Giao lưu trực tuyến chủ đề “Sống chung” với đái tháo đường

Nhằm tư vấn cho bạn đọc hiểu đúng và có phương pháp điều trị phù hợp bệnh đái tháo đường, Báo Sài Gòn Giải Phóng tổ chức buổi giao lưu trực tuyến với chủ đề “Sống chung” với đái tháo đường. Thời gian giao lưu: từ 9 giờ đến 11 giờ ngày thứ sáu 14-9-2018.

Theo Bộ Y tế, Việt Nam hiện có khoảng 3,5 triệu người mắc bệnh đái tháo đường (ĐTĐ) và dự báo đến năm 2040 số người mắc ĐTĐ sẽ tăng lên 6,1 triệu người. Trong số những người mắc ĐTĐ có đến 70% không biết mình bị bệnh, 85% chỉ phát hiện ra bệnh khi đã có biến chứng nguy hiểm như: trụy tim mạch, suy thận, rối loạn thần kinh, hư hỏng bàn chân...

Nhằm tư vấn cho bạn đọc hiểu đúng và có phương pháp điều trị phù hợp bệnh ĐTĐ, Báo Sài Gòn Giải Phóng tổ chức buổi giao lưu trực tuyến với chủ đề “Sống chung” với đái tháo đường cùng các chuyên gia: TS-BS Trần Quang Nam, Trưởng khoa Nội tiết - Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM; BS.CK2 Hồ Đắc Phương, Phó khoa Nội tiết - Bệnh viện Nguyễn Tri Phương và ThS-BS Phạm Ngọc Oanh, Trưởng khoa Dinh dưỡng cộng đồng - Trung tâm Dinh dưỡng TPHCM.

Thời gian giao lưu: từ 9 giờ đến 11 giờ ngày thứ sáu 14-9-2018.

Ngay từ bây giờ bạn đọc quan tâm có thể gửi câu hỏi cho các chuyên gia qua địa chỉ email: sggponline@sggp.org.vn hoặc thanhson@sggp.org.vn.

Xem toàn bộ nội dung buổi giao lưu:

Khách mời

TSBS Trần Quang Nam, Trưởng khoa Nội tiết - Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM; - TS-BS Trần Quang Nam, Trưởng khoa Nội tiết - Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM;

TSBS Trần Quang Nam, Trưởng khoa Nội tiết - Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM; - TS-BS Trần Quang Nam, Trưởng khoa Nội tiết - Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM;

BS.CK2 Hồ Đắc Phương, Phó khoa Nội tiết - Bệnh viện Nguyễn Tri Phương

BS.CK2 Hồ Đắc Phương, Phó khoa Nội tiết - Bệnh viện Nguyễn Tri Phương

ThS-BS Phạm Ngọc Oanh, Trưởng khoa Dinh dưỡng cộng đồng - Trung tâm Dinh dưỡng TPHCM

ThS-BS Phạm Ngọc Oanh, Trưởng khoa Dinh dưỡng cộng đồng - Trung tâm Dinh dưỡng TPHCM

Phuoc Hai, 42
Tôi bị tiểu đường tuýp 2 và thường hay mất ngủ. Cách khắc phục như thế nào, thưa bác sĩ? Cảm ơn bác sĩ!
BS.CK2 Hồ Đắc Phương, Phó khoa Nội tiết - Bệnh viện Nguyễn Tri Phương
BS.CK2 Hồ Đắc Phương, Phó khoa Nội tiết - Bệnh viện Nguyễn Tri Phương
Khi đường huyết cao thường có khuynh hướng ngủ gật.
Triệu chứng mất ngủ không liên quan đến ĐTĐ, có thể do tuổi hoặc thiếu một số yếu tố vi lượng, bạn đọc có thể sử dụng thêm Mg.
Cám ơn buổi giao lưu trực tuyến của SGGP về căn bệnh thế kỷ.
Trong quá trình điều trị ĐTĐ tuýp 2: Tôi thấy bệnh nhân có thể làm chủ (nếu tôn trọng phác đồ điều trị do bác sĩ chỉ định). Cụ thể thường xuyên tự kiểm tra bằng máy đo đường huyết mua khoảng trên 1 triệu đồng và 1 máy đo huyết áp khoảng 500.000 đồng, dùng lâu dài tại nhà (sử dụng khá đơn giản) và xét nghiệm máu mỗi 3 tháng tại bệnh viện... Kết quả đường huyết khá ổn định.
Nhưng sẽ không ổn định là do hàng ngày ăn uống bị nhiều hoàn cảnh chi phối: 1 miếng bánh sinh nhật, 1 bữa tiệc thịnh soạn với nhiều của ngon vật lạ... Thế là đường trong máu lại tăng do mình không tự chủ được với những thứ ngon hấp dẫn đó. Thế rồi lại phải tuân thủ phác đồ điều trị tăng thuốc mới của bác sĩ để ổn định đường huyết... rồi lại giảm thuốc khi ĐH ổn định. Đó là bài học luẩn quẩn không đáng có. Nó dẫn đến nguy cơ biến chứng các bệnh khác: mỡ máu, mắt mờ, tăng giảm huyết áp... Xin cho hỏi:
1- Tôi hiểu vậy đúng hay sai ? 
2- Hiện tại, có 1 tổ chức lớn và thường xuyên tại đường Đặng Dung (quận 1, TPHCM) có cả bác sĩ Ấn Độ thuyểt trình, cam đoan hết tiểu đường không dùng thuốc bằng cách du lịch yoga tại resort ở Bến tre với điều kiện ăn uống nghỉ ngơi... bằng thực đơn của họ. Nhưng kinh phí khá lớn khoảng 25 triệu đồng... Xin hỏi có nên tham gia hay không? (vì 25 triệu đồng mà dứt bệnh thì lại quá rẻ). Vậy tổ chức này có được cấp phép hay không? Nếu được cấp phép thì các bệnh viện toàn quốc nên "photocopy" cách chữa bệnh không dùng thuốc này và trao tặng Huân chương lao động cho họ vì sẽ giảm được gánh nặng rất lớn cho BHYT nước nhà.
3-  Xin cho 1 lời khuyên: Tôi đang điều trị tiểu đường tuýp 2 bằng thuốc tây nhưng kèm theo 2 viên đông trùng hạ thảo và uống nước sâm mỗi ngày. Cảm nhận người khỏe hơn ăn ngủ tốt hơn (so với chỉ dùng thuốc tây.). Vậy xin chương trình, bác sĩ cho biết dùng kết hợp như vậy có nên hay không? Trân trọng cảm ơn! (số điện thoại của tôi: 01234563017)
BS.CK2 Hồ Đắc Phương, Phó khoa Nội tiết - Bệnh viện Nguyễn Tri Phương
BS.CK2 Hồ Đắc Phương, Phó khoa Nội tiết - Bệnh viện Nguyễn Tri Phương
Mức đường huyết hiện tại là kết quả của chế độ ăn, chế độ vận động và thuốc đang sử dụng. Trong ngày, nếu chúng ta thay đổi chế độ ăn (nhiều chất bột, đường...) khuynh hướng sẽ tăng đường huyết. Để khắc phục, chúng ta có thể tăng vận động thêm so với hằng ngày hoặc sử dụng các món ăn ngọt nếu có ngay sau bữa ăn.
Tôi không có kinh nghiệm về các phương pháp tập luyện để hết bệnh ĐTĐ.
Vai trò các thực phẩm chức năng (Đông trùng hạ thảo...) không làm tăng đường trong máu, nếu bạn đọc sử dụng thấy có hiệu quả, chúng ta vẫn có thể tiếp tục sử dụng.
Giao lưu trực tuyến chủ đề “Sống chung” với đái tháo đường ảnh 6 Ông Nguyễn Tấn Phong - Tổng Biên tập Báo SGGP (giữa) tặng hoa các khách mời tại buổi giao lưu. Ảnh: HOÀNG HÙNG
Tâm Đan

Đái tháo đường tuýp 2 là gì, nguyên nhân và nguy cơ?

TSBS Trần Quang Nam, Trưởng khoa Nội tiết - Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM; - TS-BS Trần Quang Nam, Trưởng khoa Nội tiết - Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM;
TSBS Trần Quang Nam, Trưởng khoa Nội tiết - Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM; - TS-BS Trần Quang Nam, Trưởng khoa Nội tiết - Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM;
ĐTĐ tuýp 2 thường xảy ra ở một số người có yếu tố nguy cơ như sau: trong gia đình có người thân bị ĐTĐ tuýp 2, có cơ địa béo phì, thừa cân, có các bệnh lý về rối loạn chuyển hóa mỡ, phụ nữ có tiền căn bị ĐTĐ trước đây. Nguyên nhân của ĐTĐ tuýp 2 hiện nay chưa rõ. Ở người bệnh ĐTĐ tuýp 2 tuyến tụy vẫn có thể tiết insulin nhưng có tình trạng đề kháng insulin gây ra giảm tác dụng chuyển hóa đường của insulin ở các tế bào, dẫn đến rối loạn đường huyết.
Hồ Xuân Hưng, 45 tuổi; 150/19D1 Huỳnh Tấn Phát, Phường Tân Thuận Tây, Q7, TP,HCM
Ông bà ta có câu "Họa từ miệng ra, bệnh ra miệng vào" nên với người tiểu đường thì ăn sao cho ngon và lành. Tôi nghe nói gạo lứt muối mè là giải pháp tốt để ổn định đường huyết, không biết có đúng không?
ThS-BS Phạm Ngọc Oanh, Trưởng khoa Dinh dưỡng cộng đồng - Trung tâm Dinh dưỡng TPHCM
ThS-BS Phạm Ngọc Oanh, Trưởng khoa Dinh dưỡng cộng đồng - Trung tâm Dinh dưỡng TPHCM
Chế độ dinh dưỡng đối với người bệnh đái tháo đường nên cung cấp đủ năng lượng và cân đối các chất dinh dưỡng (Chất bột đường, chất đạm, chất béo, vitamin và khoáng chất), đủ lượng chất xơ cần thiết. 
Chất bột, đường nên lựa chọn thực phẩm, hoặc ngũ cốc nguyên hạt như gạo lức, gạo giã dối... 
Chất đạm nên lựa chọn cá, thịt nạc, các loại đậu (Đậu nành, đen, đỏ...).
Chất béo nên sử dụng dầu (Từ mè, ô liu, hướng dương...).
Tăng cường rau xanh để đạt 14 - 20g chất xơ trong một ngày và trái cây ít ngọt. Như vậy gạo lức, muối mè cũng là 1 trong những thực phẩm có thể sử dụng cho bệnh nhân đái tháo đường. Tuy nhiên, nên ăn đa dạng các loại thực phẩm và lượng gạo trong mỗi bữa ăn cũng nên theo hướng dẫn của bác sĩ điều trị.
Quyên Ngọc

Chào bác sĩ! Tôi hiện mắc đái tháo đường thai kỳ. Vậy để có chế độ dinh dưỡng cho mẹ và bé, tôi cần chuẩn bị những gì và nên ăn những món ăn nào?

ThS-BS Phạm Ngọc Oanh, Trưởng khoa Dinh dưỡng cộng đồng - Trung tâm Dinh dưỡng TPHCM
ThS-BS Phạm Ngọc Oanh, Trưởng khoa Dinh dưỡng cộng đồng - Trung tâm Dinh dưỡng TPHCM
Dinh dưỡng trong điều trị đái tháo đường thai kỳ phụ thuộc vào cân nặng trước khi mang thai, mức độ vận động, tăng cân và tốc độ tăng cân trong thai kỳ, thói quen dinh dưỡng và bệnh lý đi kèm. Chế độ dinh dưỡng kiểm soát đường huyết thông qua việc kiểm soát lượng carbohydrate và chất béo bão hòa đưa vào cơ thể không gây tăng cân quá mức nhưng vẫn đảm bảo dinh dưỡng đầy đủ cho mẹ và thai nhi.
Ngoài ra, nên ăn đa dạng các loại thực phẩm và bổ sung các vi chất dinh dưỡng cần thiết trong quá trình mang thai. Về chế độ dinh dưỡng cụ thể bạn nên đến cơ sở chuyên khoa để được tư vấn và xây dựng chế độ ăn phù hợp.
Trần Minh, 30 tuổi, Nhân viên
Trên Facebook hiện nay có rất nhiều bài thuốc dân gian để chữa bệnh tiểu đường. Tôi có nên thử để tăng hiệu quả điều trị bệnh không thưa bác sĩ ? Nếu tôi sử dụng và có hiệu quả thì có nên bỏ thuốc Tây để theo không hay phải kết hợp? Cảm ơn bác sĩ!
TSBS Trần Quang Nam, Trưởng khoa Nội tiết - Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM; - TS-BS Trần Quang Nam, Trưởng khoa Nội tiết - Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM;
TSBS Trần Quang Nam, Trưởng khoa Nội tiết - Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM; - TS-BS Trần Quang Nam, Trưởng khoa Nội tiết - Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM;
Hiện nay, tôi chưa được biết một nghiên cứu nào có đánh giá hiệu quả và an toàn dài hạn nhiều năm các bài thuốc dân gian trên bệnh nhân ĐTĐ. Do đó, tôi không thể cho lời khuyên về vấn đề này. 
Tuấn, 43 tuổi, nghề nghiệp kiến trúc sư
Tôi xét nghiệm sinh hoá kết quả glucose là 7.55 mmol/L vậy cho hỏi có bị bệnh tiểu đường không? Cám ơn bác sĩ!
TSBS Trần Quang Nam, Trưởng khoa Nội tiết - Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM; - TS-BS Trần Quang Nam, Trưởng khoa Nội tiết - Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM;
TSBS Trần Quang Nam, Trưởng khoa Nội tiết - Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM; - TS-BS Trần Quang Nam, Trưởng khoa Nội tiết - Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM;

Nếu xét nghiệm Glucose trong máu là 7.55 mmol/L sau khi nhịn đói 8 giờ được đánh giá là có thể bị ĐTĐ. Tuy nhiên, để chẩn đoán xác định ĐTĐ, bạn cần phải xét nghiệm đường huyết đói 2 lần đều > 7mmol/L. Bạn cần đi kiểm tra thêm đường huyết thêm 1 lần nữa vào lúc đói để xác định có bị ĐTĐ hay không.

Kim Dung

Chào bác sĩ!

Em năm nay 35 tuổi, mới phát hiện bị tiểu đường tuýp 2 cách đây 2 tuần. Bác sĩ có thể cho em xin chút kinh nghiệm về thực đơn tốt cho người tiểu đường?  

ThS-BS Phạm Ngọc Oanh, Trưởng khoa Dinh dưỡng cộng đồng - Trung tâm Dinh dưỡng TPHCM
ThS-BS Phạm Ngọc Oanh, Trưởng khoa Dinh dưỡng cộng đồng - Trung tâm Dinh dưỡng TPHCM
Người bệnh đái tháo đường tuýp 2, chế độ dinh dưỡng hợp lý giúp:
Cung cấp đủ năng lượng và các chất dinh dưỡng để người bệnh duy trì cân nặng hợp lý, đảm bảo các hoạt động sinh hoạt bình thường. Năng lượng cần mỗi ngày phụ thuộc vào cân nặng, chiều cao, nghề nghiệp. Tỷ lệ carbohydrate: Protid: Lipid đạt từ 50 - 60%: 15 - 20%: 25 - dưới 30%.
Chế độ ăn không gây tăng đường huyết nhiều sau ăn và cũng không gây hạ đường huyết sau bữa ăn. Người bệnh đái tháo đường nên sử dụng các thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp, hạn chế thức ăn có chỉ số đường huyết cao, tăng cường chất xơ.
Người bệnh đái tháo đường thường kèm rối loạn chuyển hóa lipit, tăng huyết áp... Do vậy ngoài kiểm soát đường huyết chế độ ăn cần giảm năng lượng ở bệnh nhân béo phì, giảm acid béo bão hòa có trong thịt mỡ, tăng acid trong dầu hướng dương, dầu ô liu, mỡ cá... Giảm muối ở bệnh nhân có kèm tăng huyết áp... 
Loại thực phẩm và cách chế biến cũng ảnh hưởng đến việc kiểm soát đường huyết trong máu
Để có thực đơn cụ thể và phù hợp với bệnh lý, bạn nên đến cơ sở chuyên khoa để được tư vấn và xây dựng chế độ ăn.
 
Nguyễn Thành Quyên, 55 tuổi, nông dân
Tôi bệnh tiểu đường cũng lâu và nay đã bị suy thận, đi khám bệnh bác sĩ điều trị chỉ cho uống thuốc để ổn định đường huyết và huyết áp. Hiện nay huyết áp của tôi luôn ở mức 13/7 và đường huyết luôn dao động ở mức 8. trở lại. Không biết như vậy có ổn ko? Đúng ra bác sĩ điều trị phải cho uống thuốc làm giảm bớt suy thận, còn đằng này chỉ là uống thuốc điều trị tiểu đường và huyết áp? Ngoài ra, tôi còn uống thêm thực phẩm chức năng Bonidiabet từ đó đường huyết mới ổn định. Xin hỏi muốn điều trị suy thận thì phải làm sao? Chỉ số creatine của tôi khi khám sức khỏe dao động 300 trở lại, không biết có nguy hiểm đến sức khỏe hay không? Rất mong được sự tư vấn từ các bác sĩ của chương trình. Trân trọng cảm ơn!
TSBS Trần Quang Nam, Trưởng khoa Nội tiết - Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM; - TS-BS Trần Quang Nam, Trưởng khoa Nội tiết - Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM;
TSBS Trần Quang Nam, Trưởng khoa Nội tiết - Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM; - TS-BS Trần Quang Nam, Trưởng khoa Nội tiết - Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM;
ĐTĐ có suy thận cần phải điều trị liều thuốc cho thích hợp. Để điều trị bệnh thận ĐTĐ có các biện pháp điều trị được khuyến cáo như sau: kiểm soát đường huyết tốt, kiểm soát huyết áp tốt, dùng các thuốc để ngăn sự tiến triển của bệnh thận mạn do ĐTĐ. Chỉ số creatinin trong máu là 300 được đánh giá là chức năng thận đã suy giảm khá nhiều, mặc dù có thể chưa cảm thấy mệt mỏi.
Ở giai đoạn này cần được bác sĩ chuyên khoa về thận đánh giá kỹ lưỡng và theo dõi điều trị để ngăn ngừa chức năng thận không tiến triển nhanh. Cũng nên tránh dùng các loại thuốc không rõ thành phần, có thể làm giảm chức năng thận nhanh dẫn đến suy thận giai đoạn cuối và phải điều trị thay thế thận như chạy thận nhân tạo hay ghép thận.
Giao lưu trực tuyến chủ đề “Sống chung” với đái tháo đường ảnh 14 Khám bàn chân cho bệnh nhân đái tháo đường.
THIỆN
Xin bác sĩ cho hỏi là khi thử nước tiểu để kiểm tra lượng đường có trong nước tiểu thì có phải nhịn ăn trước khi lấy mẫu nước tiểu giống như khi thử máu không ? Xin cám ơn!
BS.CK2 Hồ Đắc Phương, Phó khoa Nội tiết - Bệnh viện Nguyễn Tri Phương
BS.CK2 Hồ Đắc Phương, Phó khoa Nội tiết - Bệnh viện Nguyễn Tri Phương
Xét nghiệm thử đường trong nước tiểu ngày nay ít được sử dụng vì không phản ánh được mức độ nặng nhẹ của ĐTĐ. Hiện tại thường sử dụng xét nghiệm đường trong máu.
Nhật Duật Phan Lê, TPHCM
Má tôi năm nay 65 tuổi, hiện nay đang điều trị đái tháo đường loại 2. Gần đây, má tôi có dấu hiệu đau đầu và hoa mắt trái, nhìn một thành hai. Má tôi điều trị đau đầu tại bệnh viện nhưng không phát hiện bệnh lý gì về thần kinh (đã chụp MRI). Riêng mắt, bác sĩ chẩn đoán do siêu vi làm tê liệt dây thần kinh số 6 khiến hoa mắt và phải đợi 4-6 tháng mới có thể phục hồi. Câu hỏi của gia đình tôi đến các chuyên gia, y bác sĩ: "Các dạng biến chứng bệnh đái tháo đường có ảnh hưởng như thế nào đến thần kinh và mắt? Biểu hiện như thế nào? Bệnh đái tháo đường có ảnh hưởng gì đến quá trình phục hồi bệnh hiện tại cảu má tôi không?". Xin cảm ơn.
TSBS Trần Quang Nam, Trưởng khoa Nội tiết - Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM; - TS-BS Trần Quang Nam, Trưởng khoa Nội tiết - Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM;
TSBS Trần Quang Nam, Trưởng khoa Nội tiết - Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM; - TS-BS Trần Quang Nam, Trưởng khoa Nội tiết - Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM;
ĐTĐ kiểm soát kém có thể gây ra biến chứng thần kinh, gây ra tổn thương các sợi dây thần kinh ở mắt. Trường hợp mẹ của bạn cần phải đi khám chuyên khoa về nội thần kinh để xác định rõ nguyên nhân và có kế hoạch điều trị thích hợp. Để phòng ngừa biến chứng thần kinh cần kiểm soát đường huyết tốt. 
Nguyen Phu Hoa
Xin chào các bác sĩ! Cho tôi hỏi nếu bị tiểu đường tip2 thì khi nào mới tiêm insulin?
BS.CK2 Hồ Đắc Phương, Phó khoa Nội tiết - Bệnh viện Nguyễn Tri Phương
BS.CK2 Hồ Đắc Phương, Phó khoa Nội tiết - Bệnh viện Nguyễn Tri Phương

Insulin chỉ là một phương thức điều trị. Dân gian thường quan niệm chích insulin là giai đoạn cuối của bệnh. Điều này không đúng. Thực tế ngày nay thế giới có khuynh hướng chích insulin sớm.

Lê Thị Bích Trâm
Chào các chuyên gia của Báo sài gòn giải phóng với chủ đề Sống chung với đái tháo đường. Cháu cũng là một bệnh nhân ĐTĐ. Cháu bị bệnh đã hơn 2 năm và là bệnh ĐTĐ típ 1 nhiễm toan ceton, khi biết có chương trình giao lưu trực tuyến do Báo tổ chức, cháu rất vui và mong muốn được các chuyên gia chia sẻ thêm kinh nghiệm về cách chữa trị căn bệnh này. Mặt khác cháu cũng mong muốn các chuyên gia cho biết thêm về trường hợp của cháu: cháu tiêm insulin với lượng nặng gần 50 đơn vị một ngày sáng và chiều, khi tiêm xong lượng đường kiểm tra vào sáng hôm sau thường ở mức bình thường, 3_5.0 nhưng thỉnh thoảng cháu thấy mình có hiện tượng tê tê ở môi sau khi tiêm thuốc nếu ko kịp thời ăn sau 30 phút, liệu đó có phải biến chứng ko và cháu phải làm gì với những dấu hiệu như vậy?
TSBS Trần Quang Nam, Trưởng khoa Nội tiết - Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM; - TS-BS Trần Quang Nam, Trưởng khoa Nội tiết - Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM;
TSBS Trần Quang Nam, Trưởng khoa Nội tiết - Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM; - TS-BS Trần Quang Nam, Trưởng khoa Nội tiết - Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM;
Bạn bị TĐ tuýp 1, cần phải tiêm insulin hằng ngày kết hợp với chế độ ăn hợp lý để giữ đường huyết ổn định và tránh không bị hạ đường huyết. Có thể, đường huyết buổi sáng từ 3-5 mmol/L kèm theo tê ở môi là biểu hiện của hạ đường huyết quá mức (dưới 4 mmol/L). Khi có biểu hiện của hạ đường huyết, cần ăn hoặc uống một phần chứa 15 gam đường hấp thu nhanh (ví dụ: một ly nước ép trái cây có đường). Sau đó, kiểm tra lại đường huyết. Quan trọng là cần phải tránh để hạ đường huyết xảy ra bằng cách ăn uống đúng giờ và theo hướng dẫn của bác sĩ.
Kim Như

Mẹ tôi mắc tiểu đường, sau khi biết được kết quả bả rất buồn và lo lắng. Tôi sợ mẹ tôi trầm cảm vì căn bệnh này. Vậy tôi phải làm gì để giúp mẹ tôi sống chung hòa bình và vui vẻ với nó?

BS.CK2 Hồ Đắc Phương, Phó khoa Nội tiết - Bệnh viện Nguyễn Tri Phương
BS.CK2 Hồ Đắc Phương, Phó khoa Nội tiết - Bệnh viện Nguyễn Tri Phương
Đái tháo đường có thể được kiểm soát tốt với chế độ ăn, vận động và thuốc thích hợp. Chúng ta không nên quá bi quan.
Lê Thị Hà Anh

Chào bác sĩ. Con tôi năm nay 8 tuổi, cháu rất thích ăn đồ ngọt và uống nước ngọt. Tôi lo sợ cháu bị đái tháo đường. Bác sĩ cho hỏi với sở thích ăn đồ ngọt thế, cháu có khả năng mắc ĐTĐ không?

BS.CK2 Hồ Đắc Phương, Phó khoa Nội tiết - Bệnh viện Nguyễn Tri Phương
BS.CK2 Hồ Đắc Phương, Phó khoa Nội tiết - Bệnh viện Nguyễn Tri Phương
Cháu 8 tuổi nhu cầu ăn hằng ngày vẫn cần nhiều chất bột đường. Tuy nhiên, cần hạn chế chế độ ăn vặt, tránh thừa cân béo phì.
Mạnh Hùng

Chào bác sĩ, tôi được chẩn đoán mắc tiểu đường tuýp 2, nhưng do công việc đặc thù hàng tuần tôi đều phải uống bia, rượu. Vậy thưa bác sĩ, việc uống rượu, bia kéo dài có ảnh hưởng gì nhiều đến việc điều trị hay không? Và trong trường hợp bất khả kháng, tôi có thể dùng dạng đồ uống có cồn nào thay thế bia rượu mà không ảnh hưởng gì nhiều đến quá trình điều trị? 

ThS-BS Phạm Ngọc Oanh, Trưởng khoa Dinh dưỡng cộng đồng - Trung tâm Dinh dưỡng TPHCM
ThS-BS Phạm Ngọc Oanh, Trưởng khoa Dinh dưỡng cộng đồng - Trung tâm Dinh dưỡng TPHCM
Ở người bệnh đái tháo đường, việc uống rượu bia nên hạn chế vì sử dụng rượu bia kéo dài và vượt quá lượng cho phép sẽ làm tăng đường huyết ảnh hưởng đến kết quả điều trị.
Trường hợp bất khả kháng, bạn có thể thỉnh thoảng uống theo khuyến cáo là không vượt quá 2 đơn vị đối với nam và 1 đơn vị đối với nữ (1 đơn vị tương ứng 43 ml rượu, 142 ml rượu vang, 341 ml bia).
Ngoài ra, rượu bia cũng là một chất sinh năng lượng. 1g rượu cung cấp 7 kcal nên có thể gây tăng cân và gia tăng các bệnh lý có liên quan đến rượu như tăng huyết áp, tim mạch, xơ gan, viêm gan do rượu... 
Tránh lạm dụng rượu, bia trong điều trị đái tháo đường được khuyến cáo cho bệnh nhân để hỗ trợ kiểm soát đường huyết và hạn chế các bệnh lý kèm theo.
Thanh Tuyền

Chào bác sĩ!

Mẹ tôi và anh trai tôi mắc ĐTĐ, tôi vừa đi kiểm tra thì không mắc, lượng đường ổn định. Tuy nhiên tôi được mọi người cảnh báo rằng, ĐTĐ có khả năng di truyền. Điều đó đúng hay sai thưa bác sĩ? Vậy tôi phải làm gì để kiểm soát bệnh này?

BS.CK2 Hồ Đắc Phương, Phó khoa Nội tiết - Bệnh viện Nguyễn Tri Phương
BS.CK2 Hồ Đắc Phương, Phó khoa Nội tiết - Bệnh viện Nguyễn Tri Phương
Ngoài yếu tố di truyền, nguy cơ mắc bệnh ĐTĐ còn lệ thuộc vào yếu tố nội tại của người bệnh (thừa cân béo phì, tăng huyết áp, rối loạn mỡ máu...).
Để hạn chế nguy cơ mắc bệnh ĐTĐ về sau, cần tuân thủ các hướng dẫn về chế độ ăn và vận động như đã tư vấn ở các chia sẻ trên.
Ngoc Hai Pham
Tôi năm nay 61 tuổi bị tiểu đường 10 năm nay vẫn uống thuốc tây Dimiacron 60mm ngày 2 viên, dường huyết ở mức 7.0 . Cách nay 2 năn tôi có dùng thuốc tiểu đường (Gia truyền) viên 3 loại xanh đỏ nâu của thầy thuốc ở Vĩnh Long thì thấy giảm tốt còn 6.2mg. Nhưng vừa rồi nghe tin cơ quan chức năng bắt tịch thu thuốc này vì không đăng ký chất lượng và thuốc có chất trị tiểu đường thế hệ đầu và ở mỹ có dùng từ năm 1950 nay không dùng nữa. Nhưng khi ngưng uống thì dường huyết tăng lên 12mg. BS bệnh viện phải cho tăng liều Dimiacron thành 4 viên và uống thêm thực phẩm chức năng hộ tạng đường, bonidiabet thì nó giảm xuống còn 10 rồi 8,5 vậy tôi có nên uống lại thuốc gia truyền kia không. Tôi tập thể dục đi bộ dều và ăn 1,5 chén cơm mỗi bữa. Xin cảm ơn.  

TSBS Trần Quang Nam, Trưởng khoa Nội tiết - Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM; - TS-BS Trần Quang Nam, Trưởng khoa Nội tiết - Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM;
TSBS Trần Quang Nam, Trưởng khoa Nội tiết - Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM; - TS-BS Trần Quang Nam, Trưởng khoa Nội tiết - Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM;
Loại thuốc gia truyền đã bị cấm có thể chứa Phenformin là loại thuốc ĐTĐ rất mạnh để giảm đường huyết. Tuy nhiên, Phenformin có thể gây ra nhiễm acid lactic trong máu, gây nguy hiểm chết người. Vì vậy, không nên sử dụng những loại thuốc không rõ nguồn gốc và hoạt chất.
Lê Nam

Thưa bác sĩ, đái tháo đường có mấy loại và mức glucose máu bao nhiêu là an toàn?

BS.CK2 Hồ Đắc Phương, Phó khoa Nội tiết - Bệnh viện Nguyễn Tri Phương
BS.CK2 Hồ Đắc Phương, Phó khoa Nội tiết - Bệnh viện Nguyễn Tri Phương
ĐTĐ có 4 loại: 
- Tuýp 1: Thường ở trẻ em.
- Tuýp 2: Thường ở người trưởng thành.
- ĐTĐ thai kỳ.
- ĐTĐ thứ phát: do thuốc, do viêm tụy.
Mức đường huyết an toàn đã nói ở trên.
Minh Hiển

Chào bác sĩ, tôi vừa chẩn đoán mắc ĐTĐ, vậy tôi nên làm gì bây giờ? Tôi có được dùng chung thiết bị lấy máu đo glucose với người thân không?

BS.CK2 Hồ Đắc Phương, Phó khoa Nội tiết - Bệnh viện Nguyễn Tri Phương
BS.CK2 Hồ Đắc Phương, Phó khoa Nội tiết - Bệnh viện Nguyễn Tri Phương
Mới mắc bệnh ĐTĐ, chế độ ăn và chế độ vận động thích hợp có vai trò tốt trong kiểm soát đường huyết.
Máy thử đường huyết có thể sử dụng chung cho nhiều người nhưng với kim lấy máu riêng (dùng một lần)
Bảo Châu

Xin chào bác sĩ!

Hôm trước em đi khám ở phòng khám khi thai được 12 tuần, chỉ số GLU >= 55 mmol/L, bác sĩ kết luận là lượng đường trong máu cao, và có chỉ định làm xét nghiệm máu để đo lượng đường huyết. Vậy, bác sĩ cho em hỏi, thai 12 tuần đã biết có bị tiểu đường hay không chưa ạ?

TSBS Trần Quang Nam, Trưởng khoa Nội tiết - Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM; - TS-BS Trần Quang Nam, Trưởng khoa Nội tiết - Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM;
TSBS Trần Quang Nam, Trưởng khoa Nội tiết - Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM; - TS-BS Trần Quang Nam, Trưởng khoa Nội tiết - Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM;
Em có thai 12 tuần và đường huyết 55 mmol/L là khả năng bị ĐTĐ rất cao. Do đó, cần phải gặp bác sĩ nội tiết để có kế hoạch chẩn đoán và điều trị kịp thời. Phụ nữ có thai khi đường huyết cao quá mức, có thể xuất hiện trong máu acid xeton gây hại cho bào thai. Vì vậy, cần nhanh chóng chuẩn đoán và điều trị bằng insulin để giữ đường huyết ổn định và không ảnh hưởng đến thai.
Trần Lâm

Thưa bác sĩ, bệnh tiểu đường có nên ăn nhiều trái cây ngọt không?

ThS-BS Phạm Ngọc Oanh, Trưởng khoa Dinh dưỡng cộng đồng - Trung tâm Dinh dưỡng TPHCM
ThS-BS Phạm Ngọc Oanh, Trưởng khoa Dinh dưỡng cộng đồng - Trung tâm Dinh dưỡng TPHCM
Người bệnh đái tháo đường trong khẩu phần ăn hàng ngày nên có trái cây vì trong trái cây cung cấp nhiều vitamin, chất xơ.
Nên ăn cả quả không nên ép lấy nước uống vì khi ép lấy nước đã loại bỏ chất xơ làm cho đường được hấp thu nhanh vào máu gây tăng đường huyết. 
Cũng không nên ăn quá nhiều trái cây trong một ngày, lượng đường trong trái cây không vượt quá 12% tổng mức năng lượng trong ngày vì quá mức sẽ gây ảnh hưởng không tốt đến chuyển hóa chất béo trong cơ thể.
Người bệnh đái tháo đường nên lựa chọn trái cây có chỉ số đường huyết thấp như ổi, mận, táo, lê... Hạn chế sử dụng trái cây có chỉ số đường huyết trung bình hoặc cao như dưa hấu, vải, sầu riêng... 
Quốc Việt

Thưa bác sĩ! Tôi năm nay 31 tuổi. Cho tôi hỏi việc tiêm insulin có bị tăng cân không? Và nên tập thể dục như thế nào? 

BS.CK2 Hồ Đắc Phương, Phó khoa Nội tiết - Bệnh viện Nguyễn Tri Phương
BS.CK2 Hồ Đắc Phương, Phó khoa Nội tiết - Bệnh viện Nguyễn Tri Phương

Insulin là thuốc điều trị ĐTĐ tốt ngày nay. Các tác dụng phụ của insulin đã được cải thiện nhiều, ngoại trừ vấn đề tăng cân.

Luyện tập thể dục làm tăng mức tiêu thụ đường huyết, góp phần giảm đường trong máu. Tùy từng người bệnh, các bác sĩ sẽ tư vấn chế độ vận động thích hợp.
Ngọc Diệp

Trẻ em có mắc bệnh tiểu đường không, thưa bác sĩ? Nếu có thì nguyên nhân gây bệnh tiểu đường ở trẻ em là gì? Cách điều trị và chăm sóc trẻ khi mắc phải bệnh này?

TSBS Trần Quang Nam, Trưởng khoa Nội tiết - Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM; - TS-BS Trần Quang Nam, Trưởng khoa Nội tiết - Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM;
TSBS Trần Quang Nam, Trưởng khoa Nội tiết - Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM; - TS-BS Trần Quang Nam, Trưởng khoa Nội tiết - Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM;
Ở trẻ em vẫn có thể bị ĐTĐ. Loại ĐTĐ thường gặp ở trẻ em là ĐTĐ tuýp 1 và cần phải tiêm insulin hằng ngày để điều trị.
Tuy nhiên, hiện nay, có hiện tượng béo phì gia tăng ở trẻ em. Do đó, có một số trường hợp ĐTĐ tuýp 2 cũng được phát hiện ở lứa tuổi nhỏ dưới 20 tuổi. Đối với ĐTĐ tuýp 2 ở trẻ em, cần chú ý đến chế độ ăn uống và vận động, tránh tăng cân quá mức, kết hợp với dùng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ. 
Hoàng Anh

Tôi thường xuyên bị strees thì có nguy cơ mắc bệnh ĐTĐ không thưa BS?

BS.CK2 Hồ Đắc Phương, Phó khoa Nội tiết - Bệnh viện Nguyễn Tri Phương
BS.CK2 Hồ Đắc Phương, Phó khoa Nội tiết - Bệnh viện Nguyễn Tri Phương
Các yếu tố nguy cơ của ĐTĐ: 
- Trên 45 tuổi
- Cha mẹ bị ĐTĐ
- Thừa cân béo phì
- ĐTĐ thai kỳ
- Tăng huyết áp, rối loạn mỡ máu
Stress không phải là yếu tố nguy cơ mắc bệnh ĐTĐ
 
Quỳnh Như

Chào bác sĩ! Tôi nghe nói có nhiều bài thuốc dân gian điều trị và chữa khỏi bệnh tiểu đường được bày bán trên mạng nhưng giá cả lại không phải rẻ. Những bài thuốc này có tin tưởng được không, thưa bác sĩ?

BS.CK2 Hồ Đắc Phương, Phó khoa Nội tiết - Bệnh viện Nguyễn Tri Phương
BS.CK2 Hồ Đắc Phương, Phó khoa Nội tiết - Bệnh viện Nguyễn Tri Phương
Như đã trình bày ở trên, thực tế tại Việt Nam, chưa có một nghiên cứu nào về vấn đề này.
Thúy Anh

Có phải người gầy sẽ không mắc ĐTĐ đúng không thưa BS?

BS.CK2 Hồ Đắc Phương, Phó khoa Nội tiết - Bệnh viện Nguyễn Tri Phương
BS.CK2 Hồ Đắc Phương, Phó khoa Nội tiết - Bệnh viện Nguyễn Tri Phương
Bệnh ĐTĐ thường xảy ra trên bệnh nhân thừa cân béo phì. Thực tế tại Việt Nam, ĐTĐ xảy ra ở người ốm. Do đó để phát hiện sớm mọi người trên 45 tuổi, hằng năm cần xét nghiệm đường huyết.
Hoài Thu

Mẹ em bị tiểu đường và đang thực hiện chế độ ăn chay để kiểm soát chế độ cân nặng và đường huyết. Vậy việc ăn chay có tốt cho người tiểu đường không, thưa bác sĩ?

ThS-BS Phạm Ngọc Oanh, Trưởng khoa Dinh dưỡng cộng đồng - Trung tâm Dinh dưỡng TPHCM
ThS-BS Phạm Ngọc Oanh, Trưởng khoa Dinh dưỡng cộng đồng - Trung tâm Dinh dưỡng TPHCM
Chế độ ăn chay cũng có thể lựa chọn khi bạn đang bị đái tháo đường. Người bệnh ăn chay hoàn toàn tức là không ăn bất kỳ loại thịt, cá, tôm, cua... hoặc sản phẩm làm từ thịt, thay vào đó họ sẽ ăn các loại thực phẩm có nguồn gốc từ thực vật như rau xanh và các loại đậu. Với chế độ ăn này sẽ cung cấp nhiều chất xơ, ít chất béo bão hòa. Lượng chất xơ cao sẽ giúp người bệnh cảm thấy no, ăn ít hơn và hạn chế hấp thu đường vào trong máu. Vấn đề cần quan tâm đó là khả năng bị thiếu vitamin B12. Do đó, mẹ bạn cần phải bổ sung B12 hoặc nhiều loại vitamin khác.
Lộc

Bệnh tiểu đường có lây truyền qua đường sinh dục không, thưa bác sĩ?

BS.CK2 Hồ Đắc Phương, Phó khoa Nội tiết - Bệnh viện Nguyễn Tri Phương
BS.CK2 Hồ Đắc Phương, Phó khoa Nội tiết - Bệnh viện Nguyễn Tri Phương
Bệnh ĐTĐ không lây qua đường tình dục.
Bùi Thọ
Tôi bị tiểu đường 150-180mg/l. Tôi uống thuốc BHYT thì hạ còn khoảng 120. Có tháng do ăn nhiều hoạc lười tập thể dục thì lại tăng lên 180. Ngoài thuốc BHYT, tôi uống kèm Thanh đường an 1 tháng thì lại hạ còn 120. Sau đó tôi bỏ Thanh đường an (vì đắt tiền) và uống thuốc BHYT. Vậy tôi điều trị như vậy có sai không?
TSBS Trần Quang Nam, Trưởng khoa Nội tiết - Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM; - TS-BS Trần Quang Nam, Trưởng khoa Nội tiết - Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM;
TSBS Trần Quang Nam, Trưởng khoa Nội tiết - Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM; - TS-BS Trần Quang Nam, Trưởng khoa Nội tiết - Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM;
Để đường huyết kiểm soát tốt cần phối hợp dùng thuốc và tập thể dục đều đặn. Do đó, để ổn định đường huyết cần ăn uống hợp lý và có chế độ tập luyện thích hợp bên cạnh uống thuốc đều đặn. 
Ánh Ngọc

Khi đường huyết đã về mức bình thường thì có cần uống thuốc tiếp không, thưa bác sĩ?

BS.CK2 Hồ Đắc Phương, Phó khoa Nội tiết - Bệnh viện Nguyễn Tri Phương
BS.CK2 Hồ Đắc Phương, Phó khoa Nội tiết - Bệnh viện Nguyễn Tri Phương
Khi đường huyết đã về mức bình thường, bệnh nhân vẫn tiếp tục toa thuốc đang điều trị.
Tùy trường hợp cụ thể, các bác sĩ xem xét thay đổi toa thuốc cho thích hợp.
Giao lưu trực tuyến chủ đề “Sống chung” với đái tháo đường ảnh 37 Ông Nguyễn Tấn Phong - Tổng Biên tập Báo SGGP (phải) tặng hoa BS.CK2 Hồ Đắc Phương tại buổi giao lưu. Ảnh: HOÀNG HÙNG
Tâm
Chào bác sĩ!
Mẹ em bị đái tháo đường tuýp 2, nhưng dạo này mẹ ăn cái gì cũng ớn và ăn rất ít, sáng nào đo đường huyết cũng dưới 40. Với chỉ số như vậy thì có thấp quá không ạ? Và cách nào để cho mẹ có cảm giác thèm ăn không thưa bác sĩ? Hiện tại, dù đã thay đổi đủ thứ món rồi mà mẹ em vẫn ngán. Thêm 1 vấn đề nữa là mẹ em lâu lâu bị vỡ mạch máu ở mắt, không biết có phải biến chứng của bệnh tiểu đường không ạ? Và có cách nào phòng bệnh này không ạ?
Em cảm ơn bác sĩ!
TSBS Trần Quang Nam, Trưởng khoa Nội tiết - Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM; - TS-BS Trần Quang Nam, Trưởng khoa Nội tiết - Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM;
TSBS Trần Quang Nam, Trưởng khoa Nội tiết - Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM; - TS-BS Trần Quang Nam, Trưởng khoa Nội tiết - Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM;
Đường huyết dưới 40 mg% là rất thấp, có thể gây nguy hiểm như hôn mê. Tình trạng này gọi là hạ đường huyết, có thể do mẹ em không ăn uống được dẫn đến tình trạng này. Khi điều trị cần phải tránh hạ đường huyết dưới 70mg%. Do đó, mẹ của em cần phải gặp bác sĩ để điều trị chế độ dùng thuốc cho phù hợp khi không ăn uống đầy đủ.
Bị ĐTĐ có thể gây tổn thương các mạch máu nhỏ ở võng mạc và có thể chảy máu, gây mù lòa. Để phòng bệnh cần kiểm soát đường huyết tốt và khám đáy mắt định kỳ. 
Đắc Trọng

Đối với những người đã mắc bệnh tiểu đường, làm sao có thể kiểm soát bệnh để không dẫn tới các biến chứng?

BS.CK2 Hồ Đắc Phương, Phó khoa Nội tiết - Bệnh viện Nguyễn Tri Phương
BS.CK2 Hồ Đắc Phương, Phó khoa Nội tiết - Bệnh viện Nguyễn Tri Phương
Như đã lời trên, để tránh biến chứng ĐTĐ, chúng ta cần các kiểm soát đường huyết tốt theo các khuyến cáo, cụ thể:
Đường huyết đói <130mg% 
Đường huyết sau ăn 2h<180mg%
Người bệnh cần các bác sĩ nội tiết tư vấn để chọn mức đường thích hợp cho mình.
Minh Quốc

Tôi năm nay 58 tuổi bị tiểu đường đã 20 năm. Hiện hàng ngày tôi vẫn dùng sữa dành cho người tiểu đường để đảm bảo dinh dưỡng. Ngoài ra, tôi cũng có kết hợp ăn trái cây và hạn chế tinh bột. Nhưng sau khi đi kiểm tra định kỳ lượng đường trong máu vẫn cứ tăng. Như vậy có phải sai phương pháp điều trị không thưa bác sĩ?

ThS-BS Phạm Ngọc Oanh, Trưởng khoa Dinh dưỡng cộng đồng - Trung tâm Dinh dưỡng TPHCM
ThS-BS Phạm Ngọc Oanh, Trưởng khoa Dinh dưỡng cộng đồng - Trung tâm Dinh dưỡng TPHCM
Điều trị đái tháo đường nên phối hợp giữa 3 phương pháp là dùng thuốc, dinh dưỡng và vận động để kiểm soát đường huyết trong máu và phòng ngừa biến chứng.
Việc dùng thuốc nên theo chỉ định của bác sĩ đúng theo loại thuốc, liều lượng và thời gian quy định. 
Mục đích của dinh dưỡng trong điều trị đái tháo đường là cung cấp đủ năng lượng và các dưỡng chất thiết yếu, không làm tăng đường huyết nhiều sau ăn và không gây hạ đường huyết xa bữa ăn. Việc bạn ăn trái cây hạn chế tinh bột nhưng cần lưu ý loại trái cây bạn sử dụng có chỉ số đường huyết cao hay thấp và lượng sử dụng trong ngày. Bên cạnh đó, cách ăn trái cây (Ăn nguyên hoặc ép lấy nước) cũng ảnh hưởng đến việc kiểm soát đường huyết trong máu.
Vận động đều đặn sẽ giúp kiểm soát đường huyết trong máu. Bạn nên tập luyện 30 phút mỗi ngày, 3 đến 5 ngày trong tuần. Loại hình vận động nên theo hướng dẫn của bác sĩ điều trị.
Trần Văn Chương

Thường xuyên thức khuya có phải là yếu tố làm tăng nguy cơ bị tiểu đường không, thưa bác sĩ?

BS.CK2 Hồ Đắc Phương, Phó khoa Nội tiết - Bệnh viện Nguyễn Tri Phương
BS.CK2 Hồ Đắc Phương, Phó khoa Nội tiết - Bệnh viện Nguyễn Tri Phương
Thức khuya là một hoạt động có thể ảnh hưởng đến việc kiểm soát đường huyết, bởi: do xáo trộn các hormon trong cơ thể, do ăn đêm.
Công Hậu

Xin các chuyên gia cho biết, người bị bệnh tiểu đường đã có biến chứng mắt có thể phẫu thuật mắt được hay không? Và nếu được thì thực hiện ở đâu? Chi phí cho phẫu thuật là bao nhiêu tiền?

TSBS Trần Quang Nam, Trưởng khoa Nội tiết - Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM; - TS-BS Trần Quang Nam, Trưởng khoa Nội tiết - Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM;
TSBS Trần Quang Nam, Trưởng khoa Nội tiết - Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM; - TS-BS Trần Quang Nam, Trưởng khoa Nội tiết - Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM;
Biến chứng mắt ở bệnh nhân tiểu đường do tổn thương mạch máu võng mạc. Cần phải phát hiện sớm bằng cách khám đáy mắt định kỳ hằng năm mặc dù không có biểu hiện giảm thị lực. Nếu đã có tổn thương võng mạc nên đi khám bác sĩ chuyên khoa đáy mắt để có biện pháp điều trị thích hợp, có thể dùng thuốc hay phẫu thuật.
ML

Chồng em mắc ĐTĐ tuýp 2, và bệnh này có ảnh hưởng đến “chuyện ấy” không thưa bác sĩ? Cảm ơn bác sĩ!

BS.CK2 Hồ Đắc Phương, Phó khoa Nội tiết - Bệnh viện Nguyễn Tri Phương
BS.CK2 Hồ Đắc Phương, Phó khoa Nội tiết - Bệnh viện Nguyễn Tri Phương
Biến chứng ĐTĐ chỉ xảy ra khi đường huyết tăng cao và kéo dài trong nhiều năm. Hoạt động tình dục có thể bị ảnh hưởng bởi yếu tố tâm lý.
Bích Loan

Chào bác sĩ! Đường trong máu của tôi hiện nay là 7,3. Xin cho biết chế độ ăn kiêng và thuốc điều trị?

TSBS Trần Quang Nam, Trưởng khoa Nội tiết - Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM; - TS-BS Trần Quang Nam, Trưởng khoa Nội tiết - Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM;
TSBS Trần Quang Nam, Trưởng khoa Nội tiết - Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM; - TS-BS Trần Quang Nam, Trưởng khoa Nội tiết - Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM;
Để đánh giá về đường huyết cần phải xét nghiệm thêm HbA1c trong máu để biết đường huyết trong máu những tháng vừa qua có kiểm soát tốt hay không, chỉ với kết quả đường huyết 7,3 thì chưa đủ để quyết định chế độ điều trị cho phù hợp. Bạn nên trao đổi trực tiếp với bác sĩ điều trị.
Văn Quý Mai

Chào bác sĩ. Cho tôi hỏi một số câu hỏi.

Câu 1: Làm sao phân biệt đái tháo đường tuýp 1-2?

Câu 2: Đái tháo đường biến chứng dẫn tới bệnh tim mạch. Vậy ngược lại, bệnh tim mạch có thể dẫn tới đái tháo đường không?

Câu 3: Có tổ chức đứng ra mời hội thảo, có bác sĩ người Indonesia... với chương trình 72 giờ chia tay tiểu đường, hình như khoảng 7 ngày, chi phí khoảng 20 triệu đồng. Vậy có nên tham gia không, thưa bác sĩ?
 
Câu 4: Rất nhiều thuốc TPCN được quảng cáo trên mạng trị khỏi tiểu đường, chưa kể Đông y, Nam dược, gia truyền làm ng bệnh rất lúng túng... Vậy có tin dùng hay không? Bác sĩ có thể cho biết đã có ai dùng thuốc tây hoặc dược... mà trị dứt tiểu đường? Xin cám ơn chương trình GLTT!
TSBS Trần Quang Nam, Trưởng khoa Nội tiết - Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM; - TS-BS Trần Quang Nam, Trưởng khoa Nội tiết - Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM;
TSBS Trần Quang Nam, Trưởng khoa Nội tiết - Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM; - TS-BS Trần Quang Nam, Trưởng khoa Nội tiết - Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM;
Câu 1: ĐTĐ tuýp 1 thường xảy ra ở người trẻ tuổi do rối loạn tự miễn dịch gây phá hủy tế bào beta, do đó insulin không được tiết ra đầy đủ dẫn đến tăng đường huyết. Người bệnh thường có triệu chứng của tăng đường huyết rất rõ như: khát nước, uống nước nhiều, sụt cân, tiểu đêm. Nếu đường huyết tăng quá cao, người bệnh có thể bị nhiễm acid xeton trong máu gây rối loạn nguy hiểm cho cơ thể, do đó, người bệnh cần phải tim insulin hằng ngày để giữ đường huyết ổn định. ĐTĐ tuýp 2 thường xảy ra ở những người lớn tuổi mà có tình trạng béo phì, thừa cân. Triệu chứng thường không rõ rệt, có thể phát hiện tình cờ qua khám sức khỏe, xét nghiệm máu thấy đường trong máu cao. Do không có biểu hiện rõ rệt người bệnh thường chủ quan không quan tâm cho tới khi đường huyết tăng cao nhiều gây ra các biến chứng. Cần phải đi tầm soát sớm bằng xét nghiệm đường huyết lúc đói.
Câu 2: ĐTĐ kiểm soát kém dẫn đến các biến chứng mạch máu, tim mạch. Ở những người bệnh tim mạch như tăng huyết áp, bệnh mạch vành, các nghiên cứu cũng cho thấy tỷ lệ mắc bệnh tiểu đường cao hơn so với cả những người không mắc bệnh tim mạch. Do đó, những người bị bệnh tim mạch nên được kiểm tra đường huyết định kỳ để phát hiện sớm ĐTĐ
Câu 3: Tôi không biết chương trình này nên không thể cho bạn lời khuyên.
Câu 4: Tôi không nghiên cứu về các sản phẩm TPCN nên tôi không thể đưa ra lời khuyên cho bạn.
Giao lưu trực tuyến chủ đề “Sống chung” với đái tháo đường ảnh 46 TS-BS Trần Quang Nam đang trả lời câu hỏi độc giả. Ảnh: HOÀNG HÙNG
Hà Văn Giáp

Tôi nghe nói cây thìa canh có tác dụng rất tốt trong điều trị bệnh tiểu đường. Thực hư chuyện này ra sao, thưa bác sĩ? Tôi bị tiểu đường tuýp 2 có nên sử dụng không?

BS.CK2 Hồ Đắc Phương, Phó khoa Nội tiết - Bệnh viện Nguyễn Tri Phương
BS.CK2 Hồ Đắc Phương, Phó khoa Nội tiết - Bệnh viện Nguyễn Tri Phương
Thìa canh đã được sử dụng nhiều năm nay. Đây là một thực phẩm chức năng góp phần trong chế độ ăn để duy trì mức đường huyết. Thực tế tôi chưa có kinh nghiệm về vấn đề này.
Minh An
Xin bác sĩ cho hỏi, người bị tiểu đường nên ăn gì vào bữa sáng? Có thể ăn nhiều bữa trong ngày được không? Cảm ơn bác sĩ rất nhiều ạ! 
ThS-BS Phạm Ngọc Oanh, Trưởng khoa Dinh dưỡng cộng đồng - Trung tâm Dinh dưỡng TPHCM
ThS-BS Phạm Ngọc Oanh, Trưởng khoa Dinh dưỡng cộng đồng - Trung tâm Dinh dưỡng TPHCM
Khẩu phần ăn của người bệnh đái tháo đường nên chia thành 3 bữa chính (sáng, trưa, chiều) và thêm 1 cho đến 2 bữa phụ tùy theo tính chất công việc, nhu cầu của bệnh nhân, loại thuốc đang điều trị và tình trạng bệnh lý. Vì vậy, ăn nhiều hơn 3 bữa trong ngày nên theo hướng dẫn của bác sĩ điều trị.
Bữa sáng có thể ăn các món thông thường như phở, bún bò, hủ tiếu, bánh mì, bánh cuốn... Tuy nhiên, số lượng cụ thể trong món ăn nên theo hướng dẫn của bác sĩ điều trị để tránh tăng đường huyết quá nhiều sau khi ăn.
Hồ Thiên

Khát và uống rất nhiều nước (4 lít nước/ngày) chắc chắn bị tiểu đường phải không bác sĩ?

BS.CK2 Hồ Đắc Phương, Phó khoa Nội tiết - Bệnh viện Nguyễn Tri Phương
BS.CK2 Hồ Đắc Phương, Phó khoa Nội tiết - Bệnh viện Nguyễn Tri Phương
Dấu hiệu ĐTĐ:
Ăn nhiều - uống nhiều - tiểu nhiều.
Xét nghiệm đường máu đói > 126mg% (đây là tiêu chuẩn có giá trị)
Như vậy triệu chứng tiểu nhiều chưa chắc là triệu chứng của bệnh ĐTĐ, tiểu nhiều có thể do chúng ta uống nhiều nước. Muốn xác định cần xét nghiệm đường huyết.
 
Lanh Nguyễn

Bác sĩ có thể cho tôi cách chăm sóc điều trị ở nhà cho ba tôi bị tiểu đường được không ạ?

BS.CK2 Hồ Đắc Phương, Phó khoa Nội tiết - Bệnh viện Nguyễn Tri Phương
BS.CK2 Hồ Đắc Phương, Phó khoa Nội tiết - Bệnh viện Nguyễn Tri Phương
Điều trị ĐTĐ, chúng ta cần quan tâm: 
Chế độ ăn:
- Đầy đủ các thành phần: Chất bột đường - chất béo, chất đạm (có thể nhờ các bác sĩ dinh dưỡng tư vấn cụ thể trên từng người bệnh)
- Ăn ngày 3 lần, hạn chế ăn vặt (ngoài bữa ăn chính). Tùy trường hợp cụ thể các bác sĩ có thể thêm bữa ăn thứ 4 (tùy theo tuổi, thời gian mắc bệnh, thuốc sử dụng, bệnh đi kèm)
Chế độ vận động:
Có vai trò quan trọng trong việc tiêu thụ đường huyết. Tùy theo từng người bệnh, tuổi, bệnh đi kèm các bác sĩ sẽ tư vấn để có bài tập hợp lý.
Về thuốc: 
Khi chế độ ăn và vận động chưa đủ để kiểm soát đường huyết thì mới dùng thuốc.
Mỗi bệnh nhân sẽ có một toa thuốc điều trị riêng, không nên sử dụng các toa thuốc của các bệnh nhân khác.
Ngọc Bình

Chế độ ăn uống có phải là một tác nhân gây ra bệnh tiểu đường?

ThS-BS Phạm Ngọc Oanh, Trưởng khoa Dinh dưỡng cộng đồng - Trung tâm Dinh dưỡng TPHCM
ThS-BS Phạm Ngọc Oanh, Trưởng khoa Dinh dưỡng cộng đồng - Trung tâm Dinh dưỡng TPHCM

Đái tháo đường được phân thành 4 loại:

Đái tháo đường tuýp 1

Đái tháo đường tuýp 2

Đái tháo đường thai kỳ và đái tháo đường các thể chuyên biệt.

Trong đó đái tháo đường tuýp 2 có liên quan đến chế độ dinh dưỡng rất nhiều. Khẩu phần ăn nhiều chất bột đường, nhiều chất béo, ít rau xanh kéo dài có nguy cơ mắc đái tháo đường sau này.

Dinh dưỡng hợp lý là một trong những yếu tố góp phần phòng ngừa đái tháo đường tuýp 2.

Thanh Bình

Chào bác sĩ!

Tôi được chẩn đoán mắc tiểu đường tuýp 2 và rối loạn cương dương. Tôi đang sử dụng song song 2 loại thuốc trị rối loạn cương dương và tiểu đường cùng lúc. Như vậy thì có sao không bác sĩ?

TSBS Trần Quang Nam, Trưởng khoa Nội tiết - Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM; - TS-BS Trần Quang Nam, Trưởng khoa Nội tiết - Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM;
TSBS Trần Quang Nam, Trưởng khoa Nội tiết - Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM; - TS-BS Trần Quang Nam, Trưởng khoa Nội tiết - Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM;
Rối loạn cương dương ở người bệnh tiểu đường có thể do nhiều nguyên nhân như: kiểm soát đường huyết kém, biến chứng mạch máu, biến chứng thần kinh... Do đó, bác sĩ sẽ đánh giá có bao nhiêu yếu tố gây nên rối loạn này để điều trị thích hợp. Bạn phải dùng thuốc tiểu đường kiểm soát đường huyết tốt kèm theo các thuốc điều trị rối loạn cương dương được bác sĩ kê toa.
Trần Đông

Chào bác sĩ!

Ba tôi được một người bạn Campuchia giới thiệu 1 loại thuốc có tên Phenformin để trị ĐTD. Sau một thời gian uống thuốc, sức khỏe ba tôi ổn định, đường huyết tốt. Nhưng qua tìm hiểu thông tin trên mạng, tôi thấy loại thuốc này đã bị cấm. Vậy thuốc này là thuốc gì? Có thực sự tốt hay không bác sĩ? Trân trọng cảm ơn!

TSBS Trần Quang Nam, Trưởng khoa Nội tiết - Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM; - TS-BS Trần Quang Nam, Trưởng khoa Nội tiết - Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM;
TSBS Trần Quang Nam, Trưởng khoa Nội tiết - Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM; - TS-BS Trần Quang Nam, Trưởng khoa Nội tiết - Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM;
Phenformin trước đây có được dùng để điều trị tiểu đường. Tuy nhiên, nay đã bị cấm sử dụng do có thể gây ra biến chứng nguy hiểm chết người là nhiễm acid lactic trong máu. Bạn không nên dùng các loại thuốc chứa chất Phenformin.
 

Hoàng Tùng

Chào bác sĩ! Tôi bị ĐTĐ tuýp 2, vậy mỗi ngày nên ăn bao nhiêu tinh bột và chế độ ăn uống như thế nào là hợp lý?

 

ThS-BS Phạm Ngọc Oanh, Trưởng khoa Dinh dưỡng cộng đồng - Trung tâm Dinh dưỡng TPHCM
ThS-BS Phạm Ngọc Oanh, Trưởng khoa Dinh dưỡng cộng đồng - Trung tâm Dinh dưỡng TPHCM
Lượng tinh bột trong chế độ ăn của người bệnh đái tháo đường chiếm khoảng 50 - 60% tổng năng lượng trong 1 ngày. 
Loại tinh bột và cách chế biến cũng ảnh hưởng đến việc tăng đường huyết trong máu. Ví dụ, khoai lang nướng sẽ làm tăng đường huyết sau ăn nhanh hơn khoai lang luộc, hầm nhừ hoặc xay nhuyễn cũng làm tăng đường huyết sau ăn nhiều hơn chế biến sơ. 
Chế độ dinh dưỡng nên cung cấp đủ năng lượng và các chất dinh dưỡng cần thiết. Tránh tăng quá nhiều đường sau ăn và không làm hạ đường huyết sau bữa ăn. Tăng cường rau xanh đảm bảo cung cấp từ 14 - 20g chất xơ mỗi ngày. Sử dụng trái cây ít ngọt để hạn chế tăng đường huyết quá nhanh. Lưu ý, uống nước từ 1,5 - 2 lít nước mỗi ngày.
Hải

Tôi bị loét bàn chân do ĐTĐ, việc điều trị như thế nào thưa BS?

TSBS Trần Quang Nam, Trưởng khoa Nội tiết - Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM; - TS-BS Trần Quang Nam, Trưởng khoa Nội tiết - Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM;
TSBS Trần Quang Nam, Trưởng khoa Nội tiết - Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM; - TS-BS Trần Quang Nam, Trưởng khoa Nội tiết - Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM;
Loét chân do ĐTĐ cần được đánh giá kỹ về vết loét, thần kinh và mạch máu. Tùy mức độ tổn thương mà bác sĩ sẽ có kế hoạch điều trị thích hợp. Nếu mạch máu bị hẹp, tắc, gây thiếu máu nuôi bàn chân thì cần có kế hoạch thông mạch máu, đưa máu tới nuôi bàn chân mới có thể lành vết loét. Sau khi thông mạch máu, bác sĩ mới cắt lọc mô chết ở vết loét và sau đó chăm sóc vết thương hằng ngày bằng các loại dung dịch rửa vết thương như: nước muối sinh lý, dùng các băng gạc thích hợp cho tới khi lành. Cần phải tránh tỳ đè lên vết loét trong quá trình điều trị.
Thanh Lê

Chào bác sĩ!

Tôi mới phát hiện mình bị mắc ĐTĐ. Vậy bệnh này có nguy hiểm không thưa bác sĩ? Đã mắc bệnh này thì có thể sống được thêm bao nhiêu năm?

BS.CK2 Hồ Đắc Phương, Phó khoa Nội tiết - Bệnh viện Nguyễn Tri Phương
BS.CK2 Hồ Đắc Phương, Phó khoa Nội tiết - Bệnh viện Nguyễn Tri Phương
Như trả lời ở phần trước, bệnh nhân mới mắc đái tháo đường khi thay đổi chế độ ăn và vận động hợp lý sẽ kiểm soát mức đường huyết mong muốn. Bệnh ĐTĐ nguy hiểm khi mức đường huyết của bạn vượt quá mức các khuyến cáo. Thực tế ngày nay, thâm niên mắc bệnh và tuổi thọ của bệnh nhân ĐTĐ ngày càng tăng. Mong bạn yên tâm! 
Phạm Hoàng Phước

Tôi xin có 2 câu hỏi nhờ chuyên gia tư vấn như sau ạ.

Câu 1: Tôi là nam giới, hiện 31 tuổi, bị phát hiện tiểu đường tuýp 2 đã hơn 1 năm nay. Kết quả kiểm tra lần gần đây nhất: HbA1c là 5,5 và Glucose là 6,35. Từ lúc phát hiện bệnh đến nay, bác sĩ cho tôi uống thuốc Glucofast 850mg mỗi ngày 1 viên, nhưng thời gian gần đây tôi sợ uống nhiều sẽ ảnh hưởng đến chức năng gan nên chỉ uống 1/2 viên vào buổi sáng kết hợp đi bộ 60 phút. Như vậy có được không ạ?
Câu 2: Trước đây tôi rất thích uống nước dừa, có thể uống mỗi ngày 2 trái thay nước lọc. Nhưng từ khi bị bệnh tôi chỉ uống mỗi ngày 1 trái dừa tươi và kiêng hoàn toàn nước ngọt. Như vậy có được không? Nếu không thì tôi có thể uống bao nhiêu trái dừa mỗi tuần ạ?

Xin cảm ơn!

TSBS Trần Quang Nam, Trưởng khoa Nội tiết - Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM; - TS-BS Trần Quang Nam, Trưởng khoa Nội tiết - Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM;
TSBS Trần Quang Nam, Trưởng khoa Nội tiết - Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM; - TS-BS Trần Quang Nam, Trưởng khoa Nội tiết - Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM;
Bạn bị tiểu đường tuýp 2, đang dùng Glucofast 850mg mỗi ngày 1 viên và có đường huyết kiểm soát tốt. Do đó, nên duy trì lâu dài và theo dõi chức năng gan, thận. Nếu chức năng gan, thận bình thường thì vẫn có thể dùng tiếp tục. Trong các nghiên cứu, bệnh nhân cần dùng nhiều năm để giữ đường huyết ổn định, ngăn ngừa biến chứng. Bạn nên trao đổi với bác sĩ nếu muốn giảm liều.
Nước dừa hay các loại nước trái cây đều có chứa đường và tạo năng lượng. Do đó, cần phải được tính trong khẩu phần năng lượng hằng ngày, không nên uống quá mức có thể gây ra tăng đường huyết và tăng cân.
Anh Đào

Mẹ tôi bị tiểu đường, huyết áp thấp, bị cả bệnh phổi tắc nghẽn. Bác sĩ tư vấn giúp nên có chế độ ăn uống như thế nào cho bà? Xin chân thành cảm ơn bác sĩ!

ThS-BS Phạm Ngọc Oanh, Trưởng khoa Dinh dưỡng cộng đồng - Trung tâm Dinh dưỡng TPHCM
ThS-BS Phạm Ngọc Oanh, Trưởng khoa Dinh dưỡng cộng đồng - Trung tâm Dinh dưỡng TPHCM
Bệnh nhân vừa bị đái tháo đường, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính nên cần có chế độ dinh dưỡng hợp lý sẽ hỗ trợ điều trị cho người bệnh:
Để có khẩu phần ăn cụ thể, cân đối giữa các chất dinh dưỡng phù hợp với tình trạng bệnh của mẹ bạn, bạn nên đưa mẹ đến cơ sở chuyên khoa để được tư vấn và xây dựng khẩu phần ăn phù hợp với tình trạng bệnh hiện tại. 
Thu Hồng

Chào bác sĩ!

Anh trai em mới phát hiện mắc ĐTĐ và đang rất hoang mang, thậm chí mất niềm tin vào cuộc sống. Suốt ngày ảnh lên mạng tìm mấy cách chữa tiểu đường bằng cây cỏ với đông y. Em muốn hỏi bác sĩ là, tiểu đường có chữa hết bằng đông y được không? Và để điều trị hiệu quả thì cách tốt nhất là như thế nào?

BS.CK2 Hồ Đắc Phương, Phó khoa Nội tiết - Bệnh viện Nguyễn Tri Phương
BS.CK2 Hồ Đắc Phương, Phó khoa Nội tiết - Bệnh viện Nguyễn Tri Phương
Ngày nay, việc phát hiện sớm ĐTĐ (lúc chưa có triệu chứng) góp phần tích cực trong việc hạn chế các biến chứng ĐTĐ.
Đối với các bệnh nhân mới phát hiện ĐTĐ, chế độ ăn hợp lý và chế độ vận động thích hợp, góp phần duy trì đường huyết trong ngưỡng cho phép. Điều này sẽ hạn chế các biến chứng về sau. Như vậy, anh trai bạn không phải quá hoang mang, mất niềm tin vào cuộc sống. Thực tế, trong quá trình điều trị, các bác sĩ nội tiết gặp nhiều trường hợp như anh bạn (thường là các người con của bệnh nhân ĐTĐ - tiền ĐTĐ) với chế độ ăn và vận động hợp lý đã kiểm soát được đường huyết ổn định.
Ngày nay, chưa có một chứng cứ y học nào chứng minh vai trò của các thuốc đông dược trong việc kiểm soát đường huyết. Vấn đề này cần thời gian để tìm hiểu thêm. Thực tế trên thị trường có lưu hành các loại thuốc đông dược được quảng bá điều trị ĐTĐ nhưng thực tế các sản phẩm này có khả năng pha trộn các loại thuốc tây có nguồn gốc không rõ. Điều này không an toàn cho người bệnh.
Thu Hương - Quận 7
Tôi đang mang thai và rất thích ăn đồ ngọt, khi đi khám bác sĩ và được chẩn đoán tôi mắc đái tháo đường thai kỳ. Bác sĩ có thể tư vấn giùm tôi cách điều trị trước và sau khi sinh với ạ (y dược)
TSBS Trần Quang Nam, Trưởng khoa Nội tiết - Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM; - TS-BS Trần Quang Nam, Trưởng khoa Nội tiết - Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM;
TSBS Trần Quang Nam, Trưởng khoa Nội tiết - Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM; - TS-BS Trần Quang Nam, Trưởng khoa Nội tiết - Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM;
ĐTĐ thai kỳ hiện nay rất thường gặp ở phụ nữ mang thai. Bạn đã bị ĐTĐ khi mang thai nên cần theo chế độ điều trị của bác sĩ để giữ đường huyết ổn định, không ảnh hưởng đến sự phát triển của thai. Đa số ĐTĐ thai kỳ có thể kiểm soát bằng thay đổi chế độ ăn hợp lý và vận động, khoảng 10% bệnh nhân có thể dùng insulin để kiểm soát đường huyết. Bạn nên theo dõi ở chuyên khoa nội tiết và sản khoa để có kế hoạch điều trị phối hợp cho tới lúc sinh. Sau khi sinh, đường huyết có thể trở về bình thường ở một số trường hợp, tuy nhiên, cần đi kiểm tra lại đường huyết sau khi sinh từ 4 đến 8 tuần.
Giao lưu trực tuyến chủ đề “Sống chung” với đái tháo đường ảnh 61 TS-BS Trần Quang Nam khám cho bệnh nhân đái tháo đường. Ảnh: THÀNH AN
 
Trần Minh
Tôi xin chế độ dinh dưỡng hợp lý cho người mắc bệnh tiểu đường? Và tôi uống bia - rượu có ảnh hưởng nhiều đến bệnh không thưa bác sĩ?
ThS-BS Phạm Ngọc Oanh, Trưởng khoa Dinh dưỡng cộng đồng - Trung tâm Dinh dưỡng TPHCM
ThS-BS Phạm Ngọc Oanh, Trưởng khoa Dinh dưỡng cộng đồng - Trung tâm Dinh dưỡng TPHCM
Chế độ ăn trong điều trị đái tháo đường nên tuân thủ:
Cung cấp đủ năng lượng và các dưỡng chất cần thiết
Không làm tăng đường huyết quá nhiều sau ăn và cũng không gây hạn chế đường huyết sau bữa ăn. 
Chế độ ăn không làm tăng các yếu tố nguy cơ gây biến chứng của bệnh
Phù hợp với thói quen, tập quán ăn uống của người bệnh.
Vì vậy trong khẩu phần ăn nên cân đối các chất sinh năng lượng. Carbohydrate chiếm từ 50 - 60%, Protein chiếm từ 15 - 20% và lipit chiếm từ 25 cho đến dưới 30% tổng năng lượng trong 1 ngày. 
Nên lựa chọn các loại thực phẩm cung cấp chất bột đường dạng phức như gạo giã dối, gạo lức, bánh mì đen... Protein nên lựa chọn thực phẩm như cá, các loại đậu và sử dụng chất béo có nguồn gốc thực vật như dầu ăn.
Tăng cường rau xanh khoảng 400 - 500g/ngày vì trong rau xanh có rất nhiều chất xơ giúp hạn chế hấp thu đường vào cơ thể và tăng thải chất béo ra bên ngoài. Trái cây cũng rất cần thiết trong chế độ ăn của người đái tháo đường. Tuy nhiên, người bệnh nên chọn trái cây ít ngọt có chỉ số đường huyết thấp như mận, ổi, táo, lê... Hạn chế sử dụng trái cây có chỉ số đường huyết cao và trung bình như dưa hấu, trái vải, sầu riêng... 
Bia rượu cũng ảnh hưởng đến kết quả điều trị. Vì vậy người bệnh đái tháo đường nên hạn chế uống rượu bia.
Ngọc Thảo

Thưa bác sĩ, có thể cho tôi hỏi những biến chứng của bệnh ĐTĐ? Nguyên nhân của những biến chứng này là gì?

TSBS Trần Quang Nam, Trưởng khoa Nội tiết - Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM; - TS-BS Trần Quang Nam, Trưởng khoa Nội tiết - Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM;
TSBS Trần Quang Nam, Trưởng khoa Nội tiết - Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM; - TS-BS Trần Quang Nam, Trưởng khoa Nội tiết - Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM;
ĐTĐ kiểm soát không tốt có thể dẫn đến các biến chứng như sau:
+ Biến chứng trên mạch máu lớn như: Xơ vữa động mạch vành tim gây ra thiếu máu cục bộ cơ tim và nhồi máu cơ tim, xơ vữa động mạch não gây ra đột quỵ, xơ vữa động mạch ngoại biên có thể gây hoại tử chi.
+ Biến chứng mạch máu nhỏ: Suy thận, tổn thương mạch máu võng mạc có thể gây mù lòa.
+ ĐTĐ kiểm soát kém có thể làm tăng khả năng bị nhiễm trùng như: Lao phổi, nhiễm trùng da...
Đỗ Hào, Bình Phước
Chào bác sĩ, tôi năm nay 35 tuổi, trong một lần đi vệ sinh tôi thấy có nhiều kiến bu quanh nước tiểu. Vợ tôi nói do nước tiểu có đường nên kiến sẽ bu quanh. Tôi tìm kiếm trên các trang mạng triệu chứng của bệnh này nhưng không thấy. Vậy tôi có phải mắc tiểu đường không và triệu chứng của bệnh này như thế nào?
TSBS Trần Quang Nam, Trưởng khoa Nội tiết - Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM; - TS-BS Trần Quang Nam, Trưởng khoa Nội tiết - Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM;
TSBS Trần Quang Nam, Trưởng khoa Nội tiết - Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM; - TS-BS Trần Quang Nam, Trưởng khoa Nội tiết - Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM;
Khi bị đái tháo đường, đường trong máu tăng cao, sẽ thải qua nước tiểu gây ra một số triệu chứng như: tiểu nhiều, khát nước, uống nước nhiều và sụt cân... Do đường có trong nước tiểu nên kiến có thể bu quanh. Trên thực tế, có một số người bệnh thấy kiến bu trong nước tiểu, đi thử máu phát hiện ra đái đường. Tuy nhiên, đường xuất hiện trong nước tiểu như vậy thì đường trong máu tăng rất cao, nếu chúng ta căn cứ vào dấu hiệu này để phát hiện sẽ rất muộn. Để phát hiện sớm cần đi xét nghiệm đường trong máu. 
Giao lưu trực tuyến chủ đề “Sống chung” với đái tháo đường ảnh 65 Quang cảnh buổi giao lưu
Khai Pham

 Kính thưa bác sĩ, mẹ em bị bệnh đái tháo đường 20 năm rồi, bây giờ bị tê ở mặt, 2 tay, 2 chân... Đó có phải biến chứng của rối loạn thần kinh không? Nên khám bệnh ở đâu? Hiện giờ mẹ em khám bảo hiểm y tế ở quận 1.

Rất mong bác sĩ trả lời!

BS.CK2 Hồ Đắc Phương, Phó khoa Nội tiết - Bệnh viện Nguyễn Tri Phương
BS.CK2 Hồ Đắc Phương, Phó khoa Nội tiết - Bệnh viện Nguyễn Tri Phương
Bệnh nhân ĐTĐ bị tê tay chân, đây là biến chứng thần kinh ngoại biên do ĐTĐ. Nói chung các biến chứng của ĐTĐ là do chúng ta kiểm soát đường huyết không tốt theo các khuyến cáo. Về mặt điều trị, ngày nay chúng ta làm chậm diễn tiến của các biến chứng này, cụ thể: kiểm soát đường huyết tốt, sử dụng các thuốc làm giảm triệu chứng tê chân tay.
Bệnh nhân vẫn tiếp tục điều trị tại y tế địa phương, thay đổi phương thức để đạt được mục tiêu điều trị.
Giao lưu trực tuyến chủ đề “Sống chung” với đái tháo đường ảnh 67 Các khách mời trả lời câu hỏi của độc giả. Ảnh: HOÀNG HÙNG
Lê Thúy

Chào bác sĩ!

Tôi 26 tuổi và mới đi xét nghiệm máu được chẩn đoán tiểu đường tuyp 1. Vậy tiểu đường tuýp 1 là gì? Có nguy hiểm như các bệnh tiểu đường tuýp khác không? Cảm ơn bác sĩ!

TSBS Trần Quang Nam, Trưởng khoa Nội tiết - Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM; - TS-BS Trần Quang Nam, Trưởng khoa Nội tiết - Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM;
TSBS Trần Quang Nam, Trưởng khoa Nội tiết - Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM; - TS-BS Trần Quang Nam, Trưởng khoa Nội tiết - Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM;
Bạn bị tiểu đường tuýp 1 là loại tiểu đường gây ra do tế bào beta tụy bị tổn thương, không tiết ra đủ Insulin để chuyển hóa đường, làm cho đường trong máu tăng lên rất cao và có thể nhiễm acid ceton, gây nguy hiểm cho cơ thể. Tổn thương tế bào beta không hồi phục, do đó, bạn cần tiêm bổ sung Insulin hằng ngày để giữ đường huyết ổn định, ngăn ngừa các biến chứng lên các cơ quan tim, thận, mắt, thần kinh... Cho đến nay, trên thế giới chưa có biện pháp chữa khỏi bệnh tiểu đường. Do đó, người bệnh cần phải dùng insulin lâu dài. 
Vi Nguyễn

Ba tôi mắc đái tháo đường, vậy trong khẩu phần ăn của ông không được sử dụng đường đúng không, thưa bác sĩ?

ThS-BS Phạm Ngọc Oanh, Trưởng khoa Dinh dưỡng cộng đồng - Trung tâm Dinh dưỡng TPHCM
ThS-BS Phạm Ngọc Oanh, Trưởng khoa Dinh dưỡng cộng đồng - Trung tâm Dinh dưỡng TPHCM

Đường sử dụng cho các bữa ăn hàng ngày được sản xuất từ mía, củ cải đường... Là dạng đường đơn, đường sucrose. Loại đường này hấp thu ở ruột nhanh hơn tinh bột. Do vậy, đường sucrose gây tăng đường huyết nhanh và cao sau khi ăn. 

Ở bệnh nhân đái tháo đường vẫn có thể sử dụng đường trong khẩu phần ăn nhưng hạn chế ăn nhiều. Lượng đường còn phụ thuộc vào lượng tinh bột trong khẩu phần ăn hàng ngày, vì vậy ba của bạn nên theo hướng dẫn cụ thể của bác sĩ.

Giao lưu trực tuyến chủ đề “Sống chung” với đái tháo đường ảnh 70 ThS-BS Phạm Ngọc Oanh đang trả lời câu hỏi của độc giả. Ảnh: HOÀNG HÙNG
Trần Văn Sơn
Chào bác sĩ, tôi được biết đường huyết tăng cao thường xuyên trong máu sẽ làm tổn thương hệ thống lọc của thận. Đái tháo đường gây suy thận như thế nào?
TSBS Trần Quang Nam, Trưởng khoa Nội tiết - Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM; - TS-BS Trần Quang Nam, Trưởng khoa Nội tiết - Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM;
TSBS Trần Quang Nam, Trưởng khoa Nội tiết - Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM; - TS-BS Trần Quang Nam, Trưởng khoa Nội tiết - Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM;
Khi bị tiểu đường, nếu kiểm soát không tốt đường huyết có thể gây ra những biến chứng trên hệ thống mạch máu nhỏ trong cơ thể như: võng mạc, cầu thận, thần kinh, thận bị tổn thương và sẽ giảm hoạt động theo thời gian. Nếu không phát hiện sớm, chức năng thận sẽ bị suy giảm và tiến triển đến giai đoạn cuối, thận sẽ không hoạt động và người bệnh cần phải điều trị thay thế thận và có thể bị các biến chứng tim mạch làm tăng nguy cơ tử vong. Có thể phát hiện sớm tổn thương thận bằng cách xét nghiệm máu đánh giá chức năng thận và xét nghiệm đạm trong nước tiểu để điều trị sớm, ngăn ngừa tiến triển bệnh thận.
Minh Mẫn

Mẹ tôi năm nay 63 tuổi và bị ĐTĐ tuýp 2. Bà lại ở nhà 1 mình và trước kia bà có dấu hiệu đột quỵ. Bệnh đột quỵ do ĐTD có nguy hiểm không? Cách phòng tránh như thế nào?

BS.CK2 Hồ Đắc Phương, Phó khoa Nội tiết - Bệnh viện Nguyễn Tri Phương
BS.CK2 Hồ Đắc Phương, Phó khoa Nội tiết - Bệnh viện Nguyễn Tri Phương
Bệnh nhân lớn tuổi bị  đái tháo đường tuýp 2 có biến chứng tai biến mạch máu não (đột quỵ). Đây là 1 trong 5 biến chứng của đái tháo đường, ảnh hưởng đến sức khỏe, sinh hoạt và tuổi thọ.
Để phòng chống các biến chứng của ĐTĐ chúng ta cần kiểm soát đường huyết tốt theo các khuyến cáo, muốn vậy, người bệnh cần kiểm soát chế độ ăn, chế độ luyện tập, sử dụng thuốc hợp lý. Trong trường hợp này, bệnh nhân cần được các bác sĩ nội tiết tư vấn cụ thể để có phương án điều trị thích hợp.
Nguyenhoa

Em chào bác sĩ, năm nay em 28 tuổi, cách đây 5 tháng trong 1 lần đi khám sức khỏe em phát hiện bị tiểu đường tuýp 1, em đang chích insulin hàng ngày. Em chưa có con, hiện tại em đang muốn có em bé nhưng mãi vẫn chưa có. Em có thể có con được không? Dấu hiệu của bệnh Đái tháo đường là gì?

TSBS Trần Quang Nam, Trưởng khoa Nội tiết - Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM; - TS-BS Trần Quang Nam, Trưởng khoa Nội tiết - Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM;
TSBS Trần Quang Nam, Trưởng khoa Nội tiết - Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM; - TS-BS Trần Quang Nam, Trưởng khoa Nội tiết - Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM;
Em bị tiểu đường tuýp 1, tuyến tụy của em không hoạt động đủ để tiết Insulin. Do đó, em cần phải tiêm Insulin hằng ngày để kiểm soát đường huyết tốt.
Trước khi có thai, cần phải giữ đường huyết ổn định để quá trình mang thai thuận lợi. Em nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa nội tiết và bác sĩ sản khoa để lên kế hoạch có thai và theo dõi trong quá trình mang thai cho tới lúc sinh và sau khi sinh.
Thanh Tân

Tôi năm nay 31 tuổi, nặng 65kg, cao 1m50. Bác sĩ tư vấn giúp tôi phải ăn như thế nào để đảm bảo vừa đủ chất lại vừa không tăng đường huyết?

ThS-BS Phạm Ngọc Oanh, Trưởng khoa Dinh dưỡng cộng đồng - Trung tâm Dinh dưỡng TPHCM
ThS-BS Phạm Ngọc Oanh, Trưởng khoa Dinh dưỡng cộng đồng - Trung tâm Dinh dưỡng TPHCM
Với cân nặng và chiều cao hiện tại, BMI của bạn là 28,9. Theo phân loại tình trạng dinh dưỡng cho người châu Á thì bạn thuộc nhóm béo phì. Béo phì là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến kết quả điều trị đái tháo đường, làm gia tăng sử dụng thuốc và khó kiểm soát đường huyết trong máu.
Vì vậy, trong quá trình điều trị đái tháo đường, bạn nên thực hiện giảm cân theo lộ trình phù hợp, không giảm quá đột ngột hoặc quá nhiều trong thời gian ngắn.
Chế độ dinh dưỡng cần giảm năng lượng nhưng phải đảm bảo đủ dưỡng chất thiết yếu và không bỏ bữa, hạn chế thực phẩm cung cấp nhiều chất bột đường, chất béo, tăng cường rau xanh. Để có chế độ ăn phù hợp và cụ thể bạn nên đến cơ sở khám chuyên khoa để được hướng dẫn, xây dựng chế độ ăn.
Ngoài ra vận động sẽ giúp cải thiện đường huyết trong máu, giảm nguy cơ tim mạch, giảm cân và cải thiện tình trạng sức khỏe. Bạn nên tăng cường vận động ít nhất 30 phút một ngày, liên tục từ 3 - 5 ngày trong tuần. Hình thức tập luyện tùy theo khả năng và tình trạng sức khỏe.
Lê Như

Chào bác sĩ, con em năm nay 11 tuổi được chẩn đoán tiểu đường tuýp 1. Em đang rất lo lắng, vậy cháu cần phải điều trị như thế nào, ăn uống ra sao, và tương lai có ảnh hưởng gì nhiều không?

BS.CK2 Hồ Đắc Phương, Phó khoa Nội tiết - Bệnh viện Nguyễn Tri Phương
BS.CK2 Hồ Đắc Phương, Phó khoa Nội tiết - Bệnh viện Nguyễn Tri Phương
Về mặt điều trị, bé cần chích insulin.
Về chế độ ăn: 
- Duy trì chế độ cân nặng hợp lý theo sự phát triển của bé
- Ăn ngày 3 lần với đầy đủ các thành phần dinh dưỡng theo chế độ tư vấn về dinh dưỡng.
- Hạn chế ăn vặt (không ăn ngoài 3 bữa ăn chính)
- Hạn chế chất ngọt (bánh kẹo ngọt, chè...). Nhu cầu về sữa bé vẫn tiếp tục sử dụng theo nhu cầu phát triển của cơ thể.
Về tương lai:
Bệnh đái tháo đường gây ra biến chứng mãn tính khi chúng ta không kiểm soát đường huyết tốt theo các khuyến cáo. Do đó nếu bé được kiểm soát đường huyết tốt thì sẽ làm chậm các biến chứng này.
Mai Khanh
Tôi năm nay 41 tuổi và mới phát hiện đái tháo đường tuýp 2. Tôi nghe nói tiêm Insulin vào có thể điều hòa được đường huyết. Vậy Insulin là gì, và khi nào tôi có thể tiêm được?
TSBS Trần Quang Nam, Trưởng khoa Nội tiết - Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM; - TS-BS Trần Quang Nam, Trưởng khoa Nội tiết - Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM;
TSBS Trần Quang Nam, Trưởng khoa Nội tiết - Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM; - TS-BS Trần Quang Nam, Trưởng khoa Nội tiết - Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM;
Xin chào Mai Khanh. Đái tháo đường tuýp 2 mới phát hiện thì có thể dùng chế độ điều trị không dùng thuốc bao gồm ăn kiêng, tập thể dục và có thể bác sĩ sẽ cho uống thuốc để kiểm soát đường huyết. Nếu không hiệu quả thì sẽ cho thêm insulin. Insulin là hormon tiết ra từ tuyến tụy để chuyển hóa đường, ở đái tháo đường tuýp 2, insulin có thể tác dụng không đủ để chuyển hóa đường, do đó tiêm insulin giúp làm đường huyết giảm tốt hơn.

Tin cùng chuyên mục