nói gì với học sinh, chúng tôi chỉ thấy ngành giáo dục tập trung xử lý cô giáo. Xin hỏi ông có đánh giá gì về hành động dũng cảm nói lên bức xúc cá nhân của học sinh Phạm Song Toàn? Vì sao đến nay ngoài quyết định cho em chuyển trường (sau khi có chỉ đạo trực tiếp từ UBND TP), chưa có bất kỳ hình thức tuyên dương, khen thưởng nào dành cho em? Phải chăng chúng ta chỉ lo khắc phục cái xấu mà quên đi việc tôn vinh, nhân rộng những cá nhân tốt trong giáo dục?
Ông Nguyễn Minh, Trưởng phòng Chính trị tư tưởng, Sở Giáo dục và Đào tạo TPHCM
Ông Nguyễn Minh, Trưởng phòng Chính trị tư tưởng, Sở Giáo dục và Đào tạo TPHCM
Chương trình đối thoại do Sở giáo dục và Đào tạo TPHCM tổ chức ngày 23-3 vừa qua với sự định hướng của chủ tọa đàm và không khí cởi mở nên đã có 20 học sinh tham gia phát biểu. Trong đó có phát biểu của em Song Toàn.
Là người tham gia trong chương trình đối thoại, tôi rất chia sẻ với những cảm xúc của em Song Toàn khi phát biểu trong hội trường khi đề cấp đến sự mong đợi của em đối với cô giáo Minh Châu sẽ giảng bài với lớp như trước đây. Đây là sự mong đợi rất chính đáng của em và đã được lãnh đạo ngành giáo dục đã chỉ đạo các phòng ban có liên quan làm việc với Trường THPT Long Thới để nắm bắt tình hình và giải quyết kịp thời nguyện vọng chính đáng của em.
Giao lưu trực tuyến: Áp lực học đường - Nguyên nhân và giải pháp ảnh 46 Nữ sinh Phạm Song Toàn bật khóc tại buổi gặp gỡ lãnh đạo Sở GD-ĐT TPHCM
Phát biểu của em Song Toàn cũng như của tất cả các em trong chương trình đều thể hiện sự trưởng thành của các em trong nhận thức. Các em không chỉ đề nghị ngành giáo dục thành phố giải quyết những vấn đề các em đang quan tâm mà còn chủ động đề ra các giải pháp để tăng cường hơn nữa công tác giáo dục toàn diện học sinh hiện nay.
Tất cả các phát biểu của các em trong chương trình ngày 23-3-2018 đều được lãnh đạo ngành ghi nhận và tuyên dương trong chương trình.
Thu Trà, 36 tuổi
Gởi TS.Nguuyễn Kim Dung. Thực tế thời gian qua cho thấy vấn đề đào tạo sinh viên ở các trường sư phạm đang có nhiều lỗ hổng. Tôi thấy chương trình đào tạo của các em bây giờ rất thiếu học phần thực tập, tạo điều kiện cho sinh viên được cọ xát, va chạm thực tế. Ở góc độ một chuyên gia theo sát lĩnh vực này nhiều năm, cô có suy nghĩ thế nào về vấn đề này? Làm sao để việc đào tạo sinh viên sư phạm đi vào thực tế và đạt hiệu quả cao hơn?
TS Nguyễn Kim Dung - Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Giáo dục, Đại học Sư phạm TPHCM
TS Nguyễn Kim Dung - Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Giáo dục, Đại học Sư phạm TPHCM
Cảm ơn sự quan tâm của bạn!
Tôi đồng ý rằng thực trạng đào tạo giáo viên còn nhiều điều cần phải cải tiến hơn. Nhưng trong chương trình đào tạo luôn có phần kiến tập, thực tập tại các trường phổ thông bạn ạ. 
Tuy nhiên, tôi cho là sinh viên sư phạm cần được xuống thực tế phổ thông nhiều hơn hiện nay. Sinh viên phải thật sự ''tắm'' mình trong thực tế ở đó, cùng quan sát và giải quyết vấn đề, thực hành và trải nghiệm nhiều hơn nữa.
Ngoài ra, tôi vẫn luôn nghĩ rằng cần phải nâng chuẩn giáo viên hơn. Ở các nước, bạn cần bằng cử nhân trước, sau đó là 1 hoặc 2 năm học cao học để có thể trở thành một giáo viên. Bạn cần được trải nghiệm thực tế ở trường phổ thông ít nhất 1 năm trước khi bạn tốt nghiệp. Đây là một yêu cầu mà tôi nghĩ là các trường chúng ta chưa làm được.
Tôi mong rằng các trường sư phạm sẽ nghiên cứu và đưa ra các chương trình đào tạo hợp lý, đáp ứng nhu cầu hơn. Hiện giờ, đã có nhiều dấu hiệu cho thấy yêu cầu đó đang dần được xem trọng.
Tôi mong xã hội quan tâm hơn đến vấn đề giáo dục. Áp lực thay đổi đang ngày càng cao, và rõ ràng, áp lực từ xã hội sẽ giúp cho các trường thay đổi theo hướng tích cực.
Giao lưu trực tuyến: Áp lực học đường - Nguyên nhân và giải pháp ảnh 48  TS Nguyễn Kim Dung cho rằng sinh viên sư phạm cần được xuống thực tế phổ thông nhiều hơn hiện nay
Nguyễn Thanh Vân, Nhà Bè, TPHCM
Nhiều ý kiến cho rằng chương trình giáo dục hiện nay đang đặt nặng yêu cầu truyền đạt kiến thức mà bỏ qua việc giáo dục đạo đức, kỹ năng sống cho học sinh. Với tư cách là hiệu trưởng ông nghĩ vấn đề này như thế nào? Và làm sao kịp thời bổ sung cho học sinh những gì các em đang thiếu trong khi chờ những thay đổi căn cơ hơn từ phía Bộ GD-ĐT, cụ thể là chương trình giáo dục phổ thông mới?
Ông Huỳnh Thanh Phú - Hiệu trưởng Trường THPT Nguyễn Du (quận 10)
Ông Huỳnh Thanh Phú - Hiệu trưởng Trường THPT Nguyễn Du (quận 10)
Cảm ơn bạn vì câu hỏi rất thú vị!
Theo tôi chúng ta nên dùng khái niệm đạo đức thay cho hạnh kiểm.
Đúng là thời gian vừa qua chúng ta chú trọng dạy chữ hơn là dạy người.
Tôi kiến nghị với Bộ GD-ĐT chú trọng nội dung chương trình sách giáo khoa mới làm sao tăng cường kiến thức đời sống, đạo làm người. Có như thế người học mới phát triển về vẻ đẹp tâm hồn nhiều hơn.
Đồng thời, nội dụng giảng dạy ở các trường đại học sư phạm cũng phải thay đồi theo hướng chú trọng phát triển năng lực và đạo đức của học sinh.
Lê Ngọc Minh, 32 tuổi
Gởi TS.Huỳnh Công Minh. Tôi là một giáo viên đang dạy lớp 10. Lớp tôi dạy có nhiều học sinh cá biệt. Đáng nói, khi có bức xúc, học sinh thường không phản ảnh trực tiếp với giáo viên chủ nhiệm mà thường chọn cách chuyền tai nhau khiến mâu thuẫn không được giải quyết, sự việc lại bị đẩy đi sai hướng. Xin thầy chia sẻ kinh nghiệm cá nhân của mình trong việc uốn nắn học sinh cá biệt. Tôi cảm ơn.
TS Huỳnh Công Minh - nguyên Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo TPHCM
TS Huỳnh Công Minh - nguyên Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo TPHCM
Cảm ơn bạn đã quan tâm!
Trong tình huống bạn nêu, vấn đề chính là quan hệ giữa bạn và học sinh chưa tốt, học sinh chưa dám thổ lộ với bạn những điều băn khoăn. 
Trong quan hệ thầy trò, là giáo viên chúng ta nên gần gũi, chia sẻ để thu hút học sinh đến với mình. Chúng ta cần có thái độ công bằng, dân chủ và trọng thị để học sinh tin tưởng trao đổi những vấn đề mà các em quan tâm.
Một vấn đề nữa, chúng ta phải biết cách nhận thông tin. Chúng ta tổng hợp nhiều hình thức lắng nghe, nghe cá nhân, nghe qua tập thể và cả những kinh nghiệm suy luận theo quy luật tâm lý để hiểu học sinh của mình hơn. 
Hiểu học sinh không phải để quy chụp mà là để giúp đỡ tạo điều kiện cho các em hiểu thêm cuộc sống và hiểu thêm bản thân mình để tiến bộ. Với suy nghĩ như vậy bạn sẽ thành công trong công tác giảng dạy của mình.
Giao lưu trực tuyến: Áp lực học đường - Nguyên nhân và giải pháp ảnh 51 Cần phát huy vai trò của giáo viên trong quan hệ thầy trò
Lê Tường Hân, Quận 12, TPHCM
Với tư cách là Hiệu trưởng, ông có ý kiến hoặc đề xuất gì trước nhận định hành lang pháp lý trong xử phạt giáo viên hiện nay còn quá nhẹ, thiếu tính răn đe đối với người sai phạm (đơn cử trường hợp giáo viên ở huyện Nhà Bè đã nhận quyết định kỷ luật của Giám đốc Sở GD-ĐT, nay tái phạm với cùng lỗi vi phạm chuẩn mực đạo đức nghề giáo chỉ bị chuyển công tác qua làm công việc khác mà không bị hình thức xử lý cao hơn)? Liệu đây có phải là nguyên nhân khiến bạo lực học đường chưa được trị một cách triệt để?
Ông Huỳnh Thanh Phú - Hiệu trưởng Trường THPT Nguyễn Du (quận 10)
Ông Huỳnh Thanh Phú - Hiệu trưởng Trường THPT Nguyễn Du (quận 10)
Thực tế những quy định xử phạt đối với nhà giáo chưa cụ thể.
Nhưng những trường hợp vi phạm đạo đức gây bức xúc xã hội chúng ta phải tiến hành xử lý một cách dứt khoát và nhanh chóng.
Trần Văn Hải, quận 8, TPHCM
Với tư cách là cơ quan nghiên cứu về giáo dục, xin bà cho biết đơn vị mình đã có những đề tài nghiên cứu gì xung quanh vấn đề bạo lực thể chất và tinh thần đối với học sinh, trong đó có đưa ra được các giải pháp, kiến nghị để giúp “trong sạch hơn” môi trường giáo dục?
TS Nguyễn Kim Dung - Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Giáo dục, Đại học Sư phạm TPHCM
TS Nguyễn Kim Dung - Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Giáo dục, Đại học Sư phạm TPHCM
Chúng tôi có một số nghiên cứu về bạo lực học đường. Hiện nay chúng tôi đang xây dựng một đề tài cấp bộ về vấn đề này. Có thể tìm thấy thông tin về các nghiên cứu của Viện Nghiên cứu Giáo dục (độc giả có thể truy cập vào địa chỉ ier.edu.vn để tìm hiểu). 
Các giải pháp luôn được đưa ra trên cơ sở nghiên cứu thực trạng. Có nhiều dạng bạo lực học đường và chúng tôi cho rằng mỗi dạng đều có các nguyên nhân chủ quan cũng như khách quan mà các giải pháp hướng đến.
Cuối năm nay, chúng tôi sẽ công bố kết quả nghiên cứu của Viện Nghiên cứu Giáo dục. Nếu anh Hải quan tâm, xin liên hệ qua email kimnguyen@ier.edu.vn.
Cảm ơn câu hỏi của anh Hải!
Nguyễn Khôi Minh, 32 tuổi
Gởi thầy Huỳnh Thanh Phú. Tôi có con trai đang học lớp 11 một trường THPT có tiếng trên địa bàn TP. Tôi hiểu rất rõ những khó khăn, vất vả của các thầy, cô giáo khi đứng lớp bởi học sinh đang trong giai đoạn muốn chứng tỏ, dễ có phản ứng tiêu cực nếu không đạt điều mong muốn. Tôi mong được thầy chia sẻ kinh nghiệm dạy dỗ những học sinh cá biệt, làm sao để các em phát triển nhân cách theo hướng đúng đắn nhưng vẫn tôn trọng quyền cá nhân của học sinh?
Ông Huỳnh Thanh Phú - Hiệu trưởng Trường THPT Nguyễn Du (quận 10)
Ông Huỳnh Thanh Phú - Hiệu trưởng Trường THPT Nguyễn Du (quận 10)
Theo tôi không nên sử dụng cụm từ học sinh cá biệt dành cho các em. Có một thực tế là hiện nay, giáo viên, phụ huynh còn nhìn nhận các em dưới góc độ khắt khe. Chúng ta phải biết học sinh của thời đại 4.0 bây giờ các em rất năng động, hiểu nhiều, biết nhiều nên có những phản ứng qua lời nói và cử chỉ. Nếu chúng ta "chấp" những hành vi đó thì sẽ cho rằng đó là những học sinh cá biệt.
Theo tôi, đối với những em năng động rất dễ dạy vì các em rất thích những lời yêu thương chia sẻ và đồng cảm. Như vậy, tôi cho rằng phụ huynh và giáo viên phải xuống một thang trong giao tiếp với các em.
Nguyễn Thu Sang, Thủ Đức, TPHCM
Bộ GD-ĐT đã ban hành rất nhiều văn bản chỉ đạo chấn chỉnh quy tắc ứng xử trong trường học. Xin bà cho biết trường học cần phải làm gì để các quy tắc ứng xử đó sớm đi vào cuộc sống, không lặp lại những việc đáng buồn như thời gian qua?
TS Nguyễn Kim Dung - Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Giáo dục, Đại học Sư phạm TPHCM
TS Nguyễn Kim Dung - Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Giáo dục, Đại học Sư phạm TPHCM
Để các văn bản chỉ đạo có thể được triển khai, chúng ta cần rất nhiều thứ, nhiều điều kiện để thực thi. Tôi cho rằng, hiện giờ các trường đang phải đối phó với quá nhiều vấn đề, trong đó có việc thực thi các văn bản.
Trong thời gian qua, quan sát cho thấy trong một số cơ sở giáo dục, chúng ta chưa tạo ra một môi trường giáo dục thật sự cho học sinh. Yếu tố tinh thần trong các cơ sở này là rất quan trọng. Tôi đưa ra một ví dụ: Trong một trường học, người ta đưa ra quy định giáo viên trong trường gặp phụ huynh, đồng nghiệp phải cười, chào. Tuy nhiên, phần lớn giáo viên không làm được với lý do "có gì vui đâu mà phải chào".
Nói chung, khi chúng ta chưa tạo ra một môi trường mà mọi người thấy được tầm quan trọng của các phép ứng xử thông thường thì khó có thể có được các hành vi mong muốn. Để có được môi trường đó, phải có những con người phù hợp, cơ sở vật chất phù hợp và một chương trình giáo dục phù hợp.
Nguyễn Hải Đăng, Quận 9, TPHCM
Kính thưa thầy Huỳnh Thanh Phú - với vai trò là một người hiệu trưởng, xin ông cho biết những biện pháp đơn vị đã áp dụng để hạn chế bạo lực học đường trong trường học? Làm sao để tăng tính đối thoại dân chủ trong nhà trường? Xin cảm ơn ông
Ông Huỳnh Thanh Phú - Hiệu trưởng Trường THPT Nguyễn Du (quận 10)
Ông Huỳnh Thanh Phú - Hiệu trưởng Trường THPT Nguyễn Du (quận 10)
Cảm ơn câu hỏi của bạn!
Tôi chia sẻ với bạn những biện pháp mà chúng tôi đã áp dụng để hạn chế bạo lực học đường trong trường học như sau:
Thứ nhất, hiệu trưởng phải tăng cường công tác kiểm tra giám sát.
Thứ hai, nhà trường tạo môi trường lành mạnh thân thiện:
+ Thể hiện sự nhận thức, tổ chức các buổi học tập chuyên đề
+ Tổ chức đối thoại học đường với học sinh, phụ huynh, giáo viên, nhân viên... một cách công khai, dân chủ và toàn diện. Đối thoại để phát huy sự phản biện, hiệu trưởng phải sâu sắc tiếp nhận và khắc phục những khuyết điểm để nhà trường ngày càng tốt hơn.
+ Tổ chức các hoạt động mang tính giáo dục cao để cuốn hút học sinh, tạo sân chơi lành mạnh đẩy lùi các tệ nạn xã hội.
+ Tổ chức công tác nêu gương điển hình để tạo sự lan tỏa các tốt cái đẹp trong nhà trường.
Nguyễn Thu Tâm, Quận 1, TPHCM
Nhiều năm trở lại đây, hoạt động tư vấn tâm lý ở trường học đã được quan tâm và đầu tư đẩy mạnh. Tuy nhiên, hiệu quả hoạt động của các phòng tư vấn cho thấy chưa thật sự có sự tin tưởng của học sinh. Như trường con tôi đang học ở quận 1, hộp thư “Điều em muốn nói” nằm ở vị trí không thuận tiện, phòng tư vấn tâm lý tuy vẫn sáng đèn nhưng có rất ít học sinh đến chia sẻ. Vậy theo ông, làm sao để hoạt động tư vấn thật sự hiệu quả chứ không phải kiểu phong trào, mở lên cho có hiện nay?
Ông Nguyễn Minh, Trưởng phòng Chính trị tư tưởng, Sở Giáo dục và Đào tạo TPHCM
Ông Nguyễn Minh, Trưởng phòng Chính trị tư tưởng, Sở Giáo dục và Đào tạo TPHCM
Hoạt động tư vấn tâm lý trong được học trong thời gian qua được thành phố rất quan tâm, từ năm 2000 một số trường học trên địa bàn phố đã chủ động hợp đồng với các chuyên gia về tư vấn trong trường học. Năm 2005, thành phố đã có chủ trương định biên giáo viên tư vấn trong trường học để đáp ứng cu cầu tư vấn cho các em.
Hiện nay, hầu hết các trường phổ thông trên địa bàn thành phố đều bố trí giáo viên phụ trách tư vấn tâm lý, bố trí phòng tư vấn tâm lý. Năm 2017, Bộ GD-ĐT đã ban hành Thông tư 16/2017/TT-BGDDT, trong đó có định biên giáo viên tư vấn tâm lý. Thông tư 31/2017/TT-BGDDT cũng đã có hướng dẫn công tác tư vấn tâm lý trường học.
Với sự phát triển của xã hội hiện nay và sự phát triển của học sinh, đòi hỏi công tác tư vấn trường học cũng có sự thay đổi. Giáo viên tư vấn cần chủ động tiếp cận và đưa ra các hình thức tư vấn cho phù hợp, không thụ động chờ các em đến tư vấn mà chủ động tiếp cận các em dưới các hình thức tư vấn dưới cờ, tư vấn trong giờ sinh hoạt chủ nhiệm, trong các hoạt động ngoài giờ chính khóa của nhà trường. Thông qua đó để đưa hình ảnh của thầy cô giáo viên tư vấn đến gần gũi các em hơn, tạo niềm tin cho các em.
Ngoài ra, giáo viên tư vấn còn chủ động tham mưu cho hiệu trưởng nhà trường, tham mưu các hình thức để nắm bắt tâm lý của học sinh để đưa ra các giải pháp giáo dục kịp thời.
Giao lưu trực tuyến: Áp lực học đường - Nguyên nhân và giải pháp ảnh 58 Tư vấn cho học sinh tại phòng tham vấn tâm lý học đường Trường THCS Quang Trung (quận 4, TPHCM) 
Lê Thị Bích Hiền, Quận 4, TPHCM
Với nhiều năm kinh nghiệm trong công tác giảng dạy và quản lý, xin ông cho biết trước hàng loạt vụ bạo lực thể chất và bạo lực tinh thần xảy ra đối với học sinh trong thời gian qua, theo ông đâu là nguyên nhân khiến tình trạng này ngày càng trở nên phổ biến với mức độ ảnh hưởng nghiêm trọng hơn?
Ông Huỳnh Thanh Phú - Hiệu trưởng Trường THPT Nguyễn Du (quận 10)
Ông Huỳnh Thanh Phú - Hiệu trưởng Trường THPT Nguyễn Du (quận 10)
Thực tế một số vụ xảy ra trong ngành giáo dục đã làm đau lòng mọi tầng lớp trong xã hội. Tuy nhiên, đây là một số ít trong ngành sư phạm nhưng lại là ngành đào tạo con người nên đã động tâm lý rất lớn.
Theo tôi, những thầy cô này chưa có đủ tình yêu với trẻ, đạo đức bản thân chưa tốt, năng lực chuyên môn chưa cao và thiếu khả năng tự học tự rèn.
Lê Thị Nga, Quận 5, TPHCM
Sau hàng loạt vụ việc giáo viên vi phạm chuẩn mực đạo đức và nghiệp vụ sư phạm, xin bà cho biết phải chăng chương trình và hình thức đào tạo sinh viên trong các trường sư phạm hiện nay đã không còn phù hợp? Theo bà vấn đề giáo dục đạo đức, tinh thần cho giáo viên có cần được quan tâm nhiều hơn giáo dục về kiến thức?
TS Nguyễn Kim Dung - Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Giáo dục, Đại học Sư phạm TPHCM
TS Nguyễn Kim Dung - Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Giáo dục, Đại học Sư phạm TPHCM
Các chương trình đào tạo giáo viên hiện nay thật ra luôn đáp ứng 3 mục tiêu: kiến thức, kỹ năng và thái độ. Vấn đề là khi thực hiện chúng ta tập trung nhiều vào kiến thức hơn.
Ngoài ra, tôi cho rằng việc gắn kết giữa các trường đào tạo giáo viên với cơ sở giáo dục còn chưa thật thực chất. Chưa có một cơ chế hợp lý cho việc kết hợp khi giáo viên quá bận rộn với việc dạy để thi, còn sinh viên thực tập thì chỉ lưu lại trong một thời gian quá ngắn, chưa thể thâm nhập được với cuộc sống thực tế của nhà trường. Việc thực tập là không thực mà việc thi cử là việc thực.
Kinh nghiệm làm việc với các nhà tuyển dụng cho thấy thái độ làm việc quan trọng hơn kiến thức rất nhiều, dù năng lực chuyên môn cũng quan trọng không kém. Theo tôi, các trường sư phạm cần xem trọng tất cả các mục tiêu. Một nghiên cứu của tôi cho rằng, đối với học sinh có vấn đề thì thái độ là cực kỳ quan trọng. Lúc đó, giáo viên giỏi chuyên môn mà không quan tâm thì không giúp được gì cho các em.
Nguyễn Trung Việt, Tân Bình, TPHCM
Xin hỏi thầy Huỳnh Thanh Phú, ở trường THPT Nguyễn Du đã có phòng tư vấn tâm lý chưa ah? Theo thầy thì ở các trường có nên có phòng này hay không? Và làm thế nào để phòng này hoạt động tốt, kịp thời giải tỏa tâm tư, tình cảm cho cả học sinh lẫn giáo viên, thưa Thầy?
Ông Huỳnh Thanh Phú - Hiệu trưởng Trường THPT Nguyễn Du (quận 10)
Ông Huỳnh Thanh Phú - Hiệu trưởng Trường THPT Nguyễn Du (quận 10)
Ở Trường THPT Nguyễn Du đã có phòng tư vấn tâm lý. Tuy nhiên, học sinh ít vào do cô tư vấn có tuổi đời trẻ. Bản thân tôi phụ trách tư vấn nên các em thường tìm gặp thầy hiệu trưởng tư vấn là chính.
Ở nhà trường nếu có phòng tư vấn tâm lý thì sẽ có thể tốt hơn nếu đội ngũ tư vấn tâm lý đủ về chất và lượng.
Giao lưu trực tuyến: Áp lực học đường - Nguyên nhân và giải pháp ảnh 62 Ông Huỳnh Thanh Phú - Hiệu trưởng Trường THPT Nguyễn Du (quận 10) trả lời câu hỏi độc giả. Ảnh: ĐỨC CƯỜNG
Lê Đình Tú, Quận 6, TPHCM
Được biết mỗi năm Sở chỉ tổ chức đối thoại với học sinh một lần duy nhất trong năm. Năm nay, nếu sự việc cô giáo không nói gì suốt 3 tháng lên lớp ở Nhà Bè không được học sinh dũng cảm nói ra thì không biết sự việc còn kéo dài bao lâu nữa. Xin được hỏi Sở GD-ĐT có tính đến việc tăng thêm số lần tổ chức đối thoại, mở rộng thêm hình thức (như gởi thư tay, viết mail) để học sinh có thêm nhiều kênh phản ảnh bức xúc của các em?
Ông Nguyễn Minh, Trưởng phòng Chính trị tư tưởng, Sở Giáo dục và Đào tạo TPHCM
Ông Nguyễn Minh, Trưởng phòng Chính trị tư tưởng, Sở Giáo dục và Đào tạo TPHCM
Chương trình đối thoại giữa lãnh đạo ngành giáo dục với học sinh tiêu biểu thành phố là hoạt động truyền thống được ngành tổ chức trong nhiều năm qua. Chương trình được tổ chức với mục đích lắng nghe những tâm tư, nguyện vọng của học sinh về những vấn đề các em đang quan tâm. Chương trình được tổ chức 1 năm 1 lần cấp thành phố. Tuy nhiên bên cạnh đó, Sở cũng chỉ đạo các trường mỗi năm nhà trường tổ chức đối thoại với học sinh ít nhất 2 lần/năm học.
Như vậy, ở góc độ nhà trường, việc đối thoại với các em học sinh là việc làm rất cần thiết, là kênh thông tin quan trọng để cán bộ quản lý nhà trường nắm bắt được những vấn đề học sinh tại đơn vị quan tâm và nắm bắt được hoạt động giảng dạy của đội ngũ giáo viên và các bộ phận có liên quan trong nhà trường.
Ngoài việc tổ chức đối thoại, nhà trường còn tăng cường việc tiếp nhận thông tin của các em thông qua các tổ chức đoàn thể, giáo viên tư vấn tâm lý và đội ngũ thầy cô giáo để có những giải pháp cụ thể giải quyết những vấn đề có liên quan đến các em.
Riêng đối với ngành giáo dục thành phố, ngoài việc gặp gỡ giữa lạnh đạo ngành với học sinh thành phố thì các phòng ban chuyên môn, đặc biệt là phòng chính trị tư tưởng có nhiệm vụ nắm bắt thông tin tâm tư nguyện vọng của học sinh thông qua đội ngũ thầy cô trợ lý thanh niên, thông qua những thông tin phản ánh trực tiếp của học sinh về ngành.
Tuy nhiên, với nhu cầu hiện nay của học sinh, ngành cũng sẽ tính đến việc tăng cường các hình thức để nắm bắt tâm tư nguyện vọng của học sinh, để giải quyết kịp thời tâm tư nguyện vọng của các em.
Giao lưu trực tuyến: Áp lực học đường - Nguyên nhân và giải pháp ảnh 64 Ông Nguyễn Minh đang trả lời câu hỏi độc giả. Ảnh: ĐỨC CƯỜNG

 

Võ Thị Lưu, Quận 4, TPHCM
Qua các vụ việc được báo chí đưa ra ánh sáng thời gian qua, tôi lo ngại vẫn còn đâu đó nhiều việc bức xúc, những tâm tư, tình cảm của học sinh chưa có cơ hội được giải bày trong mối quan hệ thầy – trò. Theo bà, phải chăng cơ chế phản biện đang thiếu được quan tâm trong ngành giáo dục? Trong đó, trường học chỉ quen truyền thụ tri thức một chiều, chưa có thói quen lắng nghe góp ý của người học. Quy tắc dân chủ, nghiêm minh cũng chưa được thực hiện tốt. Theo bà, đâu là giải pháp khắc phục tình trạng này?
TS Nguyễn Kim Dung - Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Giáo dục, Đại học Sư phạm TPHCM
TS Nguyễn Kim Dung - Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Giáo dục, Đại học Sư phạm TPHCM
Tôi đồng ý với ý kiến của bạn!
Tôi cho rằng sự phản biện (critical thinking) là một trong những kỹ năng quan trọng của con người trong thời đại hiện nay. Chúng ta muốn có những công dân của thế kỷ 21, cho nên việc đề cao các đức tính như ngoan, hiền, dễ bảo của học sinh đã trở nên lạc hậu. 
Yêu cầu của ngành giáo dục hiện nay là khả năng lắng nghe từ nhiều phía, giải quyết vấn đề cá nhân và vấn đề chung ngày càng quan trọng.
Nhà trường nên có những buổi để lắng nghe học sinh hơn. Những buổi sinh hoạt chủ nhiệm cần thực chất hơn. Nên để học sinh nói nhiều hơn giáo viên; nên có thêm các kênh thông tin, và đặc biệt là không chỉ nên nghe mà còn giải quyết.
Tôi cho rằng có rất nhiều cách để khắc phục và xây dựng văn hóa này trong nhà trường.
Giao lưu trực tuyến: Áp lực học đường - Nguyên nhân và giải pháp ảnh 66 TS Nguyễn Kim Dung trả lời câu hỏi độc giả. Ảnh: ĐỨC CƯỜNG
Nguyễn Thu Hằng, Củ Chi, TPHCM
Có ý kiến cho rằng khi các vụ bạo hành được phát hiện, phản ứng của cơ quan quản lý quá chậm, thiếu tính nghiêm khắc, răn đe. Ý kiến của ông thế nào về nhận định này?
TS Huỳnh Công Minh - nguyên Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo TPHCM
TS Huỳnh Công Minh - nguyên Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo TPHCM
Cảm ơn bạn đã quan tâm!
Tôi đồng ý với bạn là giải quyết những vấn đề bạo lực trong nhà trường phải rất nhanh chóng và kịp thời, vì đây là vấn đề rất nhạy cảm ảnh hưởng rất nhanh chóng trong hệ thống giáo dục nói chung.
Nguyễn Thu Hương, Quận 7, TPHCM
Xin chào TS Huỳnh Công Minh, được biết giờ ông đã nghỉ hưu nhưng nếu có một góp ý cho chương trình giáo dục phổ thông mới, ông sẽ đề xuất ý kiến gì, đặc biệt đối với vấn đề giáo dục đạo đức, kỹ năng sống cho học sinh? Xin cảm ơn ông!
TS Huỳnh Công Minh - nguyên Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo TPHCM
TS Huỳnh Công Minh - nguyên Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo TPHCM
Cảm ơn bạn đã quan tâm!
Vấn đề xây dựng chương trình giáo dục mới như bạn đã biết dưới sự chỉ đạo của Đảng và Nhà nước, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã huy động lực lượng để xây dựng chương trình giáo dục phổ thông mới một cách tích cực và trách nhiệm. Nhiều nhà khoa học và nhà giáo kinh nghiệm đã có những ý kiến đóng góp trong thời gian vừa qua. Theo tôi, vấn đề quan trọng lúc này là sự chuẩn bị để triển khai chương trình giáo dục mới ấy.
Sự chuẩn bị trước hết đó là đội ngũ thầy cô giáo. Chúng ta phải quán triệt thật sâu sắc quan điểm giáo dục mới đào tạo nguồn nhân lực chất lượng thay vì khoa bản. Đây là mục tiêu cơ bản mà mỗi thầy cô giáo phải biết vận dụng vào từng tiết dạy, từng lời nói, từng hoạt động trong môi trường sư phạm nhà trường. Làm sao chúng ta có thể thoát ra khỏi thói quen khoa bản đối phó với thi cử mà quên đi thiên chức dạy người.
Nếu mỗi thầy cô giáo đều làm được công việc như vậy tức là chúng ta đã làm tốt công tác giáo dục đạo đức và rèn kỹ năng sống cho học sinh qua từng giờ dạy, từng cấp học trong nhà trường.
Về mặt quản lý, nhà quản lý giáo dục hãy quan tâm nhiều hơn và hiệu quả hơn về vấn đề chế độ chính sách cho thầy cô giáo, đảm bảo đời sống và điều kiện làm việc.
Giao lưu trực tuyến: Áp lực học đường - Nguyên nhân và giải pháp ảnh 69 TS Huỳnh Công Minh đang trả lời thắc mắc của bạn đọc. Ảnh: ĐỨC CƯỜNG
Trần Hoài Nam, Nhà Bè, TPHCM
Có ý kiến cho rằng một trong những nguyên nhân khiến vấn đề ứng xử trong trường học ngày càng báo động là do chi phối của nền kinh tế thị trường, mối quan hệ thầy – trò đã thay đổi. Trong đó, trường học hoạt động theo cơ chế dịch vụ, tinh thần tôn sư trọng đạo ngày càng bị xem nhẹ. Ý kiến của bà như thế nào về nhận định này?
TS Nguyễn Kim Dung - Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Giáo dục, Đại học Sư phạm TPHCM
TS Nguyễn Kim Dung - Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Giáo dục, Đại học Sư phạm TPHCM
Thật ra trong một xã hội mà văn hóa tôn sư trọng đạo luôn được xem trọng như Việt Nam thì sự xuất hiện của nền kinh tế thị trường sẽ tất nhiên tạo ra nhiều mâu thuẫn. Chúng ta luôn đòi hỏi giáo viên phải chuẩn mực, phải là tấm gương... trong khi giáo viên của chúng ta hiện đang là những người có nhiều vấn đề nhất khi chế độ đãi ngộ, chế độ lương dành cho họ chưa đủ để họ có thể cống hiến hết sức lực của mình.
Ngoài ra, vấn đề tuyển sinh đúng đối tượng, chất lượng đào tạo giáo viên cũng là việc mà chúng ta chưa giải quyết được. Tôi đồng ý với ý kiến mà bạn đã nêu. Và tôi cho rằng quan hệ giáo viên - học sinh ngày nay cần được xem là hướng dẫn, hỗ trợ thay vì chỉ dạy và dỗ. Điều này có thể sẽ đỡ tạo áp lực cho giáo viên hơn và tăng tính chủ động của người học hơn.
Giao lưu trực tuyến: Áp lực học đường - Nguyên nhân và giải pháp ảnh 71 Thắt chặt tình cảm thầy - trò là một trong những giải pháp giảm thiểu bạo lực học đường. Ảnh: THU TÂM
Trần Gia Huy, Quận 12, TPHCM
Qua vụ việc em Phạm Song Toàn, học sinh Trường THPT Long Thới (huyện Nhà Bè) phản ảnh giáo viên môn Toán lên lớp “suốt 3 tháng không nói gì với học sinh”, dư luận vẫn chưa hết bất bình khi kết quả xử lý cô Trần Thị Minh Châu chỉ là tạm ngưng đứng lớp, được phân công một công việc khác trong trường, tức vẫn tiếp xúc với học sinh. Phải chăng các quy định về xử phạt giáo viên hiện nay quá nhẹ (trước đó cô Châu từng nhận quyết định kỷ luật của Giám đốc Sở GD-ĐT TP vào đầu năm 2012) nên thiếu tính răn đe? Xin hỏi có quy định nào của ngành về quản lý và xử phạt giáo viên tái phạm?
Ông Nguyễn Minh, Trưởng phòng Chính trị tư tưởng, Sở Giáo dục và Đào tạo TPHCM
Ông Nguyễn Minh, Trưởng phòng Chính trị tư tưởng, Sở Giáo dục và Đào tạo TPHCM
Cảm ơn bạn đã đặt câu hỏi trên!
Hiện nay việc xử lý giáo viên vi phạm căn cứ theo  Nghị định 27/2012/NĐ-CP về xử lý kỷ luật viên chức và trách nhiệm bồi thường, hoàn trả của viên chức. Theo Nghị định này, đối với viên chức không giữ chức vụ quản lý, người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập quản lý viên chức tiến hành xử lý kỷ luật và quyết định hình thức kỷ luật.
Như vậy, đối với trường hợp cô Châu, Hội đồng kỷ luật Trường THPT Long Thới họp và đưa ra hình thức xử lý kỷ luật phù hợp với Nghị định 27/2012/NĐ-CP. Căn cứ Nghị định này, tại điều 9 các hình thức kỷ luật đối với viên chức có 3 hình thức kỷ luật sau: Khiển trách, cảnh cáo và buộc thôi việc. Theo Nghị định, viên chức bị kỷ luật cảnh cáo do không tuân thủ quy trình, quy định chuyên môn, đạo đức nghề nghiệp, quy tắc ứng xử trong khi thực hiện nghề nghiệp, gây hậu quả thật nghiêm trọng. 
Giao lưu trực tuyến: Áp lực học đường - Nguyên nhân và giải pháp ảnh 73 Cô giáo Trần Thị Minh Châu (trái), giáo viên dạy môn Toán bị học sinh phản ảnh "suốt 3 tháng lên lớp không nói gì với học sinh"
Đối với cô Châu, Hội đồng kỷ luật nhà trường đã họp và đưa ra hình thức xử lý kỷ luật cảnh cáo. Trước khi được phản ánh, cô Châu được phân công giảng dạy 4 lớp. Ngoài lớp 11A1, cô Châu không giảng bài trong thời gian 3 tháng, các lớp còn lại cô Châu giảng bài bình thường. Hội đồng kỷ luật nhà trường căn cứ vào việc cô Châu đã nhận thức được hành vi của mình là không đúng và có thái độ khắc phục, cô Châu có tham gia phụ đạo cho học sinh yếu của lớp 11A1 vào buổi chiều theo hình thức tự nguyện, không thu tiền. 
Hiện nay, ngành giáo dục đào tạo thành phố xử lý giáo viên vi phạm đều căn cứ vào Nghị định 27/2012/NĐ-CP về xử lý kỷ luật viên chức và trách nhiệm bồi thường, hoàn trả của viên chức. 
Lưu Uyên Phương, quận 1, TPHCM
Trong những vụ bạo hành học đường gần đây tôi nhận thấy rằng: Vấn đề phối hợp giữa gia đình – nhà trường đang có dấu hiệu ngày càng lỏng lẻo. Dường như đó là nguyên nhân khiến các vụ bạo hành học đường ngày càng tăng? Vậy thưa bà đâu là nguyên nhân và làm sao khắc phục tình trạng đó, thưa TS.?
TS Nguyễn Kim Dung - Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Giáo dục, Đại học Sư phạm TPHCM
TS Nguyễn Kim Dung - Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Giáo dục, Đại học Sư phạm TPHCM
Bạn có cái nhìn khá đúng về sự cần thiết của mối quan hệ giữa gia đình và nhà trường. Tuy nhiên, tôi thì cho rằng mối quan hệ đó khá chặt, chỉ có điều chưa đi vào thực chất.
Cụ thể, tôi cho rằng những sự việc vừa qua xuất phát từ cả nhiều phía, cụ thể là từ cả gia đình và nhà trường. Rõ ràng, cả hai phía đều hoàn toàn bỏ đi những dấu hiệu khủng hoảng của con em và học sinh của mình. 
Để khắc phục, tôi nghĩ cần một sự thay đổi lớn từ nhiều phía. Nhà trường chú ý đến việc tạo ra một môi trường không có quá nhiều áp lực về học tập, nhồi nhét kiến thức, để học sinh được thấy khi các em bị bế tắc, luôn có một ai đó để các em trao đổi. Gia đình cũng vậy.
Nhưng quan trọng hơn cả, tôi nghĩ rằng, chúng ta cần xem lại chương trình giáo dục của mình. Điều này cần có sự tham gia của gia đình. Hiện giờ, tất cả những điều đó đều được thực hiện từ phía các chuyên gia hơn là có sự đóng góp của các bên có liên quan.
Nguyễn Mai Trâm, Quận 10, TPHCM
Tôi được biết tại buổi đối thoại giữa ban giám hiệu và phụ huynh vừa qua ở Trường THPT Nguyễn Du, có một phụ huynh đã đứng lên đọc bảng liệt kê rất dài những bức xúc của học sinh gởi đến các thầy, cô giáo từ cơ sở vật chất (nhà vệ sinh thiếu đèn chiếu sáng) đến phương pháp dạy của giáo viên Văn (dạy cả tháng trời không hết một bài học), công tác quản lý của giám thị… Xin hỏi nhà trường đã có những biện pháp gì để giải tỏa những bức xúc đó, giúp mối quan hệ thầy – trò trở nên tốt đẹp hơn?
Ông Huỳnh Thanh Phú - Hiệu trưởng Trường THPT Nguyễn Du (quận 10)
Ông Huỳnh Thanh Phú - Hiệu trưởng Trường THPT Nguyễn Du (quận 10)
Tôi cho kiểm tra ngay các vấn đề đèn chiếu sáng, nhà vệ sinh... Tất cả đã được khắc phục ngay sau buổi đối thoại.
Đối với giáo viên dạy môn Văn, ngay hôm sau chúng tôi đã làm việc và kiểm tra việc phản ánh của phụ huynh. Tuy nhiên, mức độ của sự việc không nhiều như phản ánh, nhưng giáo viên bộ môn Văn cũng phải rút kinh nghiệm.
Chúng tôi cũng thường xuyên theo dõi đã có phản hồi với phụ huynh. Hiện tại tình cảm giữa cô trò đã có tiến triển tốt hơn.
Nguyễn Quang Khoa, Quận 3, TPHCM
Theo TS Huỳnh Công Minh, đâu là liều thuốc khẩn cấp và đặc trị bệnh áp lực học đường? Để trị căn bệnh đó, cần sự phối hợp như thế nào giữa giáo dục gia đình và nhà trường?
TS Huỳnh Công Minh - nguyên Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo TPHCM
TS Huỳnh Công Minh - nguyên Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo TPHCM
Cảm ơn bạn đã quan tâm!
Khái niệm về bạo lực học đường hiện nay có nhiều ý kiến khác nhau, nhưng phải nói rằng đó là một vấn đề cần phải được khắc phục trong tình hình mới khi mà tâm lý của học sinh và của cả xã hội có những thay đổi rất đặc biệt so với trước đây.
Bạo lực học đường theo nghĩa thông thường xuất phát từ những yếu tố rất cơ bản đó là gia đình, xã hội và học đường. Như vậy, liều thuốc chữa bệnh ấy phải là một sự tổng hợp của các môi trường liên quan.
Về mặt học đường, phải giải quyết từ quan hệ thân thiện và tấm lòng nhân hậu của thầy cô giáo, của một hệ thống quản lý của nhà trường cùng với những điều kiện hoạt động phù hợp với đặc điểm tâm lý của học sinh mà khoa học sư phạm đã được khẳng định.
Giao lưu trực tuyến: Áp lực học đường - Nguyên nhân và giải pháp ảnh 77 Thắt chặt tình cảm thầy - trò là một trong những giải pháp giảm thiểu bạo lực học đường. Ảnh: THU TÂM
Vấn đề thành tích thi cử cũng là một nguyên nhân ảnh hưởng không nhỏ đối với áp lực của học sinh và thầy cô trong nhà trường. Là thầy cô giáo, những nhà giáo dục có tâm huyết và bản lĩnh hãy tích cực và chủ động để định hướng tốt cho học sinh và phụ huynh trong quá trình giáo dục, giảng dạy của mình.
Nguyễn Hoàng Thanh, Thủ Đức, TPHCM
Thưa ông, xin ông cho biết trong trường hợp khi một học sinh phản ảnh hành vi không đúng chuẩn mực của giáo viên, bản thân ông với tư cách là hiệu trưởng ông sẽ xử lý thế nào?
Ông Huỳnh Thanh Phú - Hiệu trưởng Trường THPT Nguyễn Du (quận 10)
Ông Huỳnh Thanh Phú - Hiệu trưởng Trường THPT Nguyễn Du (quận 10)
Cảm ơn câu hỏi của bạn!
Trong trường hợp có một học sinh phản ảnh hành vi không đúng chuẩn mực của giáo viên, với tư cách là hiệu trưởng, tôi sẽ có các bước xử lý như sau:
Thứ nhất: Tôi sẽ tiếp xúc với học với học sinh phản ánh để nắm bắt nội dung phản ánh.
Thứ hai: Tiếp xúc một số em cán bộ lớp để xác minh sự việc.
Thứ ba: Làm việc với giáo viên bị phản ánh.
Thứ tư: Khi đã biết rõ nguồn gốc nguyên nhân thì sẽ áp dụng các biện pháp hợp lý, hợp tình để giải quyết sao cho đảm bảo được quyền lợi của học sinh và không xử oan đối với giáo viên. Nhưng phải tiến hành nhanh chóng, không để chậm trễ.
Giao lưu trực tuyến: Áp lực học đường - Nguyên nhân và giải pháp ảnh 79 Hiệu trưởng Trường THPT Nguyễn Du Huỳnh Thanh Phú chia sẻ tại buổi giao lưu. Ảnh: ĐỨC CƯỜNG
Nguyễn Hoàng Ánh, Thủ Đức, TPHCM
Theo dõi các vụ bạo hành học đường gần đây, tôi thấy trách nhiệm của hiệu trưởng qua các vụ việc giáo viên sai phạm khá mờ nhạt. Trong đó, vấn đề xử lý thế nào đối với trách nhiệm của hiệu trưởng (thiếu sâu sát hoạt động tại đơn vị, chưa tổ chức các kênh phản ảnh, đối thoại trong nhà trường) chưa được quan tâm đúng mức. Theo bà, đâu là giải pháp để nâng cao trách nhiệm người đứng đầu tại mỗi đơn vị?
TS Nguyễn Kim Dung - Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Giáo dục, Đại học Sư phạm TPHCM
TS Nguyễn Kim Dung - Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Giáo dục, Đại học Sư phạm TPHCM
Có thể thấy nếu hiệu trưởng linh hoạt và nhạy bén hơn thì những sự kiện mà báo chí đã nêu ra trong thời gian vừa qua có thể đã không xảy ra hoặc có thể không quá nghiêm trọng như vậy. Tôi cho rằng, các hiệu trưởng nên có các kỹ năng giải quyết khủng hoảng và cần sâu sát hơn với tình hình thực tế.
Thật ra, theo quan sát của tôi, các nhà quản lý hiện nay khá bản lĩnh. Tuy nhiên, vấn đề ở đây là thời đại chúng ta đã quá thay đổi so với nhiều năm trước đây, khi thành tích học tập còn là yếu tố quyết định sự thành công của các cá nhân.
Ngày nay, chúng ta cần các nhà quản lý có quan điểm cởi mở hơn. Có thể thấy rằng các thông tin về triết lý giáo dục của một nhà trường thường không được xem trọng trong các trường học Việt Nam. Rõ ràng, một nhà quản lý với quan điểm giáo dục hướng về người học của mình có thể giải quyết được những vấn đề mà chúng ta đang đối diện.
Giao lưu trực tuyến: Áp lực học đường - Nguyên nhân và giải pháp ảnh 81  Quan điểm giáo dục hướng về người học có thể giải quyết được những vấn đề mà ngành giáo dục đang đối diện
Hoàng Nguyễn Dân, Gò Vấp, TPHCM
Các vụ bạo hành học đường trong thời gian qua cho thấy áp lực đang xảy ra rất nhiều ở cả hai phía học sinh lẫn giáo viên. Nếu có một đề xuất với lãnh đạo TP hoặc lãnh đạo Bộ GD-ĐT, ông sẽ kiến nghị gì để giảm bớt áp lực đó?
Ông Huỳnh Thanh Phú - Hiệu trưởng Trường THPT Nguyễn Du (quận 10)
Ông Huỳnh Thanh Phú - Hiệu trưởng Trường THPT Nguyễn Du (quận 10)
Tôi có những kiến nghị sau:
Thứ nhất: Xử nghiêm với những giáo viên vi phạm đạo đức nghề nghiệp.
Thứ hai: Tổ chức các buổi tập huấn, bồi dưỡng nhận thức cho đội ngũ nhà giáo.
Thứ ba: Nội dung sách giáo khoa phải chú trọng kiến thức giáo dục đời sống, đạo đức, đạo làm người.
Thứ tư: Chế độ đãi ngộ nhà giáo phù hợp.
Nguyễn Miền, Thủ Đức, TPHCM
Ông có nhận định gì trước ý kiến chính sự bùng nổ của cuộc cách mạng công nghệ, các mối quan hệ trong xã hội ngày càng thay đổi theo sự điều tiết của cơ chế thị trường khiến hoạt động trường học cũng gặp nhiều khó khăn hơn? Vậy trường học cần thay đổi gì để đáp ứng nhu cầu đặt ra từ thực tế?
TS Huỳnh Công Minh - nguyên Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo TPHCM
TS Huỳnh Công Minh - nguyên Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo TPHCM
Cảm ơn bạn đã có sự quan tâm!
Thật ra, cuộc cách mạng 4.0 xảy ra cũng là một nhu cầu phát triển của xã hội có tính quy luật của nó. Nếu nhà giáo dục nắm được quy luật ấy và có những chuẩn bị phù hợp thì sự phát triển của ngành sẽ không gặp khó khăn vì đó là bản chất của hoạt động quản lý giáo dục. Nếu chúng ta không nắm bắt được vấn đề, không có sự chuẩn bị đúng hướng thì dù xã hội không thay đổi hoạt động giáo dục tất yếu phải gặp khó khăn.
Với cuộc cách mạng 4.0, theo tôi hoạt động quản lý giáo dục phải có sự đổi mới mạnh mẽ và kịp thời về tư duy, về đào tạo sư phạm, về thiết chế tổ chức nhà trường và cơ cấu đầu tư... để chúng ta tự tin và thành công để đón nhận cuộc cách mạng ấy.
Nguyễn Hoàng Minh, Phú Nhuận, TPHCM
Qua các vụ việc diễn ra gần đây, có thể thấy vai trò và trách nhiệm của người hiệu trưởng rất quan trọng. Nhưng làm sao để trở thành “người bạn lớn” đối với học sinh, giúp các em có thể thoải mái chia sẻ tâm tư, tình cảm vừa có thể gần gũi với giáo viên để kịp thời giải tỏa những khó khăn, gút mắc của các thầy, cô giáo là câu hỏi lớn không phải trường nào cũng làm được. Mong ông chia sẻ thêm về một số kinh nghiệm của mình trong công tác quản lý.
Ông Huỳnh Thanh Phú - Hiệu trưởng Trường THPT Nguyễn Du (quận 10)
Ông Huỳnh Thanh Phú - Hiệu trưởng Trường THPT Nguyễn Du (quận 10)
Trường THPT Nguyễn Du đã thành lập Ban tư vấn học đường, thành phần nhất thiết phải có Ban giám hiệu và một số giáo viên được các học sinh yêu quý.
Hiệu trưởng phải luôn tiếp xúc, và tạo điều kiện gặp gỡ với học sinh mọi lúc mọi nơi. 
Tổ chức các buổi tọa đàm các buổi sinh hoạt chuyên đề, các buổi tham quan ngoại khóa... để tạo sự kết nối.
Tổ chức các hoạt động mang hơi thở thời đại 4.0 như: Nhảy Flashmod, halloween, giao lưu với các đoàn học sinh quốc tế, tham quan học tập ở nước ngoài...
Trần Nguyên Khang, Thủ Đức, TPHCM
Bạo lực học đường đã và đang là vấn đề nhức nhối trong thời gian gần đây. Với kinh nghiệm nhiều năm quan sát và hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, xin bà cho biết vì sao đã có sự chấn chỉnh, quan tâm của nhiều bộ, ngành nhưng tình trạng này chẳng những không hề suy giảm mà còn có dấu hiệu gia tăng?
TS Nguyễn Kim Dung - Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Giáo dục, Đại học Sư phạm TPHCM
TS Nguyễn Kim Dung - Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Giáo dục, Đại học Sư phạm TPHCM
Bạo lực học đường thường xuất phát từ các cơ sở giáo dục, cần được giải quyết từ phía nhà trường, mà chủ yếu là giáo viên và cán bộ quản lý cơ sở nhiều hơn. Chỉ khi nó trở thành một vấn đề xã hội, lúc đó vai trò của quản lý nhà nước mới trở thành quan trọng. Tôi cho rằng sự chấn chỉnh của các Bộ, ngành là khá sâu sát. Tuy nhiên, vẫn còn chưa hoàn toàn kịp thời và đi vào bản chất của vấn đề.
Thật ra, bạo lực học đường là vấn đề không phải chỉ ở Việt Nam mà đó là vấn đề mang tính toàn cầu, khi xã hội ngày càng đa dạng, con người ngày càng đối diện với những vấn đề phức tạp, trong đó kỹ năng giải quyết vấn đề, chấp nhận sự đa dạng trong quan điểm, kiểm soát hành vi trở thành những kỹ năng cần thiết mà chúng ta chưa trang bị được cho các bạn trẻ.
Do đó, tôi cho rằng ở mỗi cấp độ, từ vĩ mô (ngành, nhà nước) cho đến vi mô (trường học, giáo viên), đều chưa có sự chuẩn bị đó cho học sinh của mình.
Nguyễn Chí Công, Tân Phú, TPHCM
Tôi được biết hiện nay ngành giáo dục chưa có quy định biên chế đối với đội ngũ giáo viên tư vấn tâm lý và giám thị. Đây có phải là một trong những nguyên nhân khiến công tác quản lý học sinh còn nhiều bất cập? Theo ông làm sao để khắc phục tình trạng này?
Ông Huỳnh Thanh Phú - Hiệu trưởng Trường THPT Nguyễn Du (quận 10)
Ông Huỳnh Thanh Phú - Hiệu trưởng Trường THPT Nguyễn Du (quận 10)
Tôi không nghĩ đây là nguyên nhân dẫn đến sự bất cập. Tuy nhiên, nếu có một chuyên gia tâm lý trong nhà trường thì cũng góp phần làm tốt hơn giải tỏa áp lực cũng như những thắc mắc, trăn trở của các em học sinh trong tuổi mới lớn.
Nhưng thực tế cho thấy, người làm tư vấn có tuổi đời quá trẻ thiếu sự trải nghiệm chắc chắn sẽ có những thiếu sót cho công tác này. Ở Trường THPT Nguyễn Du việc tư vấn này chủ yếu là do Hiệu trưởng.
Nguyễn Hoàng Minh, Thủ Đức, TPHCM
Từng ở vai trò lãnh đạo ngành giáo dục nhiều năm trước, xin ông cho biết có nhận định gì về những thay đổi của ngành giáo dục trong thời gian qua? Trong đó, vấn đề bạo lực học đường phải chăng đang có dấu hiệu diễn tiến theo chiều hướng xấu? Xin cảm ơn ông!
TS Huỳnh Công Minh - nguyên Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo TPHCM
TS Huỳnh Công Minh - nguyên Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo TPHCM
Cảm ơn bạn đã có sự quan tâm!
Xã hội thực tế luôn thay đổi, ngành giáo dục cũng có những thay đổi tích cực để đáp ứng. Mỗi lúc có những yêu cầu phát triển khác nhau, ngành giáo dục hiện nay đã có những thay đổi rất đáng trân trọng. Tình hình bạo lực học đường là một vấn đề rất nhạy cảm, nếu chúng ta quan tâm giải quyết kịp thời từng sự việc tình hình sẽ tốt hơn.

Tin cùng chuyên mục